2012 – năm của laptop biến hình
Bàn phím rời, trượt hay màn hình xoay theo nhiều kiểu khác nhau khiến ban đầu nhiều người không biết gọi AsusTransformer Book, Satellite U920t hay Vaio Duo 11 là máy tính bảng hay laptop.
Ultrabook vẫn là xu hướng chủ đạo của năm 2012 nhưng sự xuất hiện của Windows 8 đã tạo cảm hứng lớn trong thiết kế cho nhiều nhà sản xuất máy tính. Không chỉ hỗ trợ tốt các tác vụ truyền thống, hệ điều hành mới của Microsoft còn mang đến giao diện cảm ứng bắt mắt và mượt mà, điều mà hơn hai năm qua iPad cùng các máy tính bảng Android tỏ ra vượt trội.
Sự đa năng của Windows 8 đã đặt ra bài toàn cho các “ông lớn” như HP, Asus, Samsung, Toshiba hay Sony phải sản xuất được các thiết bị tận dụng hết được các điểm mạnh này. Một sản phẩm như vậy phải vừa có bàn phím cứng, touchpad như laptop thông thường lại vừa phải có màn hình cảm ứng và dễ sử dụng như một chiếc máy tính bảng. Kết quả là thị trường đón nhận hàng loạt ý tưởng mới lạ được hiện thực hóa giúp tăng tính cạnh tranh và tạo sự phong phú trong lựa chọn cho người tiêu dùng.
Dưới đây là những kiểu máy tính xách tay “biến hình” nổi bật của năm 2012:
Máy tính xách tay (hoặc máy tính bảng) bàn phím rời
Bàn phím tách rời trên mẫu Transformer Book.
Asus là nhà sản xuất tiên phong trong kiểu thiết kế này với dòng Transformer chạy hệ điều hành Android. Những thành công đầu tiên đã khiến hãng tiếp tục đưa ý tưởng này đến với máy tính chạy Windows 8 với Transformer Book hay các mẫu Tablet 810 và 600 ra mắt cùng thời điểm. Đây cũng là trào lưu được nhiều nhà sản xuất hưởng ứng nhất như Samsung với mẫu Series 5 Hybrid PC, Lenovo với mẫuThinkpad Tablet 2 hay Acer với mẫu Iconia Tab W511
Kiểu thiết kế này thường đưa toàn bộ các linh kiện cần thiết lên phần thân máy để có thể hoạt động độc lập như một chiếc máy tính bảng khi cần thiết. Phần lớn đều được thiết kế mỏng nhẹ tối đa, độ dày cũng trong khoảng trên dưới 1 cm và cân nặng cũng xấp xỉ khoảng 1 kg. Trong khi đó, phần bàn phím rời chủ yếu mở rộng thêm cách thức nhập liệu bao gồm bàn phím vật lý, touchpad, cổng kết nối và có thể là cả pin mở rộng.
Máy tính xách tay bàn phím trượt
Vaio Duo 11, trượt để chạm.
Đây là loại thiết kế mà các tên tuổi như Sony, Toshiba và MSI rất “chuộng”. MSI và Toshiba cùng ra mắt hai mẫu MSI Slider S20 và Satellite U920t tại triển lãm Computex 2012 vừa qua trong khi Sony lại ra mắt mẫu Vaio Duo 11 muộn hơn một chút. Satelite U920t cũng là model đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nhưng Sony lại nhanh tay bán sản phẩm tương tự ra thị trường trước đối thủ Toshiba.
Các mẫu máy tính dạng này có lợi điểm về khả năng chuyển từ laptop thành tablet nhanh hơn nhiều so với kiểu tháo lắp của bàn phím rời. Tuy nhiên, cũng bởi các linh kiện được liền với nhau mà máy thường có độ dày cao hơn và khiến cầm trên tay sẽ khó khăn hơn một chiếc máy tính bảng thực thụ. Hơn nữa, tất cả các model kiểu trượt hiện nay đều sử dụng một loại cáp di chuyển trong quá trình biến đổi và gây các lo ngại cho người sử dụng về độ bền bỉ.
Vaio Duo 11 có giá bán khoảng 30 triệu đồng tại Việt Nam trong khi hai model còn lại chưa được công bố ngày “lên kệ”.
