20/11 là ngày của ai?
Ai cũng biết đây là ngày Hiến chương Nhà giáo, là dịp để học trò bày tỏ lòng biết ơn đến những thầy cô của mình. Tuy nhiên,teen lại “tận dụng” để rồi…
20/11 là ngày “xả hơi”
Hầu hết các trường cấp 3 đều cho làm lễ sớm để đúng vào ngày Nhà giáo, teen mình có dịp về thăm giáo viên cấp 2, cấp 1 xưa. Vậy mà một số bạn rất nôn nao chờ đến ngày này để…xem phim, đi dã ngoại, ăn uống…
“Cũng phải thông cảm chứ, bình thường học không thấy mặt trời, nên được một ngày nghỉ phải chơi xả láng. Hơn nữa dịp nào đi thăm thầy cô chẳng được. Cũng xin nói thêm là năm nay thi học kì vào cuối tháng 11 rồi, nên không còn sự lựa chọn nào khác đâu” – một bạn xin giấu tên – chia sẻ.
“Đâu phải ai cũng “lưu luyến mái trường xưa”, mà chắc gì thầy cô đã trông chờ mình. Thôi thì đi xem phim cho sướng. Với kết quả học tập hơi “ngại”, còn lâu mới dám về trường” – H.K (lớp 11 trường H) cho biết.
20/11 – thể hiện bản thân
Cũng có rất nhiều bạn về thăm thầy cô cũ thật đấy, nhưng mục đích chính là muốn là “tâm điểm của sự chú ý” với danh nghĩa “cựu học sinh”.
B.P (lớp 11 trường N) là điển hình. 20/11 năm ngoái, sau khi làm lễ tại trường mới, P đón taxi về trường cũ với bộ áo dài…mỏng như khăn giấy, mặt thoa lớp phấn dày cộm, đeo kính trắng, tóc uốn cầu kì. Hiển nhiên đi đâu P cũng được “các em nhỏ” trầm trồ. Thầy cô thì sững sờ, không thể nào nhận ra được cô học trò cũ.
Video đang HOT
Tâm lý muốn chứng tỏ thường thấy ở rất nhiều teen vừa bước vào lớp 10. Họ về thăm trường với một “thông điệp” khác: báo tin cho thầy cô rằng họ đã vào được trường cấp 3 mong muốn, và tương lai tươi sáng đang chờ họ.
Về thăm trường là một việc rất tốt. Tuy nhiên nếu thiên về mục đích cá nhân sẽ dễ gây “tác dụng phụ” đấy teen!
20/11 – giành nhau tặng quà
Dù đã học cấp 3 nhưng một số teen vẫn khá…trẻ con. Bằng chứng là họ tranh nhau…tặng quà cho thầy cô, rồi nảy sinh một vài mâu thuẫn không đáng.
Lớp 11Ax trường M chuẩn bị rất công phu hoa và quà cho các thầy cô. Một bạn “chủ trương”: “Giáo viên bộ môn nào yêu mến ai thì bạn đó tặng quà nha!”
Tất nhiên, phí mua quà trích từ quỹ lớp, nhưng vài bạn không đồng tình với cách tặng quà, vì cũng có khá nhiều người quý cô A, thầy B, và họ muốn là người đại diện tặng quà. Vài cá nhân đòi tặng quà riêng. “Chiến tranh” bắt đầu…
Bạn ơi, 20/11 là ngày…
…Để thể hiện lòng biết ơn, truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ bao đời của người Việt Nam. Đôi khi, chỉ cần một cành hoa, một tấm thiệp cũng chứa bao điều vô giá. Một vài bạn dường như đã bỏ quên ý nghĩa đích thực của ngày này.
Còn 2 ngày nữa để bạn chuẩn bị cho thầy cô mình yêu quý những bất ngờ thú vị đấy, chưa muộn đâu teen.
20/11 - Chuyện teen đi thăm thầy cô theo nhóm
Dịp 20- 11 gần đến, teen nhà mình lại í ới rủ nhau đi chúc mừng các thầy cô. Quan điểm của các bạn ấy là, đi theo nhóm vừa vui, vừa "đủ mặt anh tài", lại vừa thực hành... tiết kiệm^^.
Đi theo nhóm? Vui!
Dịp 20- 11 gần đến đã nghe teen nhà mình í ới rủ nhau sắp nhóm đi chúc mừng các thầy cô. Quan điểm của các bạn ấy là, đi theo nhóm vừa vui, vừa "đủ mặt anh tài", lại vừa thực hành... tiết kiệm^^.
"Quan trọng nhất trong ngày 20- 11 mà bọn tớ muốn làm là đến thăm được đầy đủ tất cả các thầy cô trên lớp. Đã vậy, còn không muốn quên một số thầy cô cũ. Cả nhóm dắt díu nhau đi, ồn ã một chút, nhưng đảm bảo cô thầy cảm động"- Lan Nhi trường ND chia sẻ. Cô bạn cho biết, nhóm của bạn 9 người, đã chuẩn bị rất kĩ quà tặng và những kế hoạch đi thăm cô thầy rồi.
Cùng ý nghĩ với Lan Nhi, bạn Hà Nam, lớp 9 trường TP cho biết: Năm nay là năm cuối cấp nên chúng mình quyết định tập hợp cả nhóm lại để đến chúc mừng tất cả các thầy cô. Nhóm tớ là hội bạn thân trên lớp, chuyện tập hợp chẳng có gì khó. Vui nữa là, chuyến tới nhà chúc mừng 20- 11 các thầy đã trở thành một chuyến đi ý nghĩa, gắn kết tình bạn của nhóm".
Quả thật, đi chúc mừng 20- 11 kiểu teen này rất hay. Hành trình của một nhóm bạn tới thăm nhà thầy cô sẽ không lặng lẽ, mà ngược lại cực kì "xôm tụ". Ngay cả các thầy cô khi tiếp các bạn đến nhà cũng rất vui, bởi: "Cô sẽ được nghe các em tâm sự nhiều hơn, kể chuyện nhiều hơn. Cả một nhóm trò tới nhà, nên cô còn biết các em chơi với ai, thân với ai trên lớp. Hiểu trò mình hơn cũng là một điều hạnh phúc của người thầy"- Cô Tâm, GV dạy Văn trường HBT chia sẻ. Cô cho biết thêm: Không chỉ 20- 11 mà dịp lễ tết, cô cũng chuẩn bị để đón các nhóm "trò cưng" tới thăm mình.
Vui như thế nên truyền thống đi thăm thầy cô đã được nhiều nhóm teen thiết lập. Đối với các bạn ấy, 20- 11 đã có thêm nhiều ý nghĩa nữa...
Đến dịp 20/11, nhiều bạn lại hè nhau đến thăm thầy cô của mình với lòng tri ân sâu sắc. (Ảnh minh họa)
Nhưng...
Nhưng cái gì cũng có mặt trái, và thật buồn khi việc đi thăm các thầy cô theo nhóm như thế này cũng còn những nốt trầm buồn.
Đi đâu, làm gì theo nhóm cũng ồn ào. Teen thì lại càng ồn ào hơn. Có điều, ồn ào vui vẻ thì không sao, chứ ồn ào theo cách nhiều nhóm teen thể hiện khi tới thăm thầy cô thì thật... đáng sợ.
"Các bạn ấy vừa vào đến cổng nhà cô đã bấm còi toe toe. Sau đó là màn cười đùa. Hoa và quà thì xô đẩy. Cô vừa đưa bánh kẹo lên là nhấm nháy trêu đùa nhau. Một lát sau, khi cô mải ra tiễn một vài anh chị sinh viên học trò cũ vừa đến thì họ bắt đầu ném kẹo vào người nhau!"- Hòa, một teengirl kể lại ấn tượng xấu xí mà cô bạn không bao giờ quên về một nhóm anh chị khoá trên đến nhà cô dạy văn vào 20- 11 năm trước.
Cười đùa quá lố, nghịch ngợm quá trớn khi tới nhà thầy cô là một trong những lỗi mà teen mình khi bốc đồng lên cực kì khó tránh. Lúc ở nhà,cô thầy đều trở nên hiền dịu và gần gũi hơn nhiều. Những câu chuyện, những chia sẻ bỗng chốc thân mật và chân thật hơn. Đó cũng là lúc thầy cô ngạc nhiên về độ thân mật của nhiều bạn... Ngang nhiên "bắn" nhau bằng những ngôn ngữ teen xấu xí; Ăn uống nhồm nhoàm (dù các bạn ấy chẳng đói khát gì!!!); Tranh thủ "dò điểm" bài kiểm tra trên lớp.... là những màn mà teen rất hay mắc phải.
Không chỉ có vậy, teen còn đôi lúc làm cho người lớn đau tim vì những vụ đi chơi "ghép", tranh thủ lý do đến nhà thăm thầy cô. Hoàng- Cầu Giấy- HN kể lại phi vụ nhớ đời của nhóm cậu: Nhân tiện đi thăm thầy cô trong lớp sớm hơn kế hoạch, mấy đứa rủ nhau đi chơi xa chơi. Kết cục là, một tai nạn bất ngờ xảy ra cho hai teen trong hội. Tuy không bị thiệt hại nặng nề về người, song hai bạn ấy cũng phải băng bó nhẹ, "hoảng" vì chiếc xe mới coong mượn của ông anh bị "đi tong" bộ yếm! Buổi đi chúc mừng trở thành buôi đi "rước hoạ vào thân", không thể nào quên.
Đi chúc mừng thầy cô theo nhóm, cũng có nghĩa teen chấp nhận nhiều mối "cập rập", nào là tiền đóng góp, rồi mua sắm như thế nào cho phù hợp. Nào là hẹn nhau cùng đi... Chuyện "thất lạc" một ai đó khỏi đoàn thì còn tệ nữa.
Đã vậy, đi theo nhóm nên teen mình còn dễ bị "gây" nhau, dẫn đến cãi vã nếu các bạn không bình tĩnh, kiềm chế. Nhiều bất hòa đã nảy sinh giữa những nhóm bạn tốt sau ngày 20- 11 là vì thế.
Thay lời kết
Đi thăm cô thầy dịp 20- 11là một nghĩa cử cao đẹp của teen. Dù đi nhóm hay đi đơn lẻ thì mỗi món quà quan trọng vẫn là tình cảm. Thêm một chút tinh ý, một chút cẩn trọng, tin rằng các bạn sẽ có những chuyến đi, những kỉ niệm một tuyệt vời...
Sinh viên và 20/11 Không giống như thời cấp ba khi mà thầy cô đứng lớp đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giảng viên đại học giữ vai trò đứng quan sát và định hướng nhiều hơn vì bây giờ các bạn đã lớn, và cũng chính vì lẽ đó mà sự kết nối giữa thầy cô và sinh viên có phần...