20 phép lịch sự căn bản bố mẹ cần dạy con trước khi trẻ lên 10
Đối với hầu hết các bậc phụ huynh, những phép lịch sự quan trọng nhất đối với trẻ con chỉ cần đơn giản là chúng biết cách ăn nói lễ phép và biết cách nói cảm ơn người khác.
Tuy vậy, Myka Meier, chuyên gia về lễ nghi hoàng gia, đồng thời là người sáng lập trường đào tạo nghi lễ hàng đầu New York – Beaumont Etiquette cho biết có 20 phép lịch sự cơ bản, đặc biệt quan trọng mà bố mẹ cần phải dạy cho con cái trước mốc 10 tuổi.
Myka từng được đào tạo bởi một thành viên trong đội ngũ phục vụ Nữ hoàng Anh và đang tổ chức các lớp học đặc biệt được thiết kế cho cả trẻ em lẫn người lớn. Cô đã bay đến hầu khắp các nước trên thế giới để dạy cho những người nổi tiếng, những thành viên gia đình hoàng gia và những người thuộc tầng lớp thượng lưu về lễ nghi và ứng xử.
Cô cho rằng ngay từ lúc còn nhỏ, có 20 phép lịch sự cơ bản mà mọi trẻ em cần được bố mẹ dạy dỗ:
Myka Meier trong một buổi học dạy cho trẻ về những nghi thức trong ăn uống.
1. Làm thế nào để cầm dao, dĩa hay thìa, đũa chính xác
Theo Myka, không chỉ đi ăn ở những nhà hàng sang trọng đắt tiền thì mới cần những nghi thức trong ăn uống mà điều này nên được bắt đầu từ bàn ăn gia đình ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cô nhấn mạnh việc cầm sai dao, dĩa hay thìa, đũa là một trong những lỗi lớn nhất mà trẻ thường gặp phải khi ăn uống. Trẻ nên dần học cách cầm những dụng cụ này một cách chính xác khi đã biết đi.
Việc cầm sai dao, dĩa hay thìa, đũa là một trong những lỗi lớn nhất mà trẻ thường gặp phải khi ăn uống (Ảnh minh họa).
2. Làm thế nào để sử dụng khăn ăn lau miệng đúng cách (Không bao giờ lau bằng tay áo)
Trẻ nên được dạy cách dùng khăn ăn để lau miệng thật gọn gàng thay vì dùng tay áo hay thân áo và che miệng lại khi ho hoặc hắt xì hơi. Cô cho biết: “ Tôi khuyến khích các gia đình ăn cùng nhau, như vậy trẻ sẽ sớm học được những điều mà chúng ta mong đợi trong suốt bữa ăn. Tôi dạy trẻ cách hành xử tốt đơn giản chỉ là phải tử tế, chu đáo và tôn trọng mọi lúc… Tất cả những bài học có thể bắt đầu từ lúc con còn nhỏ“.
3. Không mở miệng khi nhai thức ăn
Không mở miệng khi nhai thức ăn là một phép lịch sự ở bàn ăn vô cùng cơ bản nhưng rất nhiều bố mẹ lại thường quên dạy con.
Dọn bàn ăn đúng cách không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp bát, đũa thìa hay dao dĩa mà bố mẹ cần phải dạy con cách xếp cốc uống nước hay ly và giấy ăn nữa. Myka khuyên rằng bố mẹ nên tập dần dần cho con trước mỗi bữa ăn ngay từ khi còn nhỏ.
5. Không bao giờ được đặt khuỷu tay lên bàn
Đặt khuỷu tay lên bàn có thể khiến con thoải mái hơn nhưng đó không phải là điều lịch sự. Trẻ cần hiểu rằng khi ăn, chỉ dùng bàn tay để phục vụ bữa ăn mà thôi.
6. Sử dụng cụm từ “Vui lòng”, “Cảm ơn” và “Xin lỗi” phù hợp
Video đang HOT
Hoàng tử George và Công chúa Charlotte luôn được khen là những đứa trẻ rất lễ phép và nghe lời.
Trẻ cần được học cách nói: “Vui lòng và Cảm ơn” khi bản thân muốn một thứ gì đó hay muốn nhờ vả người khác. Quan trọng không kém là biết cách nhận lỗi và xin lỗi khi lầm phiền người khác hay mắc lỗi.
7. Hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể tích cực và cách thể hiện chúng
Khi mới sinh, bé chưa nói được tuy nhiên mẹ có thể hoàn toàn hiểu được suy nghĩ của bé, thậm chí dạy bé ra hiệu để mẹ có thể biết được bé đang muốn gì và cần trợ giúp điều gì. Ngôn ngữ cơ thể chính là công cụ vô cùng hiệu quả để giúp bé thông minh hơn mỗi ngày.
Việc dạy bé học giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể ngay từ nhỏ không chỉ có tác dụng tăng cường sự phát triển của não bộ, tăng khả năng quan sát, nhận biết của bé qua từng ngày mà còn thể hiện sự gắn bó, tình cảm yêu thương giữa bố mẹ và bé.
8. Không bao giờ bình luận về ngoại hình của ai đó, trừ khi đó là lời khen
Bình luận về ngoại hình là một điều ích kỉ và tạo nên cho trẻ em sự ám ảnh về ngoại hình, thói quen đánh giá người khác bằng vẻ ngoài. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được dạy không bao giờ được bình luận về ngoại hình của người khác.
9. Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm
Chỉ tay vào người khác khi nói chuyện sẽ khiến đối phương rất khó chịu (Ảnh minh họa).
Bố mẹ nên dạy trẻ không nên nhìn chằm chằm vào ai đó hay chỉ tay trừ khi đang chỉ đường. Để trẻ hiểu được lý do vì sao, bạn có thể dạy trẻ nghĩ về cảm giác của mình nếu ai đó chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm.
10. Không được cắt ngang lời người lớn khi đang nói
Nếu trong những trường hợp cấp bách, hãy dạy trẻ xin phép được cắt lời thay vì thản nhiên hét to hay có hành động lôi kéo sự chú ý khi người lớn đang nói chuyện.
11. Giới thiệu về bản thân và người khác như thế nào cho đúng
Trẻ cần biết cách giới thiệu về bản thân (Ảnh minh họa).
Tốt nhất khi giới thiệu, trẻ nên được dạy phải đứng lên, nhìn vào mắt người nghe, mỉm cười và nói về những thông tin cơ bản của bản thân.
12. Không bao giờ gọi người lớn bằng tên của họ trừ khi người lớn yêu cầu làm như vậy
13. Luôn gõ cửa trước khi mở
Bất kể là ở nhà hay ở chỗ lạ, hành động gõ cửa trước khi mở cửa thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng người ở trong.
14. Viết một bức thư cảm ơn như thế nào
Gửi thư cảm ơn là nghi thức lịch sự sau khi nhận được một đặc ân hay món quà. Dạy con trẻ viết một cảm ơn là một trong những điều mà chúng ta không được bỏ qua.
15. Làm thế nào để mời ai đó tham gia vào nhóm nếu họ ở một mình
Sự vồn vã và nhiệt tình thái quá đôi khi sẽ phản tác dụng và khiến đối phương bị “ngợp”, nên trong tình huống này, trẻ cần biết mời bạn một cách lịch sự, chừng mực để thể hiện sự cởi mở của bản thân cũng như tạo điều kiện cho bạn dễ dàng hòa nhập vào nhóm.
16. Tự mặc đồ thật lịch thiệp trước khi ra ngoài
Không nhất thiết là phải ăn mặc những món đồ đắt tiền, bắt mắt, điều quan trọng là bố mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự thay đồ, mặc đồ gọn gàng mỗi khi đi ra ngoài.
17. Cách trả lời điện thoại đúng
Theo Myka, trẻ cần học cách trả lời điện thoại một cách lịch sự, khi nhấc máy lên nên biết nói những câu như “Alo ạ”, “Cháu chào…. ạ”, “Cháu có thể giúp gì cho… được ạ”,… và hỏi xem người ở đầu dây bên kia là ai.
18. Luôn giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người khác
Dạy trẻ nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện (Ảnh minh họa).
Giao tiếp bằng mắt sẽ cho thấy người tham gia cuộc trò chuyện luôn chú ý lắng nghe và tôn trọng đối phương.
19. Luôn che miệng khi hắt hơi hoặc ho
Đây cũng là một trong những phép lịch sự căn bản nhưng người lớn lại sai lầm khi cho rằng trẻ con thì ai để ý nên không cần dạy từ sớm.
20. Luôn luôn biết cách giúp đỡ người khác
Việc bố mẹ nuông chiều con sẽ khiến tính lười biếng và ỷ lại hình thành, con không biết giúp đỡ bố mẹ từ những việc đơn giản thì cũng sẽ không biết giúp đỡ những người xung quanh con. Vì vậy hãy dạy con phép lịch sự này bắt đầu bằng việc dạy con làm việc nhà.
Nguồn: Dailymail, The sun
Theo Trí thức trẻ
Chuyện về lớp chuyên Toán đầu tiên của Quảng Bình
Vượt qua bao gian khổ của chiến tranh, những người con ưu tú của Quảng Bình đã cố gắng học tập để phục vụ cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Giờ đây, sau hơn nửa thế kỷ, những cô, cậu học trò ngày ấy cùng nhau ôn lại kỷ niệm với biết bao tự hào.
"Lớp học đặc biệt"
Đó là tên gọi của lớp phổ thông năng khiếu về Toán đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Lớp học này được Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương mở nhằm nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn đầu vào cho các trường đại học ở trong và ngoài nước, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng đất nước.
