20 triệu tấn ngũ cốc sắp rời Ukraine qua hành lang an toàn
Khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc và hạt hướng dương từ Ukraine dự kiến sẽ được xuất ra thị trường toàn cầu nhờ một cơ chế trung tâm chỉ huy đang được lên kế hoạch thành lập tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
25 triệu tấn lúa mì được cho là đang ùn ứ ở thành phố Odessa, cửa ngõ chiến lược của Ukraine bên Biển Đen.
Là kết quả của chính sách ngoại giao nhiều mặt mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm theo đuổi hòa bình kể từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, một lộ trình đang được chuẩn bị dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Các chi tiết của lộ trình sẽ được thảo luận trong những ngày tới tại một cuộc họp sẽ được tổ chức với sự tham gia của Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức Liên hợp quốc.
Các vấn đề như tuyến đường, bảo hiểm, an ninh của các con tàu và đặc biệt là việc rà phá thuỷ lôi trong khu vực sẽ được đánh giá tại cuộc họp bốn bên nói trên.
Hôm 30/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tổ chức các cuộc điện đàm riêng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine và các vấn đề khu vực.
Trao đổi với Tổng thống Erdogan, ông Putin lưu ý rằng Nga sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng khi phối hợp với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả các chuyến hàng ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.
Video đang HOT
Trong khi đó, trao đổi với ông Zelensky, ông Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt coi trọng dự án thiết lập hành lang an toàn cho xuất khẩu nông sản Ukraine bằng đường biển.
Ông Erdogan cũng lưu ý rằng các nhà lãnh đạo có quan điểm tích cực về việc tham gia vào trung tâm chỉ huy sẽ được thành lập với sự tham gia của các bên cùng với Liên hợp quốc và đặt trung tâm này ở Istanbul.
Lính Nga đứng gác ở cảng Mariupol của Ukraine vào 29/4/2022. Ảnh: AFP
Trước đó, tờ Newsweek ngày 2/6 cho biết Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói rằng 20 triệu tấn ngũ cốc đang bị ùn ứ ở Odessa, Ukraine.
Ông cho rằng, các điều kiện tồn tại từ trước, như dịch COVID-19 và khí hậu, cộng với cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine, đã tạo ra một “cơn bão hoàn hảo” cho một cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực toàn cầu.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, có khoảng 160 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên khắp thế giới. Thêm 40 triệu người đã rơi vào nhóm này do hậu quả cuộc xung đột Nga – Ukraine. Khi Nga tiếp tục tấn công “vựa bánh mì” của thế giới, các tàu của họ đang hình thành một vòng phong tỏa ở các cảng xung quanh Odessa. Ông Blinken cho hay có từ 20 – 25 triệu tấn ngũ cốc trong các hầm chứa tại thành phố này không thể chuyển lên tàu. Con số này chưa kể các cảng Odessa đã chất đầy lúa mì ở không thể di chuyển do bị lực lượng Nga phong toả.
Ngoại trưởng Blinken cho biết Liên hợp quốc đang nỗ lực “tìm ra con đường” để cho phép các tàu chở ngũ cốc của Ukraine thoát ra, cũng như tìm các tuyến đường khả thi khác để đưa ngũ cốc và lúa mì của Ukraine đến với thế giới.
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu do chiến tranh Ukraine đang “gây tổn thương cho con người, các quốc gia và nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất”.
LHQ phối hợp mở lộ trình vận chuyển lương thực ở Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng thông tấn quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết nước này cùng với Nga, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) đang chuẩn bị lộ trình mở một hành lang để các tàu vận tải lương thực rời khỏi Ukraine một cách an toàn.
Ngũ cốc sau khi được thu hoạch tại một nông trang ở vùng Odessa, Ukraine, ngày 22/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu xác nhận LHQ đã đề nghị thiết lập nhóm tiếp xúc 4 bên - gồm Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ - nhằm giải quyết hoạt động di chuyển của các tàu chở ngũ cốc từ các cảng của Ukraine và Ankara đã đồng ý về mặt nguyên tắc với đề nghị của LHQ.
Các bên đang có kế hoạch nhóm họp tại Istanbul trong vài ngày tới để thảo luận chi tiết về lộ trình di chuyển an toàn cho những con tàu chở lương thực. Hội nghị cũng dự định thiết lập một nền tảng tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) nhằm duy trì liên lạc giữa Nga và Ukraine liên quan tới hoạt động di chuyển an toàn của các tàu chở lương thực, với dự kiến khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc được xuất khẩu ra các thị trường thế giới.
Cũng trong ngày 2/6, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các tàu chở ngũ cốc có thể rời khỏi các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen thông qua "các hành lang nhân đạo" và Moskva sẵn sàng đảm bảo an toàn cho những con tàu này.
Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hôm 1/6 đã đưa ra cảnh báo rằng xung đột Nga - Ukraine có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước đang phát triển.
Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc gặp Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ở thủ đô Stockholm, Tổng Thư ký Guterres cho rằng xung đột giữa Nga và Ukraine đang gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về lương thực, năng lượng và tài chính. Cuộc khủng hoảng này đang ảnh hưởng đến người dân, quốc gia và những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất. Ông ví đây như "một cơn bão" đe dọa phá hủy nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển.
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh cuộc khủng hoảng lương thực không thể được giải quyết một cách hiệu quả khi các loại phân bón và lương thực của Nga, cũng như của Ukraine không thể tiếp cận thị trường thế giới. Do đó, ông kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Nga và Ukraine lần lượt là các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và lớn thứ 5 thế giới. Hai nước này đóng góp 19% nguồn cung lúa mạch thế giới, 14% lúa mỳ và 4% ngô, chiếm hơn 30% lượng ngũ cốc xuất khẩu trên toàn cầu.
Tại Ukraine - nơi được coi là "vựa" lúa mỳ của châu Âu, xung đột đã khiến lúa mỳ chưa thể thu hoạch được, trong khi các diện tích trồng ngô và hoa hướng dương không được chăm bón đúng cách. Ước tính, sản lượng ngũ cốc của Ukraine vụ mùa này có thể giảm hơn 50%.
Trong khi đó, Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu, chiếm 13% sản lượng toàn cầu. Việc hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga bị hạn chế do các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt trên toàn cầu. Nông dân ở Brazil, Mỹ và các nước nông nghiệp lớn khác phải giảm sử dụng phân bón và tình trạng này có thể ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa sau đó.
Khủng hoảng Ukraine kéo theo nguy cơ mất an ninh lương thực tại Mỹ Latinh Chương trình Lương thực Thế giới (WPF) mới đây đưa ra báo cáo, trong đó nhận định, Mỹ Latinh sẽ trải qua một trong những cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất từ trước đến nay dù trên thực tế khu vực này có đủ khả năng sản xuất thực phẩm cho toàn bộ dân số. Người dân gặp...