20 nguyên tắc vàng giúp mẹ dạy con hoàn hảo
Bàn tay lay động thế giới chính là bàn tay đưa nôi. Điều đó nói lên rằng, sự giáo dục của mẹ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của trẻ thơ, và hơn nữa sức ảnh hưởng đó còn vượt qua cả sự tưởng tượng của mọi người.
Tổ chức giáo dục quốc tế thông qua nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng trên 90% tố chất của trẻ đều do mẹ quyết định. Hay nói cách khác, sự giáo dục, dạy dỗ của mẹ như thế nào sẽ quyết định tương lai, thậm chí cả cuộc đời trẻ như thế.
Được đúc rút kinh nghiệm từ những bài học giáo dục con cái thành công của rất nhiều bậc cha mẹ trên thế giới, 20 nguyên tắc dạy con dưới đây hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh trong việc giáo dục gia đình. Hy vọng rằng, các bậc cha mẹ đều có thể nuôi dạy tốt con cái mình trở thành những nhân tài có ích cho quốc gia, cho xã hội.
1. Mẹ cần không ngừng tu dưỡng bản thân, với từng giai đoạn trưởng thành của con, luôn tìm hiểu, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm để dạy con một cách hiệu quả.
2. Đối xử bình đẳng với con cái, coi con là một cá thể độc lập, đối xử với con như một người bạn, có sự giao lưu chân thành, như vậy mới có thể hiểu được suy nghĩ của con.
3. Giữ thái độ sống tích cực, không bi quan chán nản. Dùng sự lạc quan, sự tự tin tạo ảnh hưởng tốt, mang lại cho con một tinh thần lành mạnh.
4. Cho con sự tự do nhất định, không quá hà khắc, trói buộc, ngăn cản trí tưởng tượng, hoạt động tự do của con, để con phát triển tự nhiên.
Rèn giũa tính tự lập có con mọi lúc mọi nơi. (Ảnh: flickr.com)
5. Học cách khen ngợi, đừng tiết kiệm lời cổ vũ con, hãy nhấn mạnh ưu điểm của con, kích thích khả năng và trí tiến thủ của con, khiến con cảm nhận được sự tin tưởng và tình yêu của mẹ.
6. Không tùy tiện dùng danh nghĩa tình yêu trói buộc con, điều đó sẽ kiềm chế cá tính và tiềm năng của con, cần học cách tôn trọng con, biến tình yêu với con thành động lực giúp con tiến bộ.
7. Là một người mẹ độc lập, không chiều chuộng con quá mức, hãy cổ vũ con tự làm việc của mình, học cách khẳng định và khen ngợi hành động tốt của con.
8. Con phạm lỗi cần có cách giáo dục đúng đắn, không trách mắng, tùy tiện đánh đập, vì điều này chỉ gây mâu thuẫn, căng thẳng thêm, hãy dạy con bằng lý trí.
Video đang HOT
9. Con cũng có suy nghĩ và cách làm riêng, mẹ cần cổ vũ con nói ra điều này, đây là cách bảo đảm cho tâm lý con phát triển lành mạnh, cũng là cơ sở xây dựng quan hệ tình thân tốt đẹp.
10. Cổ vũ con là người thành thật, lương thiện, nói lời giữ lời, biết đồng cảm và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mẹ cũng cần làm tấm gương tốt cho con học tập.
11. Dạy con biết tôn trọng, kính yêu, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. Dạy con biết cảm ơn, báo đáp, phát huy tính tích cực chủ động, gánh vác trách nhiệm của mình.
12. Biết giúp con giải tỏa áp lực, hướng dẫn con học cách khống chế tình cảm, cảm xúc tiêu cực, không tốt của bản thân. Mẹ cũng cần quan tâm đến sự thay đổi tâm lý của con, giúp con có tâm lý lành mạnh.
