20 nguyên nhân chảy máu âm đạo mẹ bầu cấm lơ là
Có thể là do trứng được thụ tinh hoặc rủi ro hơn, bạn phải đối mặt với dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Chảy máu âm đạo là rất dễ xảy ra ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Hiện tượng thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, đôi khi chỉ là vài giọt máu. Không nên lầm tưởng là kinh nguyệt. Điều này báo hiệu cho thấy bạn đang mang thai ngoài tử cung, bị sảy thai hoặc thai bị chết lưu… Có rất nhiều nguyên nhân mà chỉ khi bác sĩ thăm khám, kiểm tra mới có thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân chảy máu âm đạo
1. Chảy máu màng: Trong khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể được đẩy cao hơn khiến lớp niêm mạc tử cung rất dễ bong chóc. Đây là điều bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu xem có có phải là hiện tượng này không hay có nguyên nhân nào khác.
2. Nội tiết tố thay đổi: Bạn bị chảy máu nhẹ trong thời gian đầu hoặc là suốt khoảng thời gian mang thai, điều này không phải bình thường có thể là cơ địa của bạn đang thay đổi do lượng hoocmôn quá nhiều chuẩn bị cho thai kỳ.
3. Do trứng được thụ tinh: Trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung khoảng sau 5-10 ngày sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ. Quá trình này có thể kéo dài từ 2-5 ngày, đôi khi chị em bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt thông thường.
4. Độ nhạy cảm của tử cung tăng cao: Lưu lượng máu truyền đến tử cung tăng cao do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến chảy vài giọt máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp hoặc là khi soi cổ tử cung và khám âm đạo sẽ phát hiện ra.
Lưu lượng máu truyền đến tử cung tăng cao do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến chảy vài giọt máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp. (ảnh minh họa)
5. Mang thai ngoài tử cung: Chảy máu cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai.
6. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Cần phải kiểm tra chuẩn đoán ngay để phát tìm ra nguyên nhân của nó. Rất có thể đây sẽ là nguyên nhân gây sinh non hoặc sẩy thai. Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, herpes…
7. Sẩy thai: Sẩy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sẩy thai. Trong vài tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có chảy máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ
8. Mất một thai đôi: Trong quá trình mang thai đôi, thai phụ có thể gặp trường hợp bị sẩy một còn một. Khi sẩy thai, tất nhiên sẽ chảy máu. Lưu ý, sau đó bạn phải hết sức cẩn thận để giữ em bé còn lại.
9. Tụ máu nhau thai: Chảy máu nhau thai được gọi là tiểu tụ máu màng đệm, hiện tượng này dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai. Tuy nhiên nếu lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự “tiêu tan” còn nếu lượng máu tụ quá 30-40% đoạn từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, gây nên sức ép đối với túi thai dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân của hiện tượng này đôi khi phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai. Nguy cơ cao đối với phụ nữ lớn tuổi mà vẫn muốn mang thai
10. “Đau đẻ sớm”: Nếu cơ thể của bạn bắt đầu có những triệu chứng đau thắt, thậm chí là ra một chút máu thì rất có thể bạn bị rơi vào trường hợp “đau đẻ sớm”. Hiện tượng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 hoặc đau nhiều hơn trước 3 tuần sinh.
11. Nhau tiền đạo: Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung được gọi là Nhau tiền đạo.
Video đang HOT
Nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau sinh; Tình trạng chảy máu có thể làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và con. Nhau tiền đạo cũng là một trong những nguyên nhân gây khó sinh tự nhiên. Do đó, đa số những trường hợp này phải mổ.
12. Mạch tiền đạo: Là 1 biến chứng sản khoa hiếm gặp, dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi nếu không được phát hiện trước khi vỡ ối. Cần lưu ý các nguy cơ dẫn đến biến chứng mạch tiền đạo và chẩn đoán tình trạng này trước khi chuyển dạ để phòng ngừa thiếu máu và thiếu o xy cho thai nhi. Được phát hiện thông qua quá trình siêu âm khi có hiện tượng chảy máu và nhịp tim thai thay đổi.
13. Chửa trứng: Đây là hiện tượng rất hiếm gặp nghĩa là “thể” trong tử cung không phải là thai nhi mà là một tế bào khác. Sau đó, nó có thể lan đến các cơ quan khác của cơ thể gây ra ung thư. Triệu chứng của thai trứng vẫn là buồn nôn và ói mửa dữ dội.
14. Đứt nhau thai: Một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng và nó sẽ xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung. Thậm chí, nó có thể xảy ra mà không bị chảy máu.
