20/11 và hình ảnh giản dị: Thầy giáo trang điểm cho học sinh
Nhiều cư dân mạng bình luận đằng sau hình ảnh thầy giáo trang điểm cho học sinh nữ thi văn nghệ là sự ân cần chăm sóc của nam giáo viên hết lòng vì học trò.
“Đâu cứ phải đi tìm thầy giáo &’soái tây’, đây mới là &’soái ca’ chuẩn mực của làng ta các bạn ạ”, tài khoản Văn Hùng viết như vậy khi xem bức ảnh nam giáo viên cặm cụi tô son, đánh phấn cho từng học sinh nhỏ của mình để đi thi văn nghệ.
Nhân vật chính trong những bức ảnh là thầy Nguyễn Ngọc Cương (sinh năm 1983), giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, trường Tiểu học Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang).
Hình ảnh thật bình dị, đáng trân trọng này được cư dân mạng chia sẻ nhân dịp 20/11.
Nam giáo viên cho biết những ảnh trên được chụp hôm 17/11, trong chương trình liên hoan “Thiếu nhi hát dân ca và trò chơi dân gian” của trường Tiểu học Văn Phú.
Lớp 3A của thầy Cương đóng góp một tiết mục văn nghệ. Để chuẩn bị cho học sinh, thầy giáo này đã phải “trổ tài” trang điểm.
Chia sẻ với Zing.vn, thầy Cương kể trong lúc mình trang điểm cho các em, mấy học sinh trong lớp cầm điện thoại chụp, sau đó một giáo viên đưa lên mạng xã hội.
“Mình cũng không ngờ hình ảnh đó lại được nhiều người quan tâm như vậy. Lúc đó, tuy hơi vụng về, mình chỉ biết cố gắng hết sức vì học trò để các em có kỷ niệm khó quên”, thầy Cương chia sẻ.
Video đang HOT
Nam giáo viên tâm sự anh phải học hỏi rất nhiều từ các đồng nghiệp nữ, thậm chí từ… vợ; tập từ cách tết tóc, chải đầu cho các em, tìm hiểu trò chơi đua ôtô hay chơi đồ hàng để gần đám trẻ.
“Trước đó cả tuần, mình lên mạng tìm thông tin tham khảo về cách trang điểm, cũng như học các bài múa về dàn dựng, dạy lại cho từng bạn”, thầy giáo trẻ nói.
Màn trổ tài trang điểm của nam giáo viên đã giúp các em giành được giải ba trong cuộc thi hôm đó. Đây cũng chính là món quà ý nghĩa các em tặng thầy giáo nhân dịp 20/11.
Thầy Cương và những học sinh thi văn nghệ.
Hình ảnh giản dị của thầy giáo giữa đời thường nhận được nhiều lời khen của cộng đồng mạng. Nick name Ý Vy Nguyễn bình luận tình cảm thầy trò thật bình dị, đáng trân trọng biết bao.
Thiên Thanh An viết nhìn thầy đánh son vụng về quá nhưng sao chợt thấy ấm lòng. Thế mới biết, sự ân cần của thầy cô đến từ những hành động nhỏ nhất.
“Các em nên người từ những cử chỉ tưởng chừng đơn giản như vậy. Không đao to búa lớn, không kêu gọi, giáo điều, hành động giữa đời thường của thầy Cương là bằng chứng cụ thể nhất về những người đưa đò trên dòng sông tri thức, đang ngày đêm hết lòng vì thế hệ tương lai”, tài khoản Đức Nam viết.
Theo Zing
Giáo viên hơn 30 năm không có ngày 20/11
Ở khu vực không điện, không đường, không sóng điện thoại, nhiều giáo viên cắm bản chưa từng biết đến món quà, lời chúc ngày 20/11.
Trong 64 gương mặt giáo viên tiêu biểu được Bộ GD&ĐT tôn vinh, nhiều thầy cô công tác hàng chục năm ở vùng cao chưa từng được tặng quà ngày 20/11. Cô Lê Thị Hằng, Trường tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa hơn 30 năm chưa được nhận món quà nào từ học sinh. Nhưng cô luôn tâm niệm, sự cố gắng của các em là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất.
Thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (đầu tiên) giảng dạy tại Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An). Nằm cách xa trung tâm huyện hơn 40 km, đường đi nhiều đoạn rất khó, trường của thầy Hiệp có 100% giáo viên là nam giới (41 người).
Hình ảnh lớp học đơn sơ của thầy giáo Hiệp và học trò. Giáo viên này chia sẻ: "15 năm cắm bản ở các điểm trường vùng khó, tôi phải tự học thêm bốn thứ tiếng là Thanh, Thái, H'mông, Khơ mú để có thể giao tiếp với học trò và vận động phụ huynh cho con đến lớp".
Suốt 15 năm dạy học, đây là lần đầu tiên thầy Hiệp nhận được những bông hoa núi rừng do học sinh ngắt tặng. "Tôi rất hạnh phúc, món quà nhỏ của các em là nguồn động viên tinh thần to lớn", thầy Hiệp chia sẻ.
Nhà công vụ đơn sơ của giáo viên cắm bản. Họ gọi nơi mình đang công tác là trường nhiều không: Không đường ôtô, không nước, không điện, không sóng điện thoại, không Internet, không có phòng học kiên cố, không thiết bị phục vụ học tập...
Thời gian rảnh rỗi, thầy giáo và học sinh cùng bắt cá để cải thiện bữa ăn.
Góc nhìn bình yên tại ngôi trường vùng khó. Trường chỉ đơn sơ là những ván nứa, gỗ được người dân ghép lại thành những phòng học nhỏ.
Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cùng học sinh trong trường. Thầy giáo tiêu biểu của huyện Quế Phong đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh luôn được học trò yêu mến.
Theo Zing
Khi học trò gọi thầy là ông Bụt Hôm nay, thầy chưa bước vào lớp thì nghe tiếng nhiều học sinh nói: "Các bạn giữ trật tự, ông Bụt sắp vào lớp rồi". Thầy lấy làm lạ nên hỏi thì một em học sinh nói: "Thưa thầy! Chúng em xem trên Facebook, biết nhiều người gọi thầy là ông Bụt vì thầy đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho anh Vũ...