Laptop với màn hình xoay
Video đang HOT
Bản lề màn hình xoay góc gần 360 độ của Lenovo IdeaPad Yoga.
Cùng một dạng xoay màn hình nhưng Lenovo, Samsung hay Dell lại có những ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Lenovo “nổ” phát súng đầu tiên với chiếc Yoga ra mắt tại triển lãm Computex 2012 hồi tháng sáu năm nay với góc xoay bản lề lớn giúp màn hình gần như lật ngược ra phía sau. Hãng cùng thời điểm còn ra mắt cả chiếc ThinkPad Edge Twist với khớp xoay và lật giống như dòng ThinkPad X200t trước đó cũng với ý định tận dụng màn hình cảm ứng.
Trong khi đó, Samsung đi theo hướng của chiếc Yoga với model Ultra Convertible cũng với màn hình có góc xoay lớn lật ngược ra phía sau. Khi đó bàn phím sẽ đóng vai trò như một dock để trên mặt bàn và người dùng có thể với tay để sử dụng màn hình cảm ứng.
Dell lại có một hướng đi hoàn toàn khác với thiết kế dòng Inspiron Duo đã được hãng giới thiệu trước đây. Màn hình của XPS 12 có trục ở hai cạnh bên và xoay góc 180 độ giúp hiện thị theo hai cách khá tiện dụng. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng có giá khá đặt, tới hơn 40 triệu đồng tại Việt Nam.
Máy tính xách tay hai màn hình
Asus Taichi có hai màn hình trong và ngoài.
Không xoay, không lật và không trượt, Asus tìm đến một hướng đi được cho là “điên rồ” khi tích hợp tới hai màn hình vào một chiếc laptop. Lý do cho việc làm này cũng chỉ có duy nhất, đó là khiến sản phẩm có thể sử dụng như một chiếc máy tính xách tay hoặc một chiếc máy tính bảng.
Asus Taichi có hai phiên bản là màn hình 11 inch và 13,3 inch và đều có tới hai màn hình trong và ngoài sử dụng tấm nền IPS/FHD cùng đèn nền LED. Độ phân giải cũng đều ở mức cao lên tới 1.920 x 1.280 pixel. Dù sở hữu hai màn hình nhưng model này vẫn có kiểu dáng mỏng nhẹ với các thông số tương tự như dòng Zenbook trước đó của hãng.
Asus hiện chưa công bố giá bán cũng như ngày “lên kệ” của sản phẩm nhưng nhiều khả năng máy sẽ không hề rẻ bởi giá thành linh kiện cho hai màn hình là khá đắt.
Theo VNE
Dùng thử laptop 'biến hình' với bàn phím trượt của Sony
Vaio Duo 11 gây ấn tượng với kiểu dáng mỏng nhẹ, màn hình vuốt chạm mượt mà, bút cảm ứng hoạt động tốt nhưng cơ chế trượt vẫn gây lo ngại về tính an toàn của cáp nối.
Có mặt ở thị trường Việt Nam chậm hơn so với Satellite U920t của Toshiba ở dạng máy tính bàn phím trượt có cảm ứng nhưng Sony đã "nhanh chân" hơn khi bán sản phẩm này sớm hơn đối thủ. Đây là hai trong số những model thể hiện rõ nhất xu hướng thiết kế máy tính trong năm nay khi cố gắng kết hợp giữa tablet và laptop truyền thống với bàn phím vật lý, màn hình cảm ứng sau sự ra đời của hệ điều hành Windows 8.
Vaio Duo 11 là mẫu máy tính "biến hình" theo trào lưu Windows 8 bán đầu tiên tại Việt Nam.
Khi đóng nắp, Vaio Duo 11 thành máy tính bảng.
... trackpad quang học.
Thiết kế mỏng nhưng vẫn đầy đủ kết nối.
Khe tản nhiệt phía sau.
Bản lề.
Bút đi kèm.
Thoạt nhìn Duo 11 có kiểu dáng khá giống Satellite U920t nhưng cơ chế trượt của hai máy này là hoàn toàn khác nhau. Trong khi sản phẩm của Sony có một bản lề đỡ phía sau và phía trên nghiêng dần khi trượt thì model của Toshiba phải trượt hết rãnh sau đó mới bẻ dựng lên. Thiết kế của Sony cho cảm giác chắc chắn hơn nhưng cả hai đều gây lo ngại khi phần cáp nối khá mỏng và di chuyển tự do trong quá trình trượt gây ra lo ngại bị đứt hoặc bị chèn bởi các bản lề nếu sử dụng thời gian dài.
