20 triệu người Mỹ có thể được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 12
Chiến dịch nghiên cứu vaccine thần tốc chính phủ Mỹ cho biết khoảng 20 triệu người có thể được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng sau.
Moncef Slaoui, đồng lãnh đạo của Chiến dịch Thần tốc, sáng kiến do Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh hợp tác với các công ty dược phẩm nhằm nghiên cứu và đẩy nhanh sản xuất vaccine và thuốc chống Covid-19, hôm 13/11 cũng cho biết có thể từ 25 tới 30 triệu người Mỹ sẽ được tiêm vaccine mỗi tháng, bắt đầu từ tháng sau.
Mốc thời gian cụ thể tùy thuộc vào việc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép sử dụng khẩn cấp một hay nhiều loại vaccine, Slaoui lưu ý.
Ông Moncef Slaoui phát biểu về tình hình nghiên cứu vaccine Covid-19 tại Nhà Trắng hồi tháng 5. Ảnh: Reuters
Công ty Pfizer tuần này công bố dữ liệu đầy hứa hẹn cho thấy vaccine Covid-19 của họ có hiệu quả 90% và sẽ đệ đơn xin cấp phép lưu hành lên FDA vào cuối tháng. Moderna, đơn vị đang hợp tác chặt chẽ với Viện Y tế Quốc gia, đang chuẩn bị công bố dữ liệu nghiên cứu của mình trong vài ngày tới. Slaoui cho hay công ty này sẽ sớm nộp đơn xin cấp phép lưu hành.
Tướng Gustave Perna, giám đốc điều hành Chiến dịch Thần tốc, cho biết chính phủ sẽ bắt đầu tiêm phòng trong phòng 24 giờ sau khi vaccine được cấp phép. Tuy nhiên, trong khi các nhà sản xuất đang phát triển vaccine Covid-19 với tốc độ kỷ lục, và hàng chục loại đang trong quá trình thử nghiệm, thì dự đoán của Slaoui nghĩa là có thể mất tới vài tháng để tiêm cho đối tượng thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu như nhân viên y tế và người lớn tuổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có thể có thêm nhiều loại vaccine được cấp phép vào mùa xuân sang năm, tạo cơ hội cho nhiều người được tiêm chủng hơn. 4 loại vaccine, bao gồm cả loại của Pfizer và Moderna, đang được thử nghiệm giai đoạn cuối tại Mỹ và ít nhất một công ty khác đã lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm tương tự trong tháng này.
“Chúng ta có thể tiêm chủng cho một lượng lớn người Mỹ mỗi tháng”, ông Slaoui nói sau khi đề cập những ứng viên triển vọng khác là AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Chính phủ Mỹ chưa đưa ra kế hoạch toàn diện để phân phối bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào, bao gồm cả kế hoạch vận chuyển và bảo quản, bởi vaccine cần được vận chuyển ở nhiệt độ âm và đưa tới những cộng đồng có nguy cơ cao.
Do thách thức về phân phối và cung ứng vaccine, các quan chức y tế liên bang bao gồm giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) Robert Redfield dự đoán không thể triển khai tiêm chủng mở rộng tới mùa hè năm 2021.
Hai công ty Mỹ - Đức tuyên bố sắp có vaccine Covid-19
Hai công ty Pfizer và BioNTech tự tin tuyên bố sẽ có loại vaccine ngừa Covid-19 được phê duyệt vào giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới.
"Nó có hồ sơ xuất sắc và tôi xem loại vaccine này gần như hoàn hảo", Ugur Sahin, giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức hôm nay nói về BNT162, loại vaccine ngừa Covid-19 đang hợp tác phát triển cùng công ty dược phẩm Mỹ Pfizer.
Hai công ty này cho biết họ dự định cung cấp 100 triệu liều BNT162 cho tới cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào năm sau.
