20 triệu USD hỗ trợ các trường chuyên ở vùng khó khăn

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý sử dụng toàn bộ kinh phí 20 triệu USD của Chương trình chính sách để hỗ trợ cải thiện, nâng cao điều kiện dạy và học của trường chuyên ở các vùng khó khăn, trong khuôn khổ Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020.

Toàn bộ kinh phí 20 triệu USD này thuộc chương trình chính sách thuộc Chương trình phát triển giáo dục trung học phổ thông (THPT), vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và các địa phương liên quan, căn cứ Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 và nhu cầu thực tế của các trường chuyên thuộc đối tượng đầu tư để xây dựng dự toán kinh phí, phương thức quản lý phù hợp, trình phê duyệt theo quy định.

20 triệu USD hỗ trợ các trường chuyên ở vùng khó khăn - Hình 1

Trước đó, vào ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu xây củng cố, xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên hiện tại đồng thời với tăng dần quy mô bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường THPT chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh THPT của từng tỉnh, thành phố

Tập trung đầu tư nâng cấp các trường THPT chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2015, có 100% trường THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường trọng điểm, có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế

Bên cạnh đó, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp nâng tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường THPT chuyên. Đến 2015, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp

Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các trường THPT chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới. Đến năm 2015, có ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi 70% học sinh giỏi, khá về tin học 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi 90% học sinh giỏi, khá về tin học 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành…

Video đang HOT

S.H

Theo dân trí

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc

Tuần này, tạp chí Tia sáng vừa phối hợp cùng ĐH FPT tổ chức buổi Tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sỹ và các học giả trong ngành.

Buổi tọa đàm đã thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị đổi mới.

Thay đổi cấu trúc, đưa thanh niên ra đời sớm hơn

Khai mạc tọa đàm bằng bài phát biểu đề dẫn, Tiến sỹ Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã khẳng định việc muốn có một nền giáo dục đổi mới toàn diện và thật sự, cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống. Thay vì hệ thống ba cấp 1 tiểu - 2 trung với 12 năm học, cần thay bằng hệ thống một tiểu - 1 trung gói gọn trong 9 năm. Với cấu trúc mới này, học sinh tốt nghiệp phổ thông sớm hơn 3 năm so với hiện tại, được nhận bằng THPT và sẽ có bằng đại học ở t.uổi 20 hoặc 21.

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc - Hình 1

Tiến sỹ Lê Trường Tùng - hiệu trưởng ĐH FPT khẳng định cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống.

Đồng tình với quan điểm này của Tiến sĩ Lê Trường Tùng, GS. Hồ Ngọc Đại bổ sung ý kiến về việc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện có cấu trúc rắc rối và có nhiều chồng chéo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn, bởi hệ thống chuyên và chọn đã đồng thời gây dựng nên sự ảo tưởng về tri thức được trang bị ở nhà trường, góp phần không nhỏ vào cơn sốt nặng về hình thức của giáo dục. Sự "ngang giá" trong giáo dục được GS. đặc biệt nhấn mạnh, để có sự đồng nhất và công bằng trong toàn hệ thống trường học của Việt Nam. GS Hồ Ngọc Đại cũng ủng hộ quan điểm bậc phổ thông chỉ cần 11 năm, trong đó có 5 năm tiểu học, 4 năm THCS.

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc - Hình 2

GS. Hồ Ngọc Đại đồng thời bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn.

Đóng góp vào việc thay mới cấu trúc cho hệ thống giáo dục Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực - nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chia sẻ quan điểm rất thời đại về việc cập nhật tri thức. Khi mà tri thức của nhân loại đều được đưa lên mạng internet và có thể được truy cập qua một vài click, thì điều quan trọng một người thầy hay một hệ thống giáo dục cần trang bị cho người học, chính là cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Nếu ngược lại, thì cấp THPT có kéo dài tới 14 năm học sinh cũng chưa học đủ kiến thức cần thiết.

GS. Văn Như Cương với tư cách một người từng được học hệ thống phổ thông 9 năm, đồng thời là người thầy trực tiếp và lâu năm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông đã chia sẻ, chương trình học hiện tại của học sinh phổ thông quá nặng về kiến thức và quá nhiều kiến thức không cần thiết. Trong khi đó, những kiến thức "mềm" như kiến thức giáo dục về nhân cách còn rất thiếu và yếu. Điều này được giáo sư nhìn nhận như hệ quả tất yếu của một nền giáo dục còn đang nặng về thi cử khoa bảng bằng cấp.

Tất cả các ý kiến trong buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm, thanh niên cần được trưởng thành một cách thực sự và sớm hơn. Vấn đề lớn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam nằm ở việc độ t.uổi trưởng thành của thanh niên ngày càng muộn, thể hiện rõ rệt khi sinh viên 18 hoặc 23 t.uổi vẫn chưa thể tự sống được mà không dựa vào gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả lớn là năng suất lao động của người lao động trẻ Việt Nam bị giảm sút. Trong tình trạng Việt Nam sắp bước qua giai đoạn vàng của dân số trẻ, nếu tiếp tục tình trạng này thì người lao động ở độ t.uổi thanh niên của Việt Nam sẽ ra đời quá muộn cùng sự trưởng thành và đóng góp lại cho xã hội chậm và muộn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.

Đổi mới phải toàn diện căn bản và thực chất

Theo GS. Hoàng Tụy, khuyết điểm lớn nhất của giáo dục Việt nam là nền giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập niên 80, giằng xé giữa việc tiếp tục chọn con đường cũ - theo đường lối giáo dục đề cao lí thuyết và việc kiên quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Để có thể thay đổi toàn diện, căn bản và thực chất nền giáo dục Việt Nam, GS. Hoàng Tụy tâm huyết chia sẻ: "Muốn hay không cũng phải hội nhập hóa. Những giá trị phổ quát, những gì cả nhân loại đang làm thì mình phải theo, cho dù rất khó khăn khi phải đoạn tuyệt với nhiều quan niệm, cách sống và nếp nghĩ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ". Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lí lương, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm của mình.

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc - Hình 3

GS. Hoàng Tụy nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.

GS. Hoàng Tuỵ cũng chỉ ra, chính sách đồng lương thấp là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất tạo ra lỗ hổng về quản lý, về bệnh thành tích, gian dối, ảo tưởng và chạy theo đồng t.iền - những điều cơ bản đang làm tha hóa giáo dục Việt Nam.

Ngoài ra, các giáo sư đồng thời cũng chia sẻ sự đồng thuận về việc cần cải cách mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cung cách học và thi, xóa bỏ tâm lý nặng nề về thi cử - vừa tốn kém vừa hình thức và ít hiệu quả.

TS. Lê Trường Tùng khẳng định rằng nền giáo dục Việt Nam cần đề ra mục tiêu quan trọng là hội nhập quốc tế. Với mục tiêu này, sinh viên Việt Nam hưởng hệ thống giáo dục trong nước hoàn toàn có thể đi ra nước ngoài làm việc, hội nhập toàn cầu, và thậm chí là xuất khẩu giáo dục: không chỉ thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam mà còn xây dựng các cơ sở của trường đại học Việt Nam ở nước ngoài và tuyển sinh sinh viên bản địa.

Bản thân Trường Đại học FPT đã gặt hái nhiều thành tựu trong mô hình hội nhập quốc tế, với việc cựu sinh viên ĐH FPT ngay sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng làm việc trực tiếp tại các nước phát triển về CNTT như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Singapore... Và đây không chỉ là vấn đề cần đặt ra cho Trường Đại học FPT mà phổ quát rộng lên, đây chính là vấn đề lớn dành cho nền giáo dục Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu. Để đạt được điều này, không cách nào khác hơn là sinh viên thay vì nặng về lí thuyết bằng cấp thi cử, thì cần được trang bị kiến thức thật, ngoại ngữ, kỉ luật, văn hóa và kĩ năng sống để có thể hội nhập toàn cầu.

TS. Mai Liêm Trực đồng thời cũng chia sẻ mong muốn vì giáo dục là sự nghiệp toàn dân nên dự thảo nghị quyết cũng nên được đưa ra thảo luận rộng rãi.

Buổi tọa đàm do Trường Đại học FPT phối hợp cùng tạp chí Tia sáng tổ chức khép lại với trông đợi các kiến nghị sẽ được xem xét và đưa vào thực tế trong thời gian tới.

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc

Netizen

04:30:25 26/06/2024
Pun, tên thật là Phạm Diễm Quỳnh, sinh sống ở Hà Nội - idol Tóp Tóp khá nổi tiếng với cư dân mạng. Nhắc đến cô nàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến niềm đam mê váy lolita, bồng bềnh kiểu công chúa, với những bộ cánh lên đến vài chục triệu...

Dân địa phương mách bạn 6 quán ăn xuất sắc ở Lý Sơn, đảm bảo cả 3 tiêu chí "tươi - ngon - rẻ"

Ẩm thực

23:51:32 25/06/2024
Có dịp du lịch hòn đảo Lý Sơn xinh đẹp, du khách hãy lưu lại ngay những địa chỉ ăn uống vô cùng chất lượng, tươi ngon ở dưới đây bạn nhé!

Liệu 'Inside Out 2' có đạt được doanh thu tỷ đô?

Hậu trường phim

23:48:43 25/06/2024
Nhìn vào doanh thu của Inside Out 2 tại thời điểm hiện tại, nhiều người thắc mắc liệu bộ phim hoạt hình của Pixar có cán mốc tỷ đô?

'Dự án mật: Thảm họa trên cầu' - Bom tấn Hàn Quốc từng gây sốt tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 76

Phim châu á

23:45:28 25/06/2024
Vai diễn để lại của cố diễn viên Lee Sun Kyun trong phim điện ảnh Dự án mật: Thảm họa trên cầu xác nhận hạ cánh rạp Việt vào tháng 7 năm nay.

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Xe buýt cán t.ử v.ong người phụ nữ ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

23:05:23 25/06/2024
Tai nạn giao thông giữa xe buýt và xe máy trên đường Cộng Hoà, cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM đã làm người phụ nữ t.ử v.ong, giao thông ùn ứ cục bộ.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.

Taylor Swift nuốt phải bọ khi đang biểu diễn ở London

Nhạc quốc tế

22:21:49 25/06/2024
Theo các báo cáo, Taylor Swift - một lần nữa - vô tình nuốt phải một con bọ trên sân khấu trong buổi hòa nhạc Eras Tour của cô ở London.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

Thế giới

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.