Máy gây ấn tượng với độ mỏng 17,75 mm và cân nặng 1,3 kg, thừa đủ đáp ứng các tiêu chuẩn ultrabook của Intel. Tuy nhiên, khi đóng nắp bàn phím máy và sử dụng như một chiếc máy tính bảng thì cân nặng này vẫn là hơi lớn và khó tạo được sự thoải mái. Ở những thao tác dùng thử nhanh, người dùng nhanh chóng cảm thấy mỏi khi cầm máy trong khoảng 15 đến 20 phút và khi sử dụng lâu sẽ cần đến một mặt phẳng đỡ như chân hay mặt bàn, thành ghế...
Cáp nối di chuyển tự do trong quá trình trượt.
Được sự hỗ trợ của Windows 8 và màn hình cảm ứng nhận được tối đa 10 ngón, trải nghiệm vuốt chạm trên máy là rất ấn tượng. Các thao tác phóng to thu nhỏ, gọi thanh Cham Bar của Windows, hệ thống menu của mỗi phần mềm rất nhanh và chính xác. Một ưu điểm dễ nhận thấy là màn hình của Duo 11 đạt độ phân giải chuẩn Full HD 1.920 x 1.080 pixel, vào loại cao nhất hiện nay và hiển thị hình ảnh sắc, không bị hiện tượng răng cưa ở các vết chữ hay hình ảnh khi quan sát kỹ.
Sony cũng muốn tạo điểm nhấn cho sản phẩm khi tặng kèm bút cảm ứng để viết vẽ thuận tiện. Thử nghiệm nhanh cho thấy máy có thể nhận diện được nét đậm nhạt (tuỳ lực nhấn bút) khá tốt và ít có độ trễ ở phần mềm ngoài giao diện Moderrn UI nhưng chậm hơn một chút khi ở trong môi trường Desktop. Chiếc bút cũng tích hợp hai nút cho phép người dùng vừa nhấn nút để thay thành chức năng xoá khá tiện dụng. Công nghệ mà Sony sử dụng cũng cho phép máy nhận diện được các di chuyển của ngòi bút khi vẫn còn khoảng cách đến màn hình.
Bút viết cảm ứng nhận nét chữ đậm nhạt khá tốt.
Vaio Duo 11 có bàn phím vật lý khi bật lên với kích thước hơi nhỏ và hành trình phím hơi ngắn nên cảm giác gõ ban đầu khá ngượng tay và sẽ cần thời gian làm quen. Tuy nhiên, một điểm thú vị ở sản phẩm này là trackpad quang học đi kèm giúp người dùng chỉ cần vê ngón tay phía trên là có thể điều chỉnh chuột máy tính cùng hai phím bấm phía cần cạnh. Nhưng với màn hình cảm ứng nhạy và khá gần nên nhiều khả năng phần linh kiện này sẽ không được sử dụng quá nhiều. Một điểm cộng khác dành cho bàn phím của Vaio Duo 11 là có đèn nền để hoạt động trong điều kiện thiếu sáng, trang bị thường chỉ dành cho dòng laptop cao cấp cũng như doanh nhân.
Dù có cấu hình tốt, tiện dụng với cơ chế trượt, màn hình cảm ứng và bàn phím vật lý nhưng giá bán lên tới 30 triệu đồng sẽ khiến Vaio Duo 11 là một sự lựa chọn khó khăn với nhiều người sử dụng tại Việt Nam.
Theo VNE
Sony Vaio Duo 11: Màn hình siêu đẹp nhưng pin kém và giá đắt Nhanh chóng bắt nhịp với dòng sản phẩm mới để tận dụng sức mạnh của Windows 8, Sony cho ra đời chiếc Vaio Duo 11 của họ với thiết kế trượt độc đáo. Vaio Duo 11 là chiếc laptop có thể biến hình trở thành tablet, bàn phím có đèn nền, chip Core i5, ổ SSD tốc độ cao. Liệu những ưu điểm...