20/11, nhà trường xin từ chối nhận quà của phụ huynh
Một phụ huynh vừa đưa lên Facebook bảng thông báo của một trường mầm non tư thục: “Trong dịp 20/11, nhà trường xin không nhận tất cả các loại quà, dù là bất cứ hình thức nào”.
Ngay lập tức, dòng trạng thái này đã được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Chính phụ huynh này cũng cảm thấy con mình “có phúc” khi được học tại đây. Nhiều phụ huynh cũng hoan hô nghĩa cử đẹp của trường khi đã mở lời trước, không “gây khó” cho phụ huynh khi dịp 20/11 đã cận kề.
Thông báo của trường mầm non tư thục Duy Anh.
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh đưa ra nhận xét: “Làm vầy có cái hay nhưng cũng có cái không hay. Hay là đỡ nỗi lo cho cha mẹ, nhất là gia đình có hoàn cảnh khó khăn; trẻ không có quà không bị mặc cảm hoặc bị phân biệt đối xử. Nhưng nó mất đi cái truyền thống tri ân thầy cô”. Phụ huynh này cũng kể, hồi nhỏ, nhà nghèo không có gì mua tặng cô, ba anh lấy cọng dây treo nhánh chuối chín cho anh mang đến tặng cô kèm một lá thư nhỏ do anh viết. Vậy mà cô xúc động ôm học trò vào lòng.
Câu chuyện của anh làm tôi nhớ đến câu chuyện của tôi cũng như lứa học trò của chúng tôi thời xa xưa. Ngày ấy, chúng tôi cũng thường tự chuẩn bị quà tặng thầy cô. Ba mẹ chỉ cho ít tiền rồi chúng tôi tự bàn bạc với nhau sẽ tặng cô, thầy món quà gì. Và dứt khoát, đứa nào cũng viết cho cô, thầy một lá thư, nhân ngày 20/11. Những lá thư chứa đựng tình cảm rất thật của những đứa học trò thơ ngây, vụng dại.
Còn quà, đó thực ra là cái tủ gỗ có gắn bóng điện quả nhót, có thể sáng chớp nháy, đó là là cái khung hình hay cái bình hoa giả. Và đặc biệt, tôi còn nhớ, năm đó, rộ lên phong trào tranh hình con vật được đóng trong khung gỗ nên món quà mà chúng tôi cất công tặng thầy cô là những bức tranh hình chó, mèo thiệt là dễ thương (là chúng tôi nghĩ vậy). Mà chắc là dễ thương thật và thầy cô cũng vui thật vì mãi đến những năm sau này, khi chúng tôi ghé thăm thầy cô nhân dịp lễ, tết, chúng tôi vẫn thấy bức tranh ấy treo trên tường.
Cựu học sinh trường tiểu học Trần Quốc Thảo (TP.HCM) về thăm thầy cô giáo nhân dịp 20/11.
Em tôi, khi ra trường, được phân về dạy tại một xã miền núi heo hút ở một tỉnh miền Trung. Và quà 20/11 mà các phụ huynh tặng cô giáo chính là chai dầu ăn, bịch bột ngọt, cân đường, hộp xà bông…
Rồi cuộc sống khấm khá dần lên, dường như phụ huynh cũng lưu tâm hơn và thực tế hơn trước những vất vả của thầy cô giáo nên tính đến chuyện tặng tiền để thầy cô cải thiện. Vậy là 50, 100 rồi 200, 300.000 đồng, số tiền – quà ấy tăng theo từng năm theo từng thời giá, với lý do “không biết mua quà gì tặng thầy cô, thôi thì tặng tiền cho thầy cô dễ tính toán”. Lâu dần, việc tặng quà cho thầy cô giáo bỗng chốc trở thành gánh nặng, thành tiếng thở dài của phụ huynh mỗi khi đến “mùa”.
Vậy thì, làm gì để đừng biến cái ngày có một ý nghĩa thật cao cả – tôn vinh thầy cô giáo – thành nỗi lo lắng của phụ huynh?
Tôi chắc rằng không một người thầy, người cô nào lại đi “trù ép” trò mình vì lý do trò không có quà tặng mình hay quà của trò này ít hơn của trò khác. Truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời nay thông qua việc tri ân, tặng quà cho thầy cô nhân ngày 20.11 sẽ không dễ gì bị loại bỏ trong một sớm một chiều.
Riêng quan điểm của tôi thì không cần phải loại bỏ mà phụ huynh hãy tri ân thầy bằng chính tấm lòng chân thành một cách tốt đẹp nhất. Mỗi thời sẽ có một cách tri ân khác nhau nhưng không thể định lượng, định giá bằng tiền.
Video đang HOT
Từ tấm lòng đến đến tấm lòng, hãy để đó là những nghĩa cử đơn sơ, đẹp đẽ bằng những món quà mang tính tinh thần là quý nhất.
Theo Trí Nhiên/Báo Pháp luật TP.HCM
Khi sao Việt làm nghề nhà giáo và những kỷ niệm khó quên 20/11
Không ít sao Việt vẫn luôn nhiệt tình, cống hiến trong vai trò một người thầy và họ đều giữ cho mình những kỷ niệm đáng nhớ vào ngày 20/11.
Khánh Thi
"Nữ hoàng dancesport" đã giảng dạy bộ môn này được hơn 10 năm. Khác với những người thầy dạy văn hóa, đối tượng học trò của Khánh Thi rất đặc biệt, có cô chú đã đến tuổi năm mươi, nhưng cũng có bé mới ba bốn tuổi.
Với những em vận động viên chuyên nghiệp, Khánh Thi không chỉ là thầy, mà đôi khi còn là người mẹ, chăm sóc họ từng đường đi nước bước.
Khánh Thi vẫn luôn nỗ lực hết mình với vai trò một người thầy dạy nhảy.
Làm giáo viên dạy năng khiếu đôi khi cũng như "cô nuôi dạy trẻ", Khánh Thi kể: "Nhiều lần đang học, các em ba bốn tuổi bỗng dưng "tè" ra ngay trên lớp. Nếu cho người khác vào dọn chắc chắn các bé sẽ khóc, thế nên Khánh Thi phải vừa là người dọn vệ sinh, vừa là người dỗ dành. Phải như thế các con mới gắn bó với mình và nghe lời mình dạy".
Khánh Thi từng tâm sự rằng việc dạy nhảy làm cô đỡ nhớ nghề cũng như không bị mất khả năng thi đấu đỉnh cao.
Ngày 20/11 đến với Khánh Thi không quá ồn ào như nhiều giáo viên khác mà năm nào cũng chỉ có tin nhắn và những bó hoa, thế nhưng với vị giám khảo Bước nhảy hoàn vũ, dù cô đã lấn sân sang lĩnh vực âm nhạc và cũng đang là một tên tuổi "ăn" sự kiện nhưng "nghề giáo vẫn đem lại những niềm vui không thể thay thế được".
Ngọc Anh
Là một ca sĩ nổi tiếng và có sức hút lớn tại cả Hà Nội và Hồ Chí Minh, thế nhưng ít ai biết, Ngọc Anh cũng là một giáo viên thanh nhạc của nhiều lứa ca sĩ. Điều Ngọc Anh tâm niệm với nghề giáo không phải tiền bạc, mà chính là cái tâm với nghề, vì cô thấy được sự yêu nghề giáo từ chính mẹ của mình. Cô học trò thành công nhất của Ngọc Anh chính là giải Nhất Sao Mai 2009 Hà Hoài Thu.
Ngọc Anh thường nhận được rất nhiều hoa của học trò vào ngày 20/11.
Ngọc Anh kể lại: "Có một lần đến ngày 20/11, tôi rất muốn mua hoa để tặng mẹ nhưng không có nhiều tiền. Biết nhà thầy hiệu trưởng trồng cả một vườn hoa nên tôi quyết định đi tới nhà thầy giáo mua hoa. Nhà thầy nhiều hoa đẹp lắm, nhưng cuối cùng tôi đã chọn hoa mắt rồng để tặng mẹ bởi lúc đó tôi chỉ có 500 đồng trong túi".
Đến bây giờ, mỗi dịp 20/11, Ngọc Anh lại nhận được rất nhiều hoa của học trò. Nhờ thế cô cũng hiểu được niềm hạnh phúc của mình khi làm giáo viên.
Nam Vương Tiến Đoàn
Nam vương Tiến Đoàn là một tên tuổi không còn xa lạ đối với người hâm mộ. Có một thời gian, Tiến Đoàn từng bị "ném đá" tơi tả sau khi chụp một vài bộ hình được cho là phản cảm. Sau đó, Tiến Đoàn đã tạm rời xa showbiz một thời gian, anh tránh tiếp xúc với báo chí cũng như tham gia các sự kiện. Nếu nói về yếu tố nghề nghiệp, chuyên môn, Tiến Đoàn là người đầu tiên ghi danh Việt Nam với danh hiệu cao nhất trong một cuộc thi quốc tế.
Nam vương Tiến Đoàn vốn là một giảng viên dạy môn cơ khí.
Trước đây, mọi người đều cho rằng Tiến Đoàn dạy môn giáo dục thể chất vì thân hình hoàn hảo của anh, nhưng thực chất Tiến Đoàn là giảng viên dạy môn cơ khí của trường đại học Cần Thơ. Được biết khi lên lớp, Tiến Đoàn luôn trung thành quần tây và sơ mi "đóng thùng". Anh là một người được đánh giá đơn giản, tự nhiên và khá hoà đồng với sinh viên cũng như bạn bè.
MC Thanh Vân
Năm 2012, Thanh Vân cùng những người bạn mở trường mẫu giáo Green World với mong muốn tạo cho cậu con trai của mình và các trẻ em khác một môi trường học tập thực sự thân thiện và hữu ích. Chị tự mình đứng lớp bộ môn Kỹ nẵng mềm (phát triển hành vi, ngôn ngữ), lên lớp hàng tuần cho các bé từ 4 đến 6 tuổi.
"Có hôm dạy tiết làm thơ, các con khiến Vân cười đau cả bụng. Có em sáng tác: 'Em đang đánh răng, bỗng nhiên ngắm trăng', em thì: 'Em thích ăn kem, bên cạnh cái rèm'... Cuộc sống bên tụi nhỏ khiến Vân thấy thoải mái và bình yên".
Thanh Vân Hugo luôn cảm thấy ngày 20/11 là một dịp vô cùng đặc biệt.
Với Thanh Vân, ngày 20/11 luôn là dịp vô cùng đặc biệt. Cô cho biết: "Năm nào mình cũng về trường tặng hoa các thầy cô giáo. Các năm trước thì về Đại học Ngoại giao, PTTH Kim Liên, năm nay Vân sẽ về trường THCS Trưng Vương cùng với bạn bè và hàn huyên với các thầy cô giáo cũ. Mình cũng không bao giờ quên tặng hoa và thăm dò mẹ để tặng một món quà mà mẹ thích vào ngày nhà giáo".
Hồ Trung Dũng
Hồ Trung Dũng hiện nay là tên tuổi ăn khách hàng đầu trong các sự kiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Với hình ảnh dễ chịu, giọng hát và kỹ thuật thanh nhạc tốt, Trung Dũng đang ngày một khẳng định được con đường đi của anh.
Trước đây, Hồ Trung Dũng được biết đến là thành viên của nhóm bè Cadillac và gần đây là ca sĩ solo với thành công của album đầu tay "Hoài niệm", nhưng ít ai biết rằng Hồ Trung Dũng đã từng là giảng viên của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh.
Hồ Trung Dũng vẫn còn nhớ rõ cảm giác hồi hộp trong lần đầu tiên trải quangafy 20/11.
Hồ Trung Dũng có từng tâm sự về ngày 20/11 của anh: "Dũng còn nhớ rất rõ cảm giác mình hồi hộp khi mà lần đầu tiên trải qua ngày 20/11. Đang từ một người trò, tôi chuyển sang một người thầy là cảm giác rất đặc biệt, lạ lẫm nhưng cũng vô cùng vinh dự. Trong thời gian 5 năm đứng trên bục giảng, tôi đã nhận được rất nhiều tình cảm của sinh viên và nghĩ bất cứ thầy cô nào cũng cảm thấy ngày 20/11 vô cùng đặc biệt".
Đoan Trang
Dù chưa chính thức trở thành giáo viên của một ngôi trường nào, nhưng Đoan Trang từng có khoảng thời gian rất dài là giáo viên tiếng Anh, cũng như được nhiều học sinh yêu mến trong khoảng thời gian này.
Đoan Trang nhớ lại thời gian cô vừa học Nhạc viện, vừa theo đuổi niềm đam mê trở thành cô giáo dạy tiếng Anh tại ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM, Đoan Trang đã thực sự ghi dấu ấn tốt đẹp với thầy cô và bè bạn tại hai ngôi trường này. Vừa là cô giáo, nhưng vẫn theo đuổi âm nhạc, sau đó giải nhì của cuộc thi Tiếng hát truyền hình đã làm thay đổi hướng đi của Đoan Trang.
Đoan Trang được nhiều học sinh yêu mến khi làm giáo viên tiếng Anh.
Đắn đo rất nhiều, và sau một thời gian dài suy nghĩ, lựa chọn giữa ca hát hay sự nghiệp đang hướng tới, Đoan Trang đã quyết định gác lại tất cả sang một bên để được sống trọn vẹn với niềm đam mê âm nhạc của mình.
Theo Phununews.vn
Xử lý nghiêm hiệu trưởng nếu xảy ra lạm thu GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có công văn chấn chỉnh tình trạng lạm thi trong các cơ sở giáo dục gửi UBND cấp huyện và đơn vị trường học trực thuộc. Theo công văn này, trong thời gian qua, Hòa Bình đã ban hành quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục...