2001 ơi, lá vàng rơi, phượng nở, ve kêu, mùa thi đến: Chúng ta sắp phải chia tay nhau rồi!
Giây phút mong chờ nhất của tuổi học trò là ngày lễ ra trường, được cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp. Nhưng trong lòng vẫn bồi hồi, xuyến xao vì nhìn thấy những chiếc lá vàng cuối cùng đang từ từ rơi xuống. Vậy là thanh xuân của ba năm học cấp ba bắt đầu chấm dứt từ đây!
Thanh xuân đáng giá bao nhiêu? Bất cứ ai trong đời đều một lần tự hỏi chính bản thân câu này, nhưng chẳng bao giờ trả lời được. Khi còn vài tháng nữa thôi là tất cả cô cậu học trò chính thức tốt nghiệp cấp ba. Hành trang của ba năm học này đi qua biết bao nhiêu vui buồn của tuổi học trò. Đôi khi ngây thơ và ngu ngơ lắm! Không phải công danh, sự nghiệp rồi tiến đến hôn nhân. Mà chỉ cần có một mối tình, một kỷ niệm về những ngày đã qua cùng bè bạn thân yêu của mình.
Những khoảnh khắc cuối năm đáng nhớ tại ngôi trường cấp ba này. Là ba năm trời, là bao kỉ niệm, là hôm bạn cùng bàn chia sẻ một cách ngây thơ rằng “Này cậu ơi! Lớn lên tớ sẽ trở thành bác sĩ.” (Nguồn: NVCC)
Một nam sinh đã đăng tải những bức ảnh của mình về mùa lá vàng rơi tại ngôi trường học thân thương và xúc động chia sẻ: “Trường của bạn lá vàng đã rụng rơi chưa? Lại một mùa hè chúng ta phải xa nhau nữa rồi. Thanh xuân đẹp nhất chắc là tình yêu của tuổi học trò.” Phải chăng đó là những ngày đếm ngược cuối cùng của thế hệ học sinh 2001 trước khi ra trường. Lá vàng rơi, phượng nở, ve kêu, 2001 sẽ nói lời chia tay tuổi học trò chỉ trong ít ngày ngắn ngủi nữa.
Năm đó ai là người hẹn bạn đi ăn quà vặt trước sân trường! Ai là đã rủ tôi chia lịch ra cúp cua rồi trở thành chiến hữu trên mọi nẻo đường tuổi trẻ. Thoáng qua nhanh vậy, nhắm mắt mở ra đã thấy tốt nghiệp rồi. (Nguồn: NVCC)
Trên mạng xã hội, một bạn trẻ khác đã để lại dòng bình luận: “Nếu có thể được khóc một lần nữa, mình sẽ khóc thật to, khóc cho tuổi trẻ của mình, còn việc sau này là chuyện của sau này. Chúng ta mãi mãi là chúng ta, chỉ cần chúng ta mãi mãi tuổi mười tám, và sống thật với những cảm xúc hiện tại.” Cảm xúc đó là thật! Cái cảm giác chuẩn bị kết thúc một chằng đường trong tuổi trẻ nó rất khó tả thành lời.
Video đang HOT
Ai trải qua quãng thời gian là học sinh rồi đều căn bản hiểu rằng có lẽ thanh xuân dưới mái trường là hạnh phúc chân thật nhất. Bồi hồi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp, đi theo những lựa chọn của ước mơ rồi cuốn vào vòng xoáy hỉ nộ ái ố của cuộc đời. Các bạn trẻ đã thốt lên những từ giá mà, ừ thì họ nhận ra sớm hơn rằng ba năm cấp ba là hữu hạn!
Thanh xuân hiện hữu trong những tháng tươi đẹp nhất của thời tuổi trẻ, với những phong trào “bung lụa” tưng bừng! Tranh cãi nhau vì những chuyện chẳng đâu vô đâu rồi lại đoàn kết, chung tay vượt qua mọi “chướng ngại vật”. Đó là khi chàng trai/ cô gái năm đó bạn rất thích. Nhất quyết phải làm điều gì đó cho họ hết ba năm cấp ba. Rồi thề non hẹn biển sẽ mãi mãi bên hội bạn thân cùng nhau chiến đấu đến hết cuộc đời này.
Cấp ba, trải qua rồi mới thấy, phải lòng một nụ cười của ai đó cũng có thể là khoảnh khắc xinh đẹp nhất trong cuộc đời. Những chiếc lá khẽ rơi, cũng chính là vấn vương, nhớ nhung về những ngày bị ghép đôi và trêu chọc với “gà bông”. Nhưng có lẽ các bạn trẻ chạy nhanh đến mấy cũng chẳng thể nào đuổi kịp chuyến tàu thanh xuân của mình.
Ba năm cấp ba thực sự rất dài, nhưng khoảng thời gian đó là đếm từng giây phút để nhận ra rằng nó quá ngắn ngủi để nhận ra hạnh phúc thật sự. (Nguồn: NVCC)
Nhìn những chiếc lá cuối cùng rơi lần nữa, kỉ niệm chợt ùa về. Suốt ba năm cấp ba, chúng ta đã làm những gì để trưởng thành hơn với những mong mỏi, và sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô và bè bạn. Có thể đôi lúc rất mệt mỏi, rất dài. Đôi lần muốn bỏ cuộc với những bài thi tốn chất xám. Vậy mà khi kỳ thi THPT Quốc gia sắp cận kề, mới cảm thấy chênh vênh và cổ họng ngẹn lại khi nhắc về hai chữ nuối tiếc.
Tuổi trẻ đi qua, thanh xuân ở lại. Cũng dãy hành lang này, mọi thứ vẫn y nguyên, nhưng chúng ta lại đi theo những ngã rẻ cuộc đời và lựa chọn khác nhau. (Ảnh: NVCC)
Giá như suốt đời này, chúng ta mãi cứ tuổi 17, cứ tuổi ăn tuổi chơi tuổi học hành nhưng không cần lớn nữa. Giá như được quay lại ngày hôm ấy, chính ngồi trường ấy. Giá như vẫn là những gương mặt quen thuộc. Giá như vẫn cúp học, làm bảng kiểm điểm, rồi bị ba mẹ la thì vẫn không thấy tiếc nuối.
Thời gian là vậy, kỉ niệm là thế! Thời gian trôi nhanh như chiếc đồng hồ cát, chỉ cần lật ngược lại là hết thanh xuân. Bỗng một ngày cuối tháng tư, các bạn học sinh 2001 giật mình nhận ra hế là hết rồi quãng thời gian tuổi trẻ. Ngôi trường vẫn còn đó, nhưng có lẽ thời gian sau này sẽ không còn sự hiện diện của chúng ta nữa rồi.
Theo Helino
Gần 200 bằng tốt nghiệp bị trộm ở trường Đinh Thiện Lý: Kiến nghị cấp lại cho học sinh
Trường Đinh Thiện Lý đã có văn bản chính thức báo cáo về vụ việc mất trộm bằng tốt nghiệp, đồng thời kiến nghị Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM nếu được thì cấp lại bản chính bằng tốt nghiệp cho học sinh.
Trường Đinh Thiện Lý - nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: H.HG
Chiều 18-3, cô Hoàng Thị Diễm Trang, hiệu trưởng Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, quận 7, TP.HCM cho biết như trên.
Cô Trang cho biết: "Dự kiến ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ mời phụ huynh có con em bị mất bằng tốt nghiệp đến trường để trực tiếp gặp gỡ và trao đổi vào ngày 20-3".
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cũng thông tin: "Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT trong ngày 18-3. Văn bản báo cáo toàn bộ sự việc, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD-ĐT để gỉai quyết quyền lợi chính đáng của học sinh".
Cũng theo ông Hiếu, hiện Sở GD-ĐT TP đã cấp bản sao bằng tốt nghiệp cho các em học sinh với số lượng 10 bản/em. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn có nguyện vọng được cấp lại bằng tốt nghiệp bản chính chứ không phải bản sao.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một phụ huynh có con bị mất bằng tốt nghiệp đề đạt nguyện vọng: "Con tôi đang muốn du học ở nước ngoài, cháu cần có bằng tốt nghiệp bản chính để làm thủ tục thuận tiện hơn. Vả lại, công sức học hành trong 12 năm của con, gia đình tôi cũng mong muốn cháu được cấp bản chính bằng tốt nghiệp chứ không phải bản sao".
Được biết, ngày 12-1 kẻ trộm đã đột nhập Trường Đinh Thiện Lý và lấy đi một két sắt, trong có chứa gần 200 bằng tốt nghiệp THPT của học sinh. Trước thông tin này, nhiều người thắc mắc rằng đây là ngôi trường được xây dựng rất kiên cố với hệ thống tường rào, bảo vệ, camera... rất kỹ càng và chắc chắn, vậy mà kẻ trộm vẫn có thể lọt vào trong.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, kẻ trộm đã đột nhập trường bằng đường sông chứ không phải đường bộ. Hình ảnh trích xuất camera cho thấy các tên trộm đều trùm mặt kín mít.
HOÀNG HƯƠNG
Theo tuoitre
Trộm lấy đi gần 200 bằng tốt nghiệp của học sinh Trường Đinh Thiện Lý Cô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu trưởng đã xác nhận, trường bị trộm đột nhập, và lấy đi gần 200 bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của học sinh để trong két sắt. Ngày 16/3/2019, nhiều phụ huynh của Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Đinh Thiện Lý, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin...