200 học sinh đối diện với hà bá để tới trường
Đã từ nhiều năm nay, cứ đến mùa nước lũ, hơn 200 em học sinh xã An Lương (Yên Bái) ngày ngày lênh đênh trên chiếc bè gỗ, bám dây sang sông để đến trường.
Nằm ven hai bên con suối Thia, cứ mùa nước lũ, người dân xã An Lương (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đều phải lênh đênh trên những chiếc bè gỗ mỏng manh vượt suối.
Vào mùa này, nước chảy xiết nên sợi dây thừng buộc hai bên bờ suối là phương pháp di chuyển hiệu quả nhất cho mỗi chiếc bè.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiểm họa vẫn luôn thường trực trong mỗi chuyến sang suối bởi những chiếc bè chỉ được làm sơ sài trong khi công cụ hỗ trợ lại rất thô sơ.
Vậy mà hơn 200 em học sinh của trường Tiểu học và THCS An Lương sống ở bên kia suối vẫn ngày ngày 2 chuyến lênh đênh trên những chiếc bè đến trường.
Chị Trương Thị Đức, 25 tuổi cho biết: “Hơn 3 năm kéo bè ở con suối này, đưa không biết bao nhiều em học sinh qua đây rồi. Phải những hôm trời rét, gió to, nhìn các em mà thương nhưng chẳng biết làm gì. Chỉ cố kéo thật nhanh để đưa các em qua suối đến trường”.
Nếu không may, dây kia bị đứt do sức nước quá căng, hoặc cái mảng bè be bé kia lâu ngày mục rồi toác ra giữa dòng nước lũ thì không biết điều gì sẽ xảy ra.
Theo Xuân Phú/Báo Infonet
Học sinh lội suối đến trường
Hơn chục năm qua, hằng ngày hàng trăm học sinh bảy thôn thuộc xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) phải lội qua những con suối rộng khoảng 100m để đến trường.
Các thôn ở xã cũng bị chia cắt bởi ba con suối Nước Nẻ, Nước Lá và Nước Gia. Học sinh ba thôn Gò ập, Huy Duôi, Nước Y phải lội qua suối Nước Nẻ để đến trường.
Em Phạm Văn Khải (lớp 2 trường tiểu học Ba Vinh) nói: "Ngày nào tụi em cũng lội suối nên quen rồi. Có hôm em phải nghỉ học vì nước chảy mạnh, ngã xuống ướt hết sách vở".
Học sinh lội qua suối Nước Nẻ đi học.
Lo nhất là vào mùa mưa, nước lên nhanh rất nguy hiểm. ể an toàn cho học sinh, người dân dùng đá kè ngang suối để các em xác định đường đi, tránh đi phải vào chỗ nước sâu, tập hợp thành nhóm để hỗ trợ nhau nếu gặp sự cố.
"Mùa mưa người lớn trong làng phải cõng con qua suối đến trường. Nước lớn quá thì băng rừng cả chục cây số đường vòng đến trường hoặc nghỉ học" - anh inh Văn Kéo (thôn Gò ập) cho biết.
Thầy Phan Văn Thạch, hiệu trưởng trường tiểu học Ba Vinh, cho biết phần lớn học sinh của trường phải lội suối đến lớp. Mỗi khi có học trò vắng học không phép, nhà trường rất lo lắng. Mùa lũ trường thông báo nghỉ học để đảm bảo an toàn cho các em.
Theo ông Cao Thanh Hải - phó chủ tịch UBND xã Ba Vinh, toàn xã có 13 thôn, trong đó có bảy thôn với hơn 400 hộ bị chia cắt bởi những con suối rộng. Toàn xã chỉ có hai cầu treo đã xuống cấp là Măng Thing và Nước Nẻ, nhưng muốn đi cầu treo phải băng rừng rất xa.
"Toàn xã có khoảng 600 học sinh phải lội suối đến trường. Ngay cả người dân mùa lũ cũng đi lại rất khó khăn. Chính quyền xã rất mong có những cây cầu bắc qua các dòng suối này để người dân và học sinh đỡ khổ" - ông Hải cho biết.
Theo Trần Mai/Báo Tuổi Trẻ
Học sinh thành phố đi học bằng đò Sau chuyến đò lắc lư trên sông, Hằng (học sinh lớp 2) cùng nhóm bạn tiếp tục bắt xe ôm để đến trường. Tính cả chiều về, mỗi ngày đi học, các em phải trả từ 8.000-12.000 đồng tiền đi đò và xe ôm. Đó là hình ảnh của những em học sinh nghèo ở tổ 27 và 28 thuộc ấp An Hòa,...