20 năm, lớp học sân chùa
“Ai hỏi cháu: Cháu học trường nào đấy?, bé nào ngoan và múa hát thật hay, cô là mẹ và các cháu là con, trường của cháu đây là trường mầm non… chùa Lộc Thọ!”
Không chỉ dạy chữ, dạy làm người, các cô còn chăm sóc cho các em những bữa ăn, từng giấc ngủ. Ảnh: Bích Uyên
Đó là bài hát mà 130 em nhỏ từ mẫu giáo đến lớp 5 đang theo học tại các lớp học tình thương chùa Lộc Thọ (thôn Vĩnh Hội, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang) thuộc nằm lòng. Vừa vào đến khu lớp học, đã nghe các em bắt giọng hát vang vang…
Dưới cội từ bi
Nếu không được biết trước, người ta sẽ nghĩ đó là một trường nội trú dành cho bậc tiểu học thuộc hệ thống giáo dục chính quy. Phòng ốc tinh tươm, học trò mặc đồng phục và có cả sân chơi. Sau giờ học buổi sáng, các em được ăn cơm trưa tại chùa, được chơi đùa, nghỉ ngơi để bắt đầu giờ học buổi chiều.
Video đang HOT
Ni sư Thích Nữ Diệu Ý, trụ trì chùa Lộc Thọ kể rằng bà xuất gia từ năm 14 tuổi và đi tu học khắp nơi. Đến khi gia đình muốn bà về gìn giữ nhà từ đường, bà thưa rằng mình là người xuất gia, không thể giữ nhà làm của riêng, nếu gia tộc đồng ý, bà xin phép được cất chùa. Về lại quê hương, thấy nhiều gia đình vì quá cơ cực mà không quan tâm đến việc giáo dục con cái, ni sư bèn cất lên một mái nhà tranh trong khuôn viên chùa, đóng mười chiếc ghế nhỏ và tự mình đi vận động những gia đình nghèo cho con đi học chữ. Cô giáo đầu tiên của lớp học tình thương chùa Lộc Thọ chính là sư trưởng Diệu Ý bây giờ!
Ban đầu, học trò của ni sư là trẻ em nghèo trong xóm, dần dần còn có cả những đứa trẻ bị bỏ rơi. Có em sinh ra ngoài ý muốn, người ta mang con bỏ trước sân chùa, mong chờ vào lòng từ bi của Phật. Có em mồ côi, không cha, không mẹ, nhưng cũng có những gia đình vì quá khó khăn nên mang con gửi vào nhà chùa, mong sao ở nơi ấy những đứa con mình sẽ học được con chữ, học được những lẽ sống có ích cho đời.
Chỉ bằng cách người đi trước dạy người đi sau, người biết chữ dạy cho người chưa biết mà gần 20 năm qua, từ lớp học tình thương ấy rất nhiều em học sinh đã được gửi ra trường lớn để học lên những bậc cao hơn. Vị sư già ánh mắt tràn đầy hạnh phúc khi nhắc đến những đứa học trò mà mình dìu dắt đã và đang học đến bậc đại học, có em đã thành gia lập thất, có em còn đi học ở nước ngoài. 80 tuổi, bà hiện có một đàn con nhỏ đến 130 đứa, trong đó có 30 em không biết mặt cha mẹ, được nhà chùa nuôi dưỡng.
Cô là mẹ…
Bất chợt nhìn thấy em Vĩnh Thọ ôm chầm lấy cô giáo Phạm Thị Chinh rồi nũng nịu vùi mái đầu ba chỏm tóc vào lòng cô đòi cô đùa nghịch với mình, chúng tôi hiểu, đó là khi em cần tình thương, cần sự chở che của một người mẹ. Bị cha mẹ bỏ rơi từ khi còn nhỏ xíu, Vĩnh Thọ và nhiều em khác lớn lên trong mái chùa mà chưa một lần biết mặt mẹ cha… Vậy nên, khi đã đến và gắn bó với nơi này, ai cũng mang theo một trái tim của người mẹ, người chị: cố rèn cho các em từng con chữ, cố tập cho các em có những sinh hoạt thật nề nếp, biết “dạ thưa”, chịu khó chơi đùa cùng các em, dỗ dành và chăm sóc những em bị ốm.
Gần 20 năm trôi qua, bao lớp học sinh đã trưởng thành, cũng không nhớ hết đã có bao nhiêu cô giáo đến gắn bó với nơi này. Có cô đã và đang là giáo viên đứng lớp tại các trường thuộc hệ thống Nhà nước, có cô đang là sinh viên, cũng có cô chưa từng biết qua nghiệp vụ sư phạm nhưng ai cũng dành cho các em những tình cảm thật đặc biệt. Không chỉ dạy chữ, dạy làm người, các cô còn thắp lên cho các em nhỏ những ước mơ. Nhận khoản thù lao tượng trưng rất nhỏ từ nhà chùa, các cô dành gần trọn thời gian của một ngày cho việc dạy học và chăm sóc các em. Chỉ khi 130 đứa trẻ đã ăn cơm, đã đi vào giấc ngủ thì lúc đó các cô giáo bắt đầu bữa cơm trưa. Cũng chay tịnh, đạm bạc như những đứa học trò của mình, rồi mới ngả lưng cùng với trẻ. Chỉ khi nào các em được cha mẹ đón về, các cô mới trở về với tổ ấm của mình. Chính những hy sinh và yêu thương ấy đã phần nào vun đắp và nuôi dưỡng cho những tâm hồn nhạy cảm của những đứa trẻ kém may mắn được bù đắp và lớn lên…
bài và ảnh: Bích Uyên
Những hình ảnh đáng yêu của các em nhỏ ở lớp học tình thương chùa Lộc Thọ cùng chân dung các nhà giáo tận tâm với học trò sẽ được gửi đến quý khán giả vào lúc 21 giờ 40 phút, tối thứ ba 3.5 trên kênh HTV9 trong chương trình Tiếp sức người thầy. Rất mong nhận được những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc gần xa dành cho các em nhỏ ở lớp học này. Mọi đóng góp, xin gửi về: báo Sài Gòn Tiếp Thị, 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM, ĐT: 08.39307825, email: tiepsucnguoithay@sgtt.com.vn hoặc gởi vào tài khoản: quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục – EDF, số tài khoản: 001234230001 (VND) hoặc 001234230002 (USD) tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh Đinh Tiên Hoàng, TP.HCM.