Biết giúp con giải tỏa áp lực… (Ảnh: eyeni.info)
13. Không đặt ra yêu cầu quá cao đối với con, yêu cầu của mẹ cần phù hợp với quy luật trưởng thành của con, hướng dẫn con học cách nhận thức bản thân đúng đắn, trải nghiệm sự thỏa mãn khi đạt được thành công và có được niềm vui.
14. Hướng dẫn con học cách suy nghĩ vấn đề từ góc độ của người khác, chứ không chỉ biết nghĩ đến bản thân, cổ vũ con biết khoan dung, tha thứ và sống không nên quá ích kỷ.
15. Nhìn nhận điểm thi của con một cách khách quan, thừa nhận sự khác biệt của mỗi đứa trẻ, cổ vũ con thể hiện cá tính của bản thân, để con dần hoàn thiện mình.
16. Dùng phương pháp đúng đắn để thay đổi thói quen xấu của con, không trách mắng, đánh đập con. Đồng thời, mẹ cũng cần là tấm gương tốt vì tác dụng từ sự gương mẫu của mẹ hiệu quả hơn bất kỳ sự giáo dục nào.
17. Nếu con có hiện tượng học lệch, trốn học, chán học… mẹ nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, để có cách chỉ bảo, hướng dẫn con đúng đắn.
18. Không nên đối đầu gây mâu thuẫn với con khi con bước vào tuổi dậy thì, có thể thay đổi biện pháp giáo dục từ “chuyên chế”, “uy quyền” sang mềm mỏng, khoan dung hơn để có thể nói chuyện với con.
Không nên đối đầu gây mâu thuẫn với con khi con bước vào tuổi dậy thì. (Ảnh: youtube.com)
19. Giúp con hiểu khái niệm “giới tính”, loại bỏ cảm giác tò mò về giới tính, giúp con hiểu về giới tính một cách đúng đắn.
20. Bình tĩnh đối diện với hiện tượng “yêu sớm” của con cái, không quá kinh ngạc, hoảng hốt, hãy coi đó là việc bình thường trong quá trình trưởng thành của con. Mẹ cần hướng dẫn con bước qua tuổi dậy thì một cách an toàn, đúng đắn không thô bạo, cấm đoán.
Mẹ tiếp xúc với con sớm nhất, nhiều nhất và lâu nhất vì thế mẹ là tấm gương mà con chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất và cụ thể nhất. Mỗi lời nói, mỗi hành động của mẹ đều ảnh hưởng ngầm đến con. Vì vậy, người viết hy vọng rằng, những nguyên tắc dạy con trên đây có thể là một gợi ý giúp mẹ tìm ra phương pháp dạy con hoàn hảo nhất.
Theo Trí Thức Trẻ
Nếu không muốn hủy hoại tương lai con mình, bố mẹ tuyệt đối đừng dạy trẻ theo 3 cách này
Tâm lý và tính cách của mỗi người, không ít thì nhiều đều có những khiếm khuyết nhất định. Ví dụ như không tự tin, tính cách thô bạo... Nguyên nhân chính đến từ sự giáo dục của gia đình, cũng chính là sự nuôi dạy con cái của bố mẹ tạo thành.
Cha mẹ đem tình yêu tới, giúp chúng ta cảm thấy ấm áp trên con đường nhân sinh. Cha mẹ còn dạy bản lĩnh sống và làm việc, giúp chúng ta biết được cách giải quyết khó khăn trên đường đời. Nhưng cũng có lúc cha mẹ lại khiến chúng ta tổn thương, khiến chúng ta ám ảnh tâm lý. Dưới đây là 3 cách thức dạy con sai lầm mà các mẹ thường mắc phải. Nếu thường xuyên áp dụng chúng sẽ hủy hoại đời con.
1. Đả kích con
Khiêm tốn là một từ có nghĩa tốt, nhưng cũng có chút nghĩa thiếu tự tin. Trong quá trình dạy dỗ con cái, rất nhiều bậc phụ huynh sợ con mình kiêu ngạo, cùng là để con biết khiêm tốn nên thường xuyên đả kích con.
