200m có cản được học sinh đến quán Internet
Dự thảo Nghị định 97 mới về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” đang được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) lấy ý kiến người dân. Nhiều người cho rằng quy định quán internet phải cách trường từ 200m trở lên chỉ nặng tính hình thức.
Một mét vuông cho một máy tính.
Dự thảo nghị định mới cũng đề xuất các địa điểm trên đảm bảo tổng diện tích các phòng máy tối thiểu 50m2 và bố trí tối thiểu 1m2 cho một máy tính.
Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) lý giải về điều này: Khoảng cách 200m, 300m hay 500m không quan trọng nhưng để đồng bộ cách quản lý cũng như giữa các văn bản hiện hành, Bộ TT&TT đã quyết định giữ nguyên khoảng cách giữa các trường học và đại lý internet, game online ở mức 200m.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Cục phó Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT) cho rằng, quy định này sẽ giúp khuyến khích phát triển các đại lý internet thuần túy còn những đại lý nào cho phép chơi “trò chơi điện tử trên mạng” thì phải đáp ứng đủ các quy định để hạn chế tác hại của game.
Một quán Internet gần trường tiểu học.
Hiện nay, trên cả nước có 30.000 đại lý internet. Bà Nguyễn Hoàng Hà, Phó phòng Thông tin Điện tử Sở TT&TT TPHCM cho biết, gần như tất cả các địa điểm kinh doanh internet hiện nay trên địa bàn thành phố đều kinh doanh cả game online.
Anh Trần Mạnh Hòa, chủ quán internet trên đường Phùng Khoang (Trung Văn, Từ Liêm cho biết, “Giờ làm gì có chủ nào lại chỉ kinh doanh internet đơn thuần. Đa phần phải kết hợp internet với trò chơi điện tử thì mới hút khách”.
Nếu quy định mới này được thực thi, nhiều đại lý kinh doanh internet đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
Cũng theo bà Nguyễn Hoàng Hà, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có vài nghìn cửa hàng internet. Nếu quy định trên được đưa vào thực thi thì số lượng các đại lý kinh doanh internet trên địa bàn phải đóng cửa là rất cao.
Tại Hà Nội, theo quan sát của PV, quanh khu vực nhiều trường tiểu học, THCS, THPT vẫn tồn tại một số đại lý game online đang hoạt động.
Video đang HOT
Gần trường THPT Thăng Long (44 Tạ Quang Bửu) là dãy phố game online ở ngõ 48 cùng phố. Các quán game mọc san sát nhau và cách cổng trường không quá 200m.
Chia sẻ trước quy định các quán game phải cách cổng trường ít nhất 200 mét, chủ quán game 105 (ngõ 48, Tạ Quang Bửu) cho biết: ” Tôi không hiểu tại sao lại phải chuyển cách trường 200m. Nếu là để hạn chế trẻ chơi game thì 200m là quá ngắn vì nếu trẻ đã thích thì cách xa hơn nữa vẫn tìm đến”.
Phải quản lý từ gốc
Theo ông Trần Bá Thái, Hiệp hội internet Việt Nam, nếu quy định quán internet đơn thuần thì không phải đáp ứng các yêu cầu trên nhưng quán internet có dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải thực hiện các yêu cầu thì mặc nhiên đã gây nên suy nghĩ game là xấu trong khi đó không phải bất cứ loại hình game nào cũng xấu.
Quản lý game là phải quản lý từ gốc tức là quản lý về nội dung game chứ không phải quản lý địa điểm của đại lý game.
Thầy Lê Văn Phú, Hiệu trưởng THPT Quang Minh (Mê Linh- Hà Nội) cho biết, hai năm trở lại đây, liên ngành công an và giáo dục của Hà Nội đã thực hiện một quy chế phối hợp nhằm hạn chế các quán internet quanh trường.
“Việc thực hiện quy chế này có hiệu quả nhất định bởi các quán internet quanh trường tôi hai năm gần đây giảm hẳn.
Tuy nhiên, khoảng cách 200m mới là hình thức, em nào muốn chơi vẫn chơi được. Quan trọng là dạy về ý thức của các em”.
Theo Nguyễn Hòa
Tiền Phong
Sau thảm án ở quán internet: Nguy cơ "Lê Văn Luyện thứ... n+1"
"Sát thủ" gây ra thảm án lần này cũng là một cậu choai đang học lớp 12. Hắn được đánh giá là "ngoan" nhưng đã thẳng thay giết người đơn giản chỉ để cướp tiền mua cái điện thoại để chơi game online...
Sau khi An ninh Thủ đô online đăng bài "Thảm án kinh hoàng ở tiệm internet: Lê Văn Luyện thứ hai?", viết về Đào Văn Tài - sát thủ học lớp 12, nhà ở thôn Đồng Quán, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc - kẻ vừa gây ra vụ giết hai mẹ con chủ tiệm Internet ở xã Bồ Lý, rất nhiều bạn đọc lại sôi sục có ý kiến phân tích, góp ý, đề nghị nên sớm sửa luật để ngăn chặn không có thêm "Lê Văn Luyện thứ 3, thứ 4 và thứ... n 1".
Game bạo lực - khởi nguồn tội ác?
"Xin các cơ quan chức năng thực hiện thật nghiêm túc việc quản lý trò chơi điện tử hiện nay. Một thời gian ngắn các cơ quan chức năng làm gắt gao với các trò chơi game giờ lại thấy im ỉm, mọi chuyện lại đâu vào đó rồi. Phải chăng các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng vì một lý do khó nói nào đó mà bỏ qua cho các bên phát hành game và các đơn vị kinh doanh game. Đừng nói game không có tội nhé, tất cả những gì mà ta chứng kiến đều do game mà ra cả đấy" - bạn đọc Phạm Văn Phúc nêu vấn đề chắc chắn động chạm đến nhiều người.
Những thông tin tìm được trên mạng cho thấy game Khu vườn địa đàng là "rất hay, thú vị" ấy vậy mà nó lại là khởi nguồn của một tội ác kinh hoàng. Điều này cho thấy không phải cứ game bạo lực mới có sức "tàn phá" giới trẻ
Ý kiến này nhận được sự đồng tình của bạn đọc Traixomnui: "Tất cả mọi tội lỗi, giết người không ghê tay đã xảy ra cho giới trẻ hiện nay đều bắt nguồn từ game online mà ra. Đề nghị Chính phủ, pháp luật, chính quyền các cấp đề xuất loại bỏ ngay các loại hình game, các quán net tràn lan như hiện nay. Giới trẻ bây giờ hỏng hết rồi, cha mẹ cũng cần quan tâm đến con trong mọi hành động".
Bạn đọc Hoàng Anh cũng thốt lên: "Trời ơi, lại là lỗi của game bạo lực. Theo tôi nghĩ, chỉ có những hành động chém giết đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong game bạo lưc nên mới dễ tác động vào suy nghĩ và hành động cậu học trò này như vậy. Hồi chuông đã không còn ở mức cảnh báo nữa rồi!"
Lỗi từ nhiều phía...
"Nên sửa đổi luật thôi, và nên xem lại hệ thống giáo dục luôn, học chữ cho nhiều nhưng học đạo đức chỉ trên lý thuyết tuần 1 tiết chả hề làm gì thì cũng chỉ là đạo đức suông, ai cũng nói được ân hận sau khi làm cái ác..." - Tung Dang.
"Đọc tin tức này không ai không khỏi bàng hoàng và thấy vô cùng đáng tiếc. Chung quy lại thì lỗi một phần cũng do người lớn đã mải mê chạy theo đồng tiền mà quên không quan tâm tới nhu cầu tâm sinh lý của con cái. Để khi cơ sự xảy ra thì cũng đã quá muộn màng. Hơn nữa ngày nay, với xu thế hội nhập thì thế hệ trẻ càng tiếp xúc với bao băng hình.... Sự bắt chước là không tránh khỏi" - bạn đọc tên Lương bày tỏ quan điểm.
"Lối sống và tư tưởng của một bộ phận con người trong xã hội ngày nay đang bị thoái hóa nghiêm trọng. Đặc biệt trong việc yêu thương giữa con người với con người. Thật sự những tên sát thủ này muốn chứng tỏ bản lĩnh máu lạnh của mình ư. Thật khốn khổ cho những nạn nhân gặp phải oan nghiệt này, gặp phải những con yêu quái trong phim Tây Du Ký đang hoành hành trên thế gian này. Đúng, chắc lại 18 năm tù cho 2 mạng người nữa quá!" - Trần Thị Thương viết.
"Mình thực sự thương cho gia đình nạn nhân, nhưng cũng phần nào thương cho cả Tài và gia đình Tài. Mình cũng có em trai tầm tuổi Tài, mình biết tâm lý tuổi này rất phức tạp. Không hiểu nảy sinh ý định gây án, tâm lý của Tài khi đó ra sao. Chẳng lẽ con quỷ độc ác giết người trong Tài lúc đó lại quá lớn và lấn át hết lý trí của Tài như vậy. Thật buồn!" - bạn đọc Vu Thi Nhuan chia sẻ.
"Một hành động quá dã man. Tôi không tin đây là một học sinh ngoan. Có thể khẳng định là học sinh ham chơi, đua đòi và bất cần đời. Tại vì sao tôi nói thế vì bố của Tài là Phó hiệu trưởng cơ mà, dù sao thì cũng được giáo dục tốt. Tôi mong pháp luật sẽ có chừng phạt thích đáng với cậu ta" - bạn đọc Vũ Văn Sinh phân tích.
Hiện trường vụ thảm án - nơi Tài sát hại các nạn nhân để cướp tiền mua điện thoại chơi game
"Đọc xong hơi bất ngờ nhưng không bằng vụ của Luyện vì biết sẽ có ngày này xảy ra. Chỉ lo rằng tôi, bạn hay chính những người làm luật, khi nào, may hay không may phải là người kế tiếp trong những vụ tương tự thế này nếu luật vẫn không thay đổi. Ở đời có nhiều cái để sợ, nhưng cái sợ lớn nhất là sợ chết, nhưng 1 khi đạt tới đỉnh điểm của sự cùng cực với yếu tố sẽ thoát chết (luật quy định dưới 18 tuổi không bị tử hình) thì lý trí sẽ không còn được kiểm soát và sẽ hành động không gớm tay" - bạn đọc Mai Đức Vinh.