15. Vỡ tử cung: Đây là trường hợp hiếm gặp, nó bắt nguồn từ vét sẹo để lại do lần phẫu thuật sinh mổ trước. Trường hợp này đe dọa đến tính mạng, cần chú ý và xử lý ngay lập tức.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu bị chảy máu âm đạo. (ảnh minh họa)
16. Khối u nhỏ: Khối u biểu mô Fibro là loại lành tính xuất hiện ở phụ nữ và các em gái. Các khối u có thể là do bẩm sinh hoặc tích tụ trong quá trình sống do các bệnh liên quan đến sỏi và hoặc nhiễm trùng. Khối u này gây nên tắc nghẽn thận và tiểu ra máu. Trong tình huống này, phương pháp soi bàng quang, siêu âm thai hoặc xét nghiệm máu để chuẩn đoán.
17. Tổn thương cổ tử cung và âm đạo: Khi mang thai khu vực quanh cổ tử cung trở nên nhạy cảm và thô hơn dễ bị xói mòn hoặc sang chấn cổ tử cung. Quan hệ tình dục “thô bạo” có thể gây ra chảy máu cổ tử cung. Không nguy hiểm cho thai nhưng cần điều trị ngay để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
18. Ung thư tử cung hoặc nội mạc tử cung: Ung thư nội mạc tử cung, một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ung thư nội mạc tử cung đôi khi được gọi là ung thư tử cung, Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi vì nó có biểu hiện là thường xuyên gây ra chảy máu âm đạo trong thời kỳ phụ nữ có kinh hoặc sau khi mãn kinh.
Nếu ung thư nội mạc tử cung được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, các hạch bạch huyết lân cận và một phần của âm đạo hoặc bức xạ hoặc xạ trị để loại bỏ tất cả nguy hiểm về ung thư. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tử cung, có kinh nguyệt trước 12 tuổi, mãn kinh sau 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh này.
19.”Mất trứng”: Trứng không được thụ tinh hoặc trứng “lép” có thể xảy ra ….chảy máu. Kết quả siêu âm sẽ cho thấy rõ điều này là mang thai ngoài tử cung hoặc “phôi hỏng”
20. Thai chết lưu: Biểu hiện thường thấy của thai chết lưu là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ thường xuyên bị chảy máu, lượng máu khá ít khiến nhiều người chủ quan không để ý. Đến khi chảy máu kèm đau bụng thì mới phát hiện ra hiện tượng này. Khi phát hiện ra hiện tượng này phải tiến hành phá bỏ ngay.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu bạn chưa chắc chắn về việc “chảy máu” của mình thì nên đọc các tài liệu y khoa để tìm hiểu. Bạn cần tập trung vào các câu hỏi liên quan sau: Bạn đang ở thời kỳ nào của thai kỳ? Bạn có tiền sử chảy máu âm đạo không? Máu có mùi gì? Màu sắc của máu như thế nào? Bạn có buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy không ? Hay bạn có bất cứ căng thẳng nào không? Gần đây, bạn có thay đổi hoạt động thể chất của mình không? Máu chảy như thế nào rỉ giọt hay nhiều hơn? Và lần cuối các bạn quan hệ là khi nào?
Trong các câu hỏi trên bạn chớ bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào, dù chỉ là chi tiết rất nhỏ cũng có thể liên quan đến hiện tượng của bạn.
Theo Khampha
Những thực phẩm tuyệt đối không ăn khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu nên tuyệt đối kiêng kị những thực phẩm sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
1. Đu đủ:
Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
2. Thực phẩm tái, sống:
Thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise... bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.
3. Gia vị cay, hạt tiêu.
Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron - tác giả cuốn sách "những điều cần biết về mang thai".
4. Rượu, đồ uống có gas:
Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
5. Pho mát mềm và bơ:
Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria. Nếu dùng chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng.
6. Nhãn:
Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
7. Dứa:
Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,... không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
8. Lạc (Đậu Phộng):
Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai.
9. Món pa-tê:
Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.
10. Trứng sống:
Rất nhiều người có thói quen ăn các loại trứng sống, trứng chần vì nó ngon miệng nhưng lại là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để. Ví dụ, nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.
Theo Megafun
Nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung Thai ngoài tử cung là biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể làm mẹ mất con. Trong những ngày đầu của một thai kỳ khỏe mạnh, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng và phát triển ở tử cung. Nhưng với trường hợp thai ngoài tử cung, trứng sẽ không về được tử cung mà lớn lên...