20/11 của 8 cô giáo trẻ đứng lớp không lương: Chỉ dám mơ có máy bơm nước
Cũng giống như những năm trước, 20/11 của các cô giáo trẻ tại Trường Mần non Hoa Pơ Lang (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long) cũng đơn giản và lặng lẽ trôi qua.
Năm nay, dù không phải là giáo viên hợp đồng, các cô vẫn được phụ huynh tặng … mấy bó rau rừng và một túi ổi lớn.
Sợ học trò thất học, 8 cô giáo trẻ của xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long tình nguyện đứng lớp tại hai điểm trường của Trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
Không lương, cũng không một đồng trợ cấp, các cô tình nguyện lên lớp, dạy trẻ nhiều tháng nay. Trong số 8 giáo viên này, người ít năm công tác nhất cũng là 4 năm, người đứng lớp lâu nhất kể từ ngày thành lập trường.
Bó hoa râm bụt và bịch đậu đỏ mà cô Dung được tặng 5 năm trước (ảnh giáo viên cung cấp)
Quà 20/11 là bó hoa râm bụt và túi ổi
Một ngày cách ngày 20/11, không khí tại điểm trường Hoa Pơ Lang vẫn vắng vẻ, tĩnh lặng như mọi ngày. Học sinh vẫn tự đến trường, tan học thì tự trở về nhà.
Bao năm nay, đối với các cô giáo ở đây, nhận sự chúc mừng của học trò và phụ huynh ngày Nhà giáo Việt Nam là một điều “xa xỉ”.
Từng nhiều năm gắn bó với điểm trường này, cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên lớp chồi 3 tâm sự, xem trên tivi, facebook thấy đồng nghiệp ở các nơi nhận hoa của học trò mà các cô giáo ở đây cũng chạnh lòng.
Ở điểm trường, 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh nhiều người chẳng biết ngày 20/11 là gì nên cũng chẳng chúc mừng. May mắn lắm mới có một số phụ huynh cũng xem tivi, mới biết về ngày Nhà giáo Việt Nam nên khi đến đón con, chúc cô mấy tiếng là các cô ấm lòng lắm rồi.
Ngày 20/11, mỗi cô được học trò tặng 1 cành hoa rừng
Video đang HOT
Cô Dung nói rồi kể về món quà duy nhất mà nữ giáo viên nhận được 5 năm nay. “Năm đó cũng là năm đầu tiên em được hợp đồng về trường.
Cả điểm trường chỉ có ba cô giáo, nhưng từ sáng sớm ngày 20/11, một phụ huynh đưa con đến trường, có cầm theo một bó hoa râm bụt và hơn 1kg đậu đỏ để tặng các cô.
Thú thực, đó là món quà đầu tiên và cũng là duy nhất mà em dám nhận từ phụ huynh kể từ ngày đi làm”.
Nhận món quà chúc mừng đặc biệt của phụ huynh, cả ba cô giáo trẻ rơm rớm nước mắt, vừa tủi thân vừa thương phụ huynh và học sinh.
“Ngày nhà giáo cũng chỉ là một ngày, còn giáo dục là công việc cả năm, công việc suốt đời. Không chỉ vì một món quà vật chất mà quên đi vai trò, nhiệm vụ của mình…”, cô giáo H’Ny chia sẻ.
“Chính vì món quà, tấm lòng của học trò, của phụ huynh mà chúng em bám trường đến bây giờ. Ở đây người dân đều khó khăn, chúng em cũng chẳng dám nhận quà gì lớn lao. Chỉ mong sao, các em biết và nhớ về ngày 20/11 đã là một niềm hạnh phúc rồi”, cô Dung tâm sự.
Cũng giống cô Dung, 5 năm đi dạy, cô Ngô Thị Thanh chỉ dám nhận túi khoai, bó rau rừng của phụ huynh học sinh. Kể từ ngày lập gia đình, cô Thanh nhận thêm được lời chúc mừng và bó hoa của chồng.
Riêng ngày 20/11 năm nay, cô Thanh và mấy cô giáo khác đang tình nguyện đứng lớp được phụ huynh tặng cho một túi ổi lớn, để các cô liên hoan.
Cô Thanh thổ lộ, cuộc sống khó khăn đã có lần làm cô chùn bước. Nhưng đến bây giờ, nữ giáo viên tự hào rằng, ở trường, dù không phải là giáo viên chính thức nhưng các cô đều được học sinh tôn trọng, phụ huynh yêu quý. Bây giờ, nhiều em đã chuyển cấp nhưng vẫn khoanh tay chào hỏi khi gặp lại.
Năm nay, cô Dung và các cô giáo viên khác được tặng một túi ổi để tối liên hoan
Nữ giáo viên cho biết: “Sau lễ kỷ niệm do nhà trường tổ chức thì các cô lại về với cuộc sống hàng ngày, dành toàn bộ ngày 20/11 cho gia đình.
Nhiều khi cầm bó rau, ký đậu mà phụ huynh gửi tặng mà cảm giác trong lòng không thể gọi tên. Xót xa cho chính mình thì ít mà thương học trò thơ dại, cuộc sống khó khăn thì nhiều”.
8 cô giáo và ước mơ một cái máy bơm
Trong lúc nói chuyện, một nữ giáo viên nghẹn giọng, nói như muốn khóc: “Mấy năm nay, chưa có một ai về thăm trường. Nhưng tháng trước, khi báo Dân trí có bài viết về chúng em, các anh trên huyện đã về thăm, động viên chúng em rất nhiều.
Cũng từ ngày báo Dân trí phản ánh, nhiều mạnh thường quân đã đến giúp đỡ học trò trong trường, giúp các em đồ chơi và nhiều quần áo, giày dép mới”.
Điểm trường Hoa Pơ Lang nơi 8 cô giáo tình nguyện đứng lớp không lương
Tiếp lời cô giáo, một nữ giáo viên khác cũng nói như trút hết nỗi lòng: “Thú thực, đứng lớp ở đây khó khăn nhưng chúng em cũng không kể khổ gì, vì nếu nói ra thì mọi người lại bảo là than vãn, thương hại.
Chúng em đã chọn nghề giáo, đã quyết định dấn thân vào đây thì khổ mấy chúng em cũng phải chấp nhận. Bây giờ đối với bọn em, đứng lớp không phải là vì đồng tiền lương, mà vì trẻ em ở đây, các em phải được đến trường!”.
3 tháng không lương, buộc các cô phải chắt bóp từng đồng trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn một tháng nay, máy bơm nước hỏng, các cô phải đi dẫn nước suối về sử dụng. Cũng vì tiền lương không có, nên các cô cũng không dám bỏ ra mỗi người vài trăm ngàn để mua một cái máy bơm mới.
“Ngày nhà giáo cũng chỉ là một ngày, còn giáo dục là công việc cả năm, công việc suốt đời. Không chỉ vì một món quà vật chất mà quên đi vai trò, nhiệm vụ của mình.
Chúng em không dám kêu gọi xã hội hóa, kêu gọi phụ huynh đóng tiền để mua máy bơm nên đành dùng tạm nước suối. Riêng nước để ăn uống thì mua nước bình về sử dụng”, cô H’Ny vừa nói, vừa đấu nối ống nước, dẫn nước về bể chứa của điểm trường.
Hơn một tháng nay, máy bơm nước hỏng, các cô phải đi dẫn nước suối về sử dụng. Cũng vì tiền lương không có, nên các cô cũng không dám bỏ ra mỗi người vài trăm ngàn để mua một cái máy bơm mới.
Trước ngày 20/11, mấy cô giáo đang tá túc trong dãy nhà công vụ ngay bên trong điểm trường chẳng mong muốn gì lớn, các cô chỉ hy vọng học trò của mình sẽ tiếp tục được đến trường, phụ huynh tiếp tục tin tưởng và ban giám hiệu tiếp tục cho đứng lớp.
“Cả điểm trường chỉ ước sắm được cái máy bơm nước mới, để bơm nước, rửa ráy nhà vệ sinh cho các cháu, chứ lấy nước suối về cũng không sạch lắm.
Nếu ngày mai mà các cô có được nhà trường tặng quà, hay hỗ trợ tiền xăng xe, các cô thống nhất là sẽ lấy ra để sửa cái máy bơm. Trước mắt là dùng tạm đã anh ạ”, một nữ giáo viên chia sẻ.
Dương Phong
Theo Dân trí
Trao học bổng "Nữ sinh nghèo vượt khó" cho học sinh dân tộc thiểu số Thanh Nưa
Trong đó, Ban Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô trao 10 suất học bổng "Nữ sinh nghèo vượt khó" cho 10 nữ học sinh là con em đồng bào các DTTS có hoàn cảnh rất khó khăn song các em đã cố gắng vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập.
Chia sẻ, động viên học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, sáng 9-11, tại Trường THPT Thanh Nưa đóng trên địa bàn xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), đại diện Ban Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên đã trao 20 suất học bổng cho học sinh của Trường THPT Thanh Nưa.
Đại diện Báo Phụ nữ Thủ đô trao học bổng "Nữ sinh nghèo vượt khó" cho học sinh DTTS Thanh Nưa.
Trong đó, Ban Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô trao 10 suất học bổng "Nữ sinh nghèo vượt khó" cho 10 nữ học sinh là con em đồng bào các DTTS có hoàn cảnh rất khó khăn song các em đã cố gắng vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên trao 10 suất học bổng trích từ quỹ "Vòng tay đồng đội" cho 10 học sinh là con em các gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn. Tổng học bổng trao cho các em trị giá 15 triệu đồng.
Phát biểu tại lễ trao học bổng, bà Nguyễn Thị Hà, Trưởng ban Hôn nhân Gia đình, Báo Phụ nữ Thủ đô, bày tỏ sự cảm mến nghị lực của nhiều học sinh nữ con em đồng bào DTTS đang theo học tại Trường THPT Thanh Nưa đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn để đến trường. Trao học bổng tặng các em, Ban Biên tập báo Phụ nữ Thủ đô cũng mong muốn tiếp thêm nghị lực, động viên các em tiếp tục phấn đấu vượt qua khó khăn của gia đình, hạn chế hủ tục để vươn lên, làm chủ cuộc sống.
Được biết, Trường THPT Thanh Nưa mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7-2009 trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức, song những năm qua thầy, trò nhà trường đã nỗ lực vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao, trở thành điểm sáng về giáo dục của tỉnh Điện Biên. Để hỗ trợ học sinh DTTS của trường (hơn 95% học sinh trong trường là con em đồng bào DTTS) có điều kiện theo học, ngoài chuyên tâm giảng dạy, những năm qua, tập thể giáo viên Trường THPT Thanh Nưa còn chủ động kêu gọi, vận động các tổ chức, nhà hảo tâm trên địa bàn và các địa phương hỗ trợ hàng tấn gạo, sách vở, quần áo và gần 1.000 suất học bổng tặng học sinh. Nhờ đó, hàng trăm học sinh đã yên tâm theo học, trưởng thành trở thành công dân có ích cho xã hội.
LÊ LAN
Theo nhandan
Trẻ đối diện nguy cơ thất học vì thiếu giáo viên Nhiều giáo viên vừa bị chấm dứt hợp đồng đã chấp nhận ở lại trường dạy không lương vì thương học trò Trường Mầm non Hoa Pơ Lang ở xã vùng sâu Quảng Sơn (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) có gần 300 học sinh (HS) đang theo học. Ngoài ra, trường còn cơ sở 2 tại cụm dân cư Suối Phèn với...