Ông Nguyễn Chất (SN 1935), Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình là một trong những người đầu tiên phát triển lớp Toán này. Thời điểm đó, ông Chất là Tổ trưởng Tổ chuyên môn của Ty Giáo dục Quảng Bình.
"Lớp Toán đầu tiên mở ra vào năm 1965, theo chủ trương của Bộ Giáo dục. Lớp có tất cả 34 học sinh, thuộc Trường cấp 3 Quảng Bình. Những em được chọn vào lớp Toán đặc biệt này đều là học sinh giỏi Toán cấp 2, có điểm thi tốt nghiệp môn đạt loại giỏi, đồng thời có kết quả tổng kết học kỳ 1 lớp 8 đạt loại giỏi", ông Chất chia sẻ.
Trong ký ức của ông Nguyễn Đăng Vinh, trú phường Hải Đình, TP Đồng Hới, theo học tại "lớp Toán đặc biệt" là quãng thời gian không thể nào quên
Trước sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, lớp Toán lúc bấy giờ đã phải sơ tán lên xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, sau đó lên huyện miền núi Minh Hóa. Nơi học tập là những căn nhà hầm nửa chìm, nửa nổi trên những sườn đồi, kết nối với ngôi làng bởi những con hào dài.
Trong ký ức của ông Nguyễn Đăng Vinh, trú phường Hải Đình, TP Đồng Hới, theo học tại "lớp Toán đặc biệt" là quãng thời gian không thể nào quên. Lúc đó ông Vinh là lớp trưởng của lớp chuyên Toán này.
Ông Vinh cho biết, dù ngày nắng thì nóng bức, ngày mưa thì nước chảy tràn vào hầm rất nhiều, nhưng thầy và trò vẫn cố gắng làm sao cho tấm bảng không bị ướt để phục vụ cho việc dạy và học, áo quần ướt sũng, chân ngâm trong bùn. Nhưng những con người đặc biệt ấy vẫn vượt qua những khó khăn để tiếp thu thật nhiều kiến thức.
Ông Vinh cùng những người bạn, người thầy của mình đã vượt qua mọi hiểm nguy của bom đạn, gian truân của những cuộc sơ tán để quyết tâm học tập, mong mai sau phục vụ cho quê hương đất nước.
"Tinh thần học tập của lớp rất cao và lúc nào cũng tạo nên một không khí thi đua sôi nổi. Ngoài nguồn sách giáo khoa, nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là tờ "Toán học và tuổi trẻ". Mỗi giờ đến lớp, dù phải luôn trong tư thế sẵn sàng tránh trú bom đạn giặc Mỹ nhưng buổi học nào cũng là những giờ phút tranh luận sôi nổi về những bài giải hay, những bài toán khó" - ông Vinh kể lại.
Những học trò ngày ấy
Trải qua bao thăng trầm, đến nay, những học sinh của lớp Toán đặc biệt năm nào đều đã quá tuổi 70, người còn, người mất. Trong số những học sinh ra trường ngày ấy, nay đã có 2 phó giáo sư, tiến sỹ; 4 tiến sỹ; 2 thạc sỹ; 1 nhà văn; số còn lại đều tốt nghiệp tại các trường đại học lớn.
Trong đó có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Viết Ngư, nguyên Phó Giám đốc ĐH Huế, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Đại cương Huế, là tác giả của năm đầu sách về Toán học do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trương Quang Hiếu, giảng viên Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng là tác giả của ba đầu sách nổi tiếng về toán học.
Những học trò của lớp Toán đặc biệt ngày ấy
Sau hơn nửa thế kỷ, những học sinh lớp Toán đặc biệt năm nào gặp lại nhau. Qua bao thăng trầm của đời người, ký ức ngày nào trong họ vẫn vẹn nguyên. Họ quyết định lấy ngày 13/7 hàng năm là ngày kỷ niệm ra đời lớp chuyên Toán đầu tiên.
Hiện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình cũng đã thông qua việc công nhận mốc thời gian hình thành, phát triển hệ chuyên Toán và hệ chuyên tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, lớp học sinh có năng khiếu về toán năm học 1965 - 1966 là lớp chuyên Toán đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Đồng thời công nhận mốc hình thành, phát triển hệ chuyên Toán và hệ chuyên của tỉnh Quảng Bình là năm 1965.
Tiến Thành - Hùng Trần
Theo Dân trí
Ước mơ của những cô cậu học trò nghèo Ước mơ là những điều to lớn nhưng cũng thật giản đơn với các cô cậu học trò nghèo: một chiếc máy tính để học toán, lớn thật nhanh và có một việc làm để gia đình bớt khổ... Nguyễn Tấn Lộc mồ côi cha mẹ, hiện đang sống với bà nội. Trong ảnh: Lộc đang trò chuyện cùng với một cán bộ...