Cha mẹ không nên đả kích con. (Ảnh minh họa)
Ví dụ khi con thi được 8 điểm, hớn hở vui mừng nói cho cha mẹ biết, cha mẹ lại nói rằng "Sao không được 9 điểm?" Khi trẻ thi được 9 điểm, cha mẹ lại hỏi "Sao chỉ có 9 điểm? Không thi nổi 10 điểm à?" Khi trẻ đứng thứ 2, cha mẹ sẽ nói có gì mà đáng tự hào, dù gì cũng chả phải là xếp thứ nhất.
Đợi đến khi bạn xếp thứ nhất lớp, họ lại so sánh với cái khác... Những bậc cha mẹ này họ không biết rằng mình đang hủy hoại sự tự tin của con, đang khiến con cảm thấy áp lực và bị trói buộc rất lớn.
Cha mẹ nên nhìn nhận một cách chính xác về từng bước trưởng thành của con mình, đồng thời phải có sự khẳng định, khích lệ một cách khách quan với trẻ nhỏ. Như vậy mới giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, càng tự tin hơn! Còn với khiêm tốn, nên để cho trẻ biết rằng lúc cần khiêm tốn thì khiêm tốn, lúc không cần khiêm tốn thì không phải khiêm tốn.
2. Bắt lớn nhường bé
Lớn nhường bé đó là một đức tính truyền thống đẹp, nhưng đối với trẻ con mà nói thì điều này chưa hẳn là đúng. Có rất nhiều gia đình sinh 2 con, cha mẹ đều bắt đứa lớn nhường đứa bé hơn, thậm chí còn phê bình đứa lớn, luôn bảo vệ đứa nhỏ.
Cha mẹ không được thiên vị. (Ảnh minh họa)
Nếu như lâu ngày làm vậy sẽ khiến đứa lớn cảm thấy mẹ không công bằng, hoặc không còn yêu con nữa, dần dần trở nên mất tự tin, còn đứa nhỏ vì được chiều chuộng sẽ ngày càng ương bướng. Cho nên, việc này sẽ không có lợi cho sự trưởng thành tâm lý của cả 2 đứa trẻ. Các cha mẹ cần phải làm khi hai đứa cãi nhau là đứng giữa, nhìn nhận khách quan không thiên vị, dẫn dắt các con tim cách xử lý.
3. Không để ý tới thể diện của con
Cha mẹ cần tôn trọng thể diện của con. (Ảnh minh họa)
Người lớn có thể diện của người lớn, trẻ con cũng có thể diện của trẻ con. Bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, không ai muốn mình bị mất thể diện cả, đặc biệt là khi trước mặt người ngoài. Nhưng trong thực tế có rất nhiều ông bố, bà mẹ không thèm để ý tới điều này, thậm chí là quát mắng, trừng phạt con ở những chốn đông người.
Phương thức giáo dục trẻ như vậy không có hiệu quả, dễ khiến trẻ cảm thấy ấm ức, có một số trẻ dần dần sẽ trở nên mặt dày, thậm chí là thái độ thờ ơ... Chúng ta sẽ thấy trẻ ngày càng ương bướng, thậm chí sau này trẻ lớn lên sẽ học theo cha mẹ không biết tôn trọng người khác, điều này sẽ đem lại những bất lợi rất lớn cho trẻ về sau.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Đây là 4 điều tôi luôn nói với các con trước khi đưa chúng đến trường mỗi sáng Gần như mỗi ngày đều như vậy, khi bọn trẻ chuẩn bị cặp sách đến trường xong, tôi sẽ hôn chào tạm biệt và nhắc nhở chúng 4 điều đơn giản sau: "Cư xử tốt. Học hỏi nhiều. Vui vẻ đi. Làm hết sức". Bốn yêu cầu này cũng chính là những thứ tôi mong mỏi các con của mình có thể tiếp...