200 trẻ học nhà kho, khu di tích, trường chục tỷ ‘đắp chiếu’
Nhà kho và khu di tích xuống cấp, nhiều cột kèo theo năm tháng mục nát đang là nơi học, ăn, ngủ, nghỉ của 200 em nhỏ từ 3-5 tuổi tại thôn Yên Nội, xã Đồng quang (Quốc Oai, Hà Nội).
Nhiều năm nay, do thiếu cơ sở vật chất, hơn 200 em học sinh mầm non (từ 3-5 tuổi) của thôn Yên Nội (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội) phải học trong những khu nhà vốn là kho chứa thóc, ngô của hợp tác xã.
Khu di tích vốn là nơi báo công của những người đỗ đạt làm quan xưa cũng được trưng dụng làm trường học. Một giáo viên cho biết, trời mưa ngập hết sân, nắng nóng không có quạt nên học sinh rất khổ sở.
Hiện tại hai dãy nhà của khu di tích đã xuống cấp, nhiều cột kèo theo năm tháng bị mục nát. “Chúng tôi không dám cải tạo, vì đây là di tích lịch sử”, bà Nguyễn Thị Chiến, Hiệu trưởng Trường mầm non Đồng Quang nói.
Hiện nhà trường chỉ kêu gọi phụ huynh quyên góp tiền để lát gạch đỏ để học sinh ngồi sạch sẽ hơn.
Giáo viên phải dùng phên để ngăn khu nhà thành nhiều phòng học khác nhau. Hiện có 7 lớp học, mỗi lớp từ 30-40 học sinh, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu khiến nhiều em mệt mỏi, bố mẹ cho bỏ giữa chừng.
Video đang HOT
Nhiều mảng tường đã bị bong tróc.
Ảnh các bé đã “tốt nghiệp” mầm non được để tạm ngoài sân, phía dưới bảng thông báo kế hoạch tuần.
Hiện tại, học sinh mầm non Yên Nội ăn trưa và ngủ lại tại trường. Dưới nền gạch đỏ, giáo viên trải chiếu, các em chen chúc nhau ngủ.
Nhiều bé mới đi học, không chịu được cảnh chật chội nên khó ngủ.
Cách đó 300 m là dự án xây dựng trường mầm non kiên cố cho thôn Yên Nội (được khởi công từ ngày 29/11/2010), vốn đầu tư 14 tỷ đồng. Dự kiến, hoàn thành trường để đón năm học 2012-2013. Tuy nhiên, sau gần 5 năm xây dựng, hiện ngôi trường mới hoàn thành phần xây thô.
Dự án dừng liên tục, đến ngày 26/3 công trình lại xây dựng tiếp. “Chúng tôi nhiều lần đi xây nhưng sau đó lại phải nghỉ vì thiếu vật liệu”, anh Hào, người dân Yên Nội nói.
Chủ đầu tư dự án xây dựng trường mầm non Yên Nội là Phòng Giáo dục huyện Quốc Oai. Từ tháng 2/2015, công trình chuyển chủ đầu tư sang đơn vị mới là Ban quản lý dự án huyện Quốc Oai. Theo ông Kiều Đình Tình – phó ban, việc xây dựng trường mầm non kéo dài trong nhiều năm gây ra lãng phí lớn. Phần thô xây xong để 2 năm sau có vốn mới làm tiếp, rêu bẩn bám vào, phải trích thêm chi phí cạo rêu mốc.
Trao đổi với Zing.vn, ông Đỗ Lai Bình, phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, cho biết, nguồn vốn xây dựng điểm trường mầm non Yên Nội (xã Đồng Quang) chủ yếu từ ngân sách huyện, thành phố chỉ hỗ trợ 2 tỷ đồng.
Kế hoạch xây dựng trường trong 2 năm nhưng do không có tiền nên chưa xong. Theo ông Bình, tổng vốn đầu tư dự án 14 tỷ đồng, qua 5 năm đã giải ngân được 7 tỷ đồng.
Theo Zing
Trẻ học nhà kho, trường to "đắp chiếu"
Ngay tại Hà Nội, có những điểm trường mầm non trong nhà kho cũ kỹ, dột nát, vừa học vừa lo sập. Trong khi đó, các dự án tiền tỷ xây trường kiên cố để thay thế khởi công từ nhiều năm nay vẫn dang dở vì thiếu vốn, đang nằm phơi mưa nắng.
Học sinh vẫn phải học trong các nhà kho cũ. Ảnh: Quỳnh Nga.
Học trong nhà kho cũ nát
Hiện, thôn Yên Nội (Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội) có 3 điểm trường cho học sinh mầm non. Điểm trường mẫu giáo Yên Nội được cải tạo từ nhà kho cũ của hợp tác xã và nhà di tích, là lớp học của 256 cháu (từ 3 - 5 tuổi). Điểm trường nhà trẻ đội 1 có 87 cháu học chung trong căn phòng rộng chưa đến 60m2. Do lớp học chật chội nên dù có bàn ghế cũng không đủ chỗ kê, giáo viên phải xếp miếng xốp xuống nền nhà. Vào ngày mưa nền ướt, đành trải chiếu để các cháu ngồi học.
Tại điểm trường khu nhà trẻ 5 gian có gần 50 học sinh. Diện tích lớp học rộng chừng 30m2. Điểm trường này được cải tạo từ ngôi nhà kho chứa lúa của làng trước đó. Trên tường, từng mảng vôi vữa bong tróc, có chỗ lõm vào nhìn thấy cả gạch đỏ vỡ vụn. Khoảnh sân nhỏ phía trước chỉ đặt vừa một chiếc đu quay đã gỉ sét đen quạch và một chiếc cầu chui cho trẻ.
Chị Phạm Thị Quyên dạy học tại điểm trường này hơn 20 năm cho biết, ngày nắng học sinh của lớp 3 tuổi và lớp 4 tuổi phải chia nhau để học bài. Lớp này học 30 phút, ra sân chơi để lớp còn lại học và ngược lại. Năm học trước, mái ngói của trường cũ dột nước, mỗi khi mưa xuống phải gọi phụ huynh đến đón học sinh về.
Tương tự, điểm trường mầm non thôn Lương Xá (Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội) với hơn 70 em nhỏ đang phải học tạm bợ nhà kho cũ của hợp tác xã trước kia. Điểm trường có 4 phòng học nhưng do 2 phòng xuống cấp, dột nát, có nguy cơ đổ sập nên toàn bộ học sinh phải học dồn ở 2 phòng còn lại. Một phần sân chơi được lợp mái tôn và đặt bàn ghế để các cháu ăn uống.
Ngôi trường chục tỷ bỏ hoang chờ vốn. Ảnh: Quỳnh Nga.
Trường tiền tỷ phơi mưa nắng
Dự án xây dựng trường mầm non kiên cố cho thôn Yên Nội được khởi công vào ngày 29/11/2010, vốn đầu tư 14 tỷ đồng. Dự kiến, phải hoàn thành trường để đón năm học 2012-2013. Tuy nhiên, sau gần 5 năm xây dựng, hiện ngôi trường mới hoàn thành phần xây thô một khối nhà phòng học 2 tầng và một khối nhà 1 tầng dự kiến làm nhà hiệu bộ. Tại khu đất xây dựng trường mới, từng mảng tường rêu mốc. Những trụ sắt hoen gỉ, nền nhà nước trũng đọng. Dưới sân, cỏ dại mọc um tùm che khuất.
Bà Nguyễn Thị Chiến, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Quang, cho biết: "Khi dự án chậm tiến độ, tôi kiến nghị và nhận được câu trả lời do thiếu nguồn vốn. Cô trò chúng tôi mong mỏi từng ngày có trường khang trang, đảm bảo chất lượng dạy học, chứ chật chội, tạm bợ như hiện nay khổ nhất là học sinh mầm non".
Ông Vương Mạnh Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Quang, nói rằng, dự án xây dựng Trường mầm non Yên Nội do Phòng Giáo dục huyện Quốc Oai làm chủ đầu tư nên xã không nắm được cụ thể thông tin.
Dở dang vì thiếu vốn
Chủ đầu tư dự án xây dựng Trường Mầm non Yên Nội là Phòng Giáo dục huyện Quốc Oai. Từ tháng 2/2015, dự án chuyển chủ đầu tư sang đơn vị mới là Ban quản lý dự án huyện Quốc Oai. Theo ông Kiều Đình Tình, Phó Ban quản lý dự án huyện Quốc Oai - đơn vị trực tiếp quản lý dự án, việc xây dựng trường mầm non kéo dài trong nhiều năm gây ra nhiều lãng phí. Khi xây phần thô xong rồi để 2 năm sau có vốn mới làm tiếp, rêu bẩn bám vào, lại phải trích chi phí cạo rêu mốc.
"Chưa thể chắc chắn vì nguồn vốn phụ thuộc vào việc đấu giá đất. Theo kế hoạch, năm 2015, sẽ giải ngân tiếp 3,5 tỷ đồng cho công trình, trong đó có 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn nông thôn mới".
Ông Đỗ Lai Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) nói về nguồn vốn xây dựng điểm trường mầm non Yên Nội (xã Đồng Quang)
Ông Đỗ Lai Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, cho biết, nguồn vốn xây dựng điểm trường mầm non Yên Nội (xã Đồng Quang) chủ yếu từ ngân sách huyện, ngân sách thành phố chỉ hỗ trợ 2 tỷ đồng.
Kế hoạch xây dựng trường trong 2 năm nhưng do không có tiền nên chưa xong. Theo ông Bình, tổng vốn đầu tư dự án 14 tỷ đồng, qua 5 năm, đã giải ngân được 7 tỷ đồng. "Chưa thể chắc chắn vì nguồn vốn phụ thuộc vào việc đấu giá đất. Theo kế hoạch, năm 2015, sẽ giải ngân tiếp 3,5 tỷ đồng cho công trình, trong đó có 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn nông thôn mới", ông Bình nói.
Lý giải về việc "bỏ hoang" Trường Mầm non Lương Xá (Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội), đại diện UBND huyện Chương Mỹ cho biết, công trình hoàn thành từ tháng 4/2011 với số vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng, nhưng chưa sử dụng do thiếu công trình phụ trợ (gồm tường bao quanh, sân trường...).
Khi bàn giao, UBND xã Lam Điền không tiếp nhận, tiếp tục đề nghị đầu tư bổ sung các hạng mục phụ trợ, nhà hiệu bộ với số vốn nâng lên hơn 9 tỷ đồng. Do nguồn ngân sách của huyện hạn hẹp, kinh tế suy thoái nên chưa bố trí đủ nguồn vốn.
Theo_Dân việt
Hơn 1.000 người dập cháy rừng đặc dụng ở Sóc Sơn Ngay sau khi đám cháy bùng phát dữ dội ở khu rừng đặc dụng huyện Sóc Sơn, hơn 1.000 người bao gồm cả lính cứu hỏa, bộ đội, nhân dân địa phương được huy động đến hiện trường. Ngọn lửa bùng phát vào khoảng 9h sáng nay (ngày 17/12) ở khu rừng đặc dụng thuộc khu vực xã Đông Quang (Sóc Sơn, Hà...