Hồi tháng 7, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với Pfizer để sản xuất 100 triệu liều vaccine Covid-19. Thỏa thuận này cũng cho phép chính phủ Mỹ mua thêm 500 triệu liều.
Sahin chi sẻ ông tin rằng việc cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với ứng viên vaccine này sẽ nhanh chóng được cơ quan chức năng thông qua, thêm rằng "sự hiểu biết về phương thức hoạt động cùng với dữ liệu an toàn từ quá trình thử nghiệm" khiến họ có rất nhiều niềm tin với BNT162.
"Chúng tôi tin rằng mình sẽ có sản phẩm an toàn và cũng tin rằng có thể chứng minh nó hiệu quả", ông nói.
Một mẫu thử của loại vaccine BNT162 do Pfizer và BioNTech phát triển. Ảnh: BioNTech SE.
CEO của BioNTech cho biết thử nghiệm lâm sàng trên người già và người trưởng thành còn trẻ cho thấy phản ứng của kháng thể rất mạnh mẽ, với rất tác dụng phụ tối thiểu.
"Chỉ có một bộ phận nhỏ tham gia thử nghiệm bị sốt", Sahin nói. "Chúng tôi cũng thấy rất ít xuất hiện triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng này xuất hiện ở người tiêm vaccine chỉ là tạm thời và thường biến mất sau một, hai ngày".
Dù BioNTech và Pfizer tin rằng loại vaccine của họ sẽ có thể được phê duyệt vào giữa tháng 10, nhiều quan chức liên bang lại cho rằng đây là mốc thời gian "quá lạc quan".
"Tôi chưa thấy bất kỳ nhà khoa học nào liên quan tới nỗ lực phát triển vaccine cho rằng chúng ta sẽ có các mũi tiêm trước ngày bầu cử 3/11", một quan chức nắm rõ dự án phát triển vaccine thần tốc của chính phủ Mỹ Operation Warp Speed, nói.
Song Moncef Slaoui, cố vấn trưởng của Operation Warp Speed, tuần trước nói với NPR rằng "cực kỳ khó xảy ra nhưng không phải là không thể" để một loại vaccine Covid-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp trước cuối tháng 10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần nói rằng ông "lạc quan" về một loại vaccine được phê duyệt sử dụng trước ngày 3/11. "Chúng ta sẽ sớm có vaccine, có thể là trước ngày đặc biệt. Các bạn biết tôi muốn nói đến ngày nào rồi đó", Trump nói tại họp báo hôm 7/9.
BioNTech và Pfizer là hai trong số 9 công ty dược phẩm đã ký cam kết duy trì "tiêu chuẩn đạo đức cao", trong đó nêu rõ họ không được xin chính phủ cấp phép sớm cho vaccine.
Tuy nhiên, Sahin nói rằng hai công ty sẽ nhanh chóng nộp đơn xin cấp phép cho ứng viên BNT162 bởi tin rằng đã hoàn thiện quy trình đầy đủ.
"Tôi tin rằng với việc chúng tôi đã hoàn tất quy trình đầy đủ theo yêu cầu phát triển vaccine gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tiền lâm sàng, thử nghiệm khả năng tiếp nhận an toàn và thử nghiệm tính hiệu quả, không cần thêm quá nhiều thời gian giữa việc cấp phép sử dụng khẩn cấp và cấp phép hoàn toàn nữa", Sahin nói.
BNT162 của BioNTech và Pfizer là một trong số 34 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Tiến sĩ miễn dịch học cảnh báo Mỹ hứng 'mùa đông đen tối nhất' vì Covid-19 Một cựu quan chức y tế cấp cao Mỹ vừa cảnh báo với quốc hội rằng nước này có thể đối mặt "mùa đông đen tối nhất trong lịch sử hiện đại" vì dịch Covid-19. Tiến sĩ Rick Bright giữ vị trí lãnh đạo Cơ quan nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến (BARDA) của Chính phủ Mỹ nhưng đã bị...