Nhất định phải sửa luật để trừng trị tội phạm vị thành niên?
"Trẻ con nhà quê đứa nào cũng được khen là ngoan. Vậy mà ra thành phố không ít trong số chúng hút hít, đua xe, giết người, cướp của, hiếp dâm... Thế thì ngoan là thế nào nhỉ hở các bác? Luật để răn đe, ngăn chặn tội ác hay là để lấy tiếng là nhân đạo đây?" - bạn đọc Đặng Đình Lân đặt câu hỏi đầy gai góc.
"Hiện nay tình hình bạo lực giết người xảy ra rất nhiều và tội phạm đối với tuổi dưới 18 cũng không phải là ít, có những đối tượng lợi dụng những thanh niên dưới 18 tuổi để ra tay giết hại người vô tội. Là một công dân Việt Nam tôi xin nhà nước sữa đổi luật pháp để trừng trị những đối tượng giết người dã man như trên, giữ an ninh trật tự cho địa phương" - bạn đọc Binh Phuoc đề nghị.
"Theo tôi, nhà nước nên khẩn trương thay đổi khung hình phạt cho loại tội phạm này. Vì còn như thế thì còn rất nhiều "Lê Văn Luyện" mọc lên" - bạn đọc Nguyễn Lương Duy đồng quan điểm.
"Tôi không nghĩ là việc điều chỉnh luật theo hướng tăng nặng hình phạt với tuổi vị thành niên thì mọi thứ sẽ tốt hơn" - bạn đọc Nguyen87napa phản bác. Khẳng định "Đó là do cách giáo dục thôi", bạn đọc này lấy ví dụ để chứng minh: "Tại sao trên thế giới có nhiều nước, trong luật không có án tử, dù phạm tội dã man đến mấy, như Áo: Bố nhốt con gái dưới tầng hầm bao năm, cưỡng hiếp con gái bao năm sinh ra 4 đứa trẻ rồi giết 2 trong số đó. Ở Nauy một tên tội phạm giết mấy chục mạng người vừa bị xét xử, nhưng không bị án "dựa cột" như Việt Nam. Vậy tại sao ở những đất nước đó vẫn có cuộc sống thanh bình hơn chung ta?". Một câu hỏi không dễ trả lời!
Thể hiện sự không đồng tình, bạn đọc Nguyễn Minh khẳng định: "Cứ chờ mà xem, nếu không sửa luật, chắc chắn sẽ có những Lê Văn Luyện thứ 5, 6... thứ n 1 xuất hiện".
"Có lẽ trước khi ra tay giết hại hai mẹ con chị Nguyệt nó đã nghiên cứu rất kĩ phiên toà xét xử Lê Văn Luyện. Sinh ngày 22-5-1994 nên hắn biết dưới 18 tuổi không lãnh án tử, chứ vụ này mà thực hiện sau hơn một tháng thì nó sẽ bị toi mạng. Mong sớm sửa đổi luật, bởi nếu để nguyên như cũ thì sẽ có n 1 Lê Văn Luyện ra đời..." - bạn đọc Nguyễn Khắc Thêm viết.
Bạn đọc Doanh Quốc đồng tình khẳng định: "Quốc hội nên sớm sửa luật vì thanh niên 17- 18 tuổi đã có đủ sức khỏe & suy nghĩ trước khi làm một việc gì. Nếu luật của ta cứ nhân văn như bây giờ thì nhiều thanh niên sẽ nhờn luật mà phạm nhiều tội ác, gây bức xúc cho xã hội, nhiều người tốt phải chết dưới ngọn đao lưỡi kiếm của bọn coi thường pháp luật này. Không thể để nước ta có Lê Văn Luyện thứ ba, thứ tư nữa..."
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích lại nguyên văn loài một người bác của Nguyễn Hoài Trung, nạn nhân đã bị Đào Văn Tài sát hại dã man: "Chúng tôi không mong muốn thủ phạm bị xử tội chết, nhà tôi mất con, mất cháu cũng đau đớn như bố mẹ Tài mất con. Tài chưa đủ 18 tuổi (hắn sinh ngày 22-5-1994), vì thế, nếu theo pháp luật thì nó cũng chỉ bị xử như Lê Văn Luyện. Qua hai vụ án này, tôi nghĩ pháp luật nên điều chỉnh mới mong răn đe tội phạm, để không còn Lê Văn Luyện thứ ba, thứ tư...".
Theo ANTD
"Chấp chới"...tội danh "Pháp luật như mực thước", điều này chẳng có gì phải bàn. Thực tế trong công tác xét xử vẫn luôn có những vụ án mà ở đó việc áp dụng tội danh, khung hình phạt đối với bị cáo không phải lúc nào cũng dễ dàng và thật sự chuẩn xác. Xử đúng người, đúng tội mới đủ sức răn đe (Trong...