Ngân hàng Đông Á đồng hành cùng chương trình Tiếp sức người thầy.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Chuyện bầy hầy ở chùa giả
Ngoài những chiêu "xin" tiền thiên hạ, bà Vân còn nổi tiếng là một người hung dữ. Không chỉ những đứa trẻ mồ côi mới bị đánh đập, ngay cả bảo mẫu và giáo viên cũng từng nếm đòn của bà ta. Thậm chí cả phóng viên cũng bị bà Vân tấn công...
Tiền vô... như nước
Tiền tài trợ bị tiêu xài vô tội vạ, hoạt động không giấy phép, bếp ăn không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh... Rất nhiều chuyện bầy hầy diễn ra ở cơ sở nuôi trẻ mồ côi này.
Ngoài bé Hoa Quỳnh đã tử vong vào khuya 9-1, trước đó tại Tiên Phước 2, cũng đã có 2 trẻ mồ côi khác tử vong. Không chỉ phẫn nộ về cái chết của các em bé mồ côi tội nghiệp này, nhiều nhà hảo tâm và các tình nguyện viên thường đến giúp đỡ cơ sở Tiên Phước 2 còn bức xúc khi nhận ra bà Nguyễn Thị Vân (chủ cơ sở Tiên Phước 2) dùng chính trẻ mồ côi làm phương tiện kiếm chác hàng tỉ đồng của các nhà hảo tâm.
Khoảng cuối năm 2010, trong một lần các cơ quan chức năng đến kiểm tra, chính bà Vân đã thừa nhận một phần các nguồn tài trợ khá lớn đổ về Tiên Phước 2 trong thời gian gần đây. Cụ thể trong năm 2009, nơi đây đã tiếp nhận gần 740 triệu đồng tiền mặt trợ giúp từ thiện của các nhà hảo tâm để nuôi trẻ mồ côi; năm 2010 là hơn 627 triệu đồng, trong số này có hơn 15.000 euro từ một tổ chức từ thiện của Pháp và hơn 1 tỉ đồng của các nhà hảo tâm trong nước...
Mặc dù nguồn thu dồi dào như vậy nhưng bà Vân không mở sổ theo dõi lượng tiền, hàng; có lập phiếu thu nhưng rất sơ sài, còn phiếu chi thì... rất hiếm. Khai với cơ quan chức năng, bà Vân nói rằng trong năm 2010 đã chi hơn 583 triệu đồng, cụ thể: gần 327 triệu đồng chi cho sinh hoạt phí; hơn 118 triệu đồng "tiền lương cho bảo mẫu, giáo viên"; 110 triệu đồng mua sắm thiết bị, đồ chơi trẻ em; hơn 28 triệu đồng cho hoạt động hành chính...
Đây là những con số thiếu thực tế và khó tin nhưng dẫu cứ cho là đã chi số tiền đó thì hiện bà Vân vẫn còn giữ số tiền không nhỏ. Riêng năm 2009, toàn bộ tiền từ thiện của các nhà hảo tâm không biết bà Vân dùng vào mục đích gì vì không có chứng từ, sổ sách chi tiêu.
Ở nơi được bà Vân gọi là "chùa", có đặt tượng Phật nhưng hầu như không có chuông và nhang khói, bà Vân cho gắn đến 8 camera. "Chẳng phải bà ta "đi trước thời đại" trong việc giám sát trẻ bằng công nghệ mà mục đích gắn camera là để theo dõi, canh chừng hàng - quà - tiền của nhà hảo tâm mang đến" - chị B.T.T.N, một người đã từng phụ việc tại Tiên Phước 2, nói.
Ngoài căn nhà cao tầng (phải), bà Vân tự gắn bảng "chùa" dù chưa được Giáo hội Phật giáo công nhận; còn hai căn nhà đối diện, cũng được bà Vân sử dụng để phục vụ cho "chùa" Tiên Phước 2
Không giấy phép, không vệ sinh...
Đáng lẽ với nguồn tiền tài trợ dồi dào, các trẻ mồ côi ở đây sẽ được chăm sóc chu đáo, thế nhưng trên thực tế hoàn toàn ngược lại. Theo điều tra của chúng tôi, ngoài việc hoạt động "chui" không có giấy phép, bếp ăn tại Tiên Phước 2 cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; nhân viên nấu ăn không có giấy khám sức khỏe; hoàn toàn không có hồ sơ xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt, chế biến thực phẩm định kỳ.
Trong khi đó, mặc dù cơ sở nuôi 13 trