200 con bò sữa “cưỡi” phi cơ, đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất
Chiều (25-2), chuyên cơ mang số hiệu QF7581 của hãng Qantas Airways chở 200 con bò cao sản mang thai được nhập từ Úc về Việt Nam đã đáp xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Đây là những con bò đầu tiên trong số 5.000 con bò mang thai mà Vinamilk nhập trong năm 2014 từ Úc và Mỹ. Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ là một mục tiêu chiến lược quan trọng, và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguồn nguyên liệu.
Sau hành trình 7 giờ vượt đại dương, những con bò cao sản mang thai đã tới
sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng đứng trong các kiện gỗ chuyên dụng.
Năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa 2 (quy mô 3.000 con) và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con). Nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu (trong đó sữa tươi nguyên liệu từ trang trại chiếm 20%, còn lại 20% của các hộ nông dân).
Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, Vinamilk sẽ tiếp tục nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ. Đợt bò nhập đầu tiên trong năm 2014 vào ngày 25.2 là 200 con bò sữa cao sản mang thai nhập từ Úc. Số bò nhập trong kế hoạch còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam bằng đường hàng không trong khoảng thời gian thời tiết phù hợp.
Nhân viên kho bãi cẩn trọng bốc xếp từng kiện gỗ nhốt bò
Video đang HOT
Trong những năm qua, các kết quả nuôi bò nhập từ Úc rất tốt đã chứng tỏ việc áp dụng công nghệ mới, đảm bảo kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tốt là yếu tố căn bản cho việc nuôi bò nhập nội cao sản. Năng suất đàn bò sữa tại các trang trại Vinamilk hiện đạt mức trung bình trên 7.200 kg/con/năm là năng suất cao so với mức năng suất đàn bò thế giới (tương đương với châu Âu và cao hơn các trại tại khu vực châu Á). Từ kết quả khả quan này, Vinamilk quyết định tiếp tục nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn để tăng đàn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty.
Toàn bộ đàn bò được tuyển chọn trực tiếp từ các trang trại bò giống HF của Úc bởi các chuyên gia lành nghề, nhiều kinh nghiệm của nhà cung cấp và công ty Vinamilk. Đây là đàn bò tơ thuộc giống bò Holstein Friesian thuần chủng, có “gia phả” ba đời và được cấp giấy chứng nhận giống HF của Hiệp hội giống bò sữa Holstein Friesian của Úc. Đàn bò sau khi được sơ tuyển, chọn mua từ các trang trại đã được đưa đến trại cách ly kiểm dịch tại Úc, được giám định về khả năng sinh sản (do chuyên gia thú y của Úc khám bằng máy siêu âm chuyên dụng).
Những con bò cao sản được tuyển chọn kỹ càng với “gia phả” 3 đời
Sau đó, các chuyên gia của công ty Vinamilk phối hợp với các chuyên gia Úc tuyển chọn chính thức để lựa ra hơn 400 con đạt tiêu chuẩn về ngoại hình (hình dạng tổng quát đúng chuẩn bò giống HF, trọng lượng, chân móng, màu sắc da lông, hệ thống chân, khung xương…), sức khỏe (thể trạng, dáng đi, hành vi và quan sát đi lại gặm cỏ trên đồng, mắt tinh anh, mũi ẩm ướt), gia phả và khả năng sản xuất của con mẹ và tiềm năng di truyền của tinh bò cha. Trước khi về Việt Nam, đàn bò phải trải qua các đợt kiểm tra, xét nghiệm về tình hình sức khỏe rất nghiêm ngặt của cơ quan thú y kiểm dịch Úc.
Đàn bò nhập về sẽ được nuôi cách ly tại trang trại bò sữa Lâm Đồng của Vinamilk với công nghệ và kỹ thuật hiện đại của trang trại và được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do nhà cung cấp hỗ trợ. Để chuẩn bị cho đợt nhập bò này, công ty Vinamilk đã chuẩn bị chặt chẽ nguồn thức ăn (nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao và cỏ khô Alfalfa), thuốc và vật tư thú y (đặc biệt là các loại vaccine chuyên dụng nhập từ Hoa Kỳ), chuồng trại (sát trùng tiêu độc cách ly, hệ thống làm mát…).
Công nghệ chăm sóc đặc biệt đang đón đợi lũ bò
Với số lượng 5000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại công ty lên khoảng 50 triệu lít/năm. Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
Theo ANTD
Phá sản vì gom hết tiền đi nuôi giun
Hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang lâm vào cảnh nợ nần, phá sản sau hơn một năm dốc hết vốn liếng, vay mượn tiền đầu tư vào trang trại nuôi giun cao sản.
Khi con giun làm đầu cơ nghiệp
Những hộ dân nuôi giun cho biết, cách đây gần một năm, nhân viên của Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch Hùng Vương, có trụ sở đóng tại huyện Đông Anh - Hà Nội về các xã thuộc huyện Can Lộc giới thiệu mô hình nuôi giun cao sản kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao. Phía công ty đảm nhận khâu tư vấn kỹ năng nuôi, cung cấp con giống, chế phẩm thức ăn và cam kết sẽ thu mua sản phẩm 100%. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm đầu tư nuôi giun, lợi nhuận chẳng thấy đâu, những người nông dân lại phải oằn lưng gánh những khoản nợ lớn. Công ty không về thu mua như cam kết, giá các loại chế phẩm nuôi giun quá cao khiến người nuôi điêu đứng.
Dẫn chúng tôi ra trại giun, anh Nguyễn Trường Giáp (42 tuổi, trú tại xóm 9 - xã Gia Hanh) nghẹn ngào: "Trắng ta rồi anh à, biết kêu ai bây giờ. Hôm qua ngân hàng đòi tiền mà không có trả, nếu họ tịch thu nhà cũng phải chịu thôi, biết kêu ai bây giờ. Con bé đầu học lớp 9 cũng đã phải bỏ học, đang cùng mẹ vào miền nam để kiếm việc làm".
Trang trại giun của anh Nguyễn Trường Giáp đầu tư hơn 180 triệu đồng, nay lâm vào ngõ cụt
Anh Giáp cho biết, sau khi được nhân viên Công ty Cổ phần Thương Mại - Du lịch Hùng Vương giới thiệu về mô hình nuôi giun cao sản, anh thấy rất khả thi nên đã bàn với vợ, quyết định đầu tư vào giun. Gia đình anh đã phải đi vay mượn của người thân, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng để có 180 triệu đồng xây dựng trang trại, mua con giống, đất nền, máy xay thức ăn... Tháng 4-2012, cả nhà phấn khởi vì công ty về thu mua cho gia đình anh 370kg, với giá 135 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, thuốc chế phẩm... cho công ty, gia đình anh còn thu lãi gần 15 triệu đồng. Uớc mơ thoát nghèo chưa kịp lóe sáng đã bị dập tắt không bao lâu sau đó.
Để trả nợ, vợ và đứa con gái đầu của anh phải vào miền nam làm công nhân, còn anh ở nhà ban ngày đi làm phụ hồ, đêm về tranh thủ đi thả rúm kiếm mớ tôm, mớ cá về bán nuôi mấy đứa nhỏ.
Theo cam kết, cứ 3 tháng phía công ty sẽ về thu mua một lần. Nhưng sau đó, theo yêu cầu của công ty nên hồi tháng 8-2012, anh cùng một hộ anh Lê Đồng (bên xã Mỹ Lộc) thuê xe tải chở 8 tạ giun ra Hà Nội. Tại đây, họ thu mua với giá 140 ngàn đồng/kg, mà lại không bàn giao tiền mà bảo sẽ chuyển tiền về sau. Chờ mãi không thấy, anh Giáp gọi điện thoại vào số máy bàn của công ty thì bảo phải chờ, còn gọi vào số di động của ông Nguyễn Mạnh Khương - Tổng Giám đốc công ty thì ông này không nghe máy.
Cách nhà anh Giáp chưa đầy 100m là trang trại nuôi giun của anh Đoàn Ngọc Lam. Anh Lam bức xúc: "Tiền phế phẩm nuôi giun thì nhiều. Lứa đầu có lãi chút ít, lứa thứ 2 lỗ và đến lứa thứ 3 không thấy công ty về thu mua, liên lạc với họ thì không được, giun không biết bán cho ai. Đầu tư cả trăm triệu nhưng cũng đành đem giun cho vịt ăn".
Cũng là nạn nhân của mô hình nuôi giun cao sản, năm 2011, gia đình chị Trần Thị Đơn, trú tại xóm 10 - xã Vượng Lộc bán đàn lợn được hơn 50 triệu đồng, thế chấp "sổ đỏ", vay thêm 200 triệu từ ngân hàng, đầu tư mở trang trại nuôi giun. Trang trại giun của gia đình chị bán được hai đợt với số tiền 41 triệu đồng, trừ tiền giống, thuốc chế phẩm công ty bán để nuôi giun, chị còn lỗ 4 triệu đồng.
Lần gần đây nhất, theo yêu cầu của công ty, chị đưa 73kg giun ra Hà Nội nhập, nhưng lại bị công ty nợ tiền, đến nay vẫn chưa trả. Cùng chung cảnh ngộ với hộ anh Giáp, anh Lam, chị Đơn là hộ anh Đặng Huề, Phan Văn Đồng, Phan Phương (xã Mỹ Lộc), ông Trần Hà (xã Phúc Lộc)...
Công ty CP TM - DL Hùng Vương "bịp" người dân bằng bản hợp đồng không có giá trị pháp lý
Cần phải cảnh giác!
Bằng chiêu thức của mình, chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty CP Thương Mại - Du lịch Hùng Vương đã dụ dỗ được khoảng 50 hộ dân ở Hà Tĩnh và Nghệ An tin theo, vay mượn tiền để đầu tư trang trại nuôi giun cao sản dẫn đến phá sản. Trong đó, nhiều nhất là huyện Can Lộc có đến 15 hộ, tập trung các xã như: Mỹ Lộc, Phúc Lộc, Vượng Lộc, thị trấn Nghèn, Gia Hanh... Giun nuôi lớn nhưng công ty không về mua, chi phí thì lớn. Trong số các hộ trên, có hộ đành đưa giun cho cá ăn, vịt ăn. Nhưng có hộ đang nuôi cầm chừng, với hy vong mỏng manh là công ty sẽ về mua theo đúng cam kết trong bản hợp đồng đã ký.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nghĩa - Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Can Lộc cho biết: "Vừa rồi chúng tôi cũng nhận được đơn thư của các hộ nhờ can thiệp. Tuy nhiên mô hình nuôi giun là các hộ tự ký với Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch Hùng Vương, không hề qua chính quyền địa phương. Các bản hợp đồng trên không đầy đủ thủ tục, không có giá trị về mặt pháp lý, nên dù thương người dân lắm, nhưng chúng tôi cũng đành bó tay. Gần đây, một số người dân ở Can Lộc còn bị một số đối tượng ở các tỉnh khác về dụ dỗ phát triển mô hình nuôi chồn nhung đen nữa, rồi sau đó cũng không có đầu ra. Mọi chuyện chúng tôi cũng đã báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh rồi".
Ông Nghĩa cũng cảnh báo người dân đừng nhẹ dạ, dễ tin vào những chiêu thức lừa đảo để rồi phải chịu cảnh nợ nần, phá sản. Khi tiến hành những giao dịch quan trọng cần phải thông qua chính quyền địa phương để được tư vấn, hỗ trợ một cách cẩn thận.
Theo ANTD
Hàng trăm hành khách bức xúc vì bị "bỏ rơi" ở sân bay Đã hoàn tất thủ tục, xếp hàng ra sân bay nhưng hàng trăm hành khách bất ngờ nhận được thông báo chuyến bay khởi hành trễ. Đợi đến 3 tiếng đồng hồ sau vẫn không thấy đại diện hãng hàng không trả lời, hàng trăm hành khách vạ vật mệt mỏi... Sự việc diễn ra vào đêm 1/12 tại khu vực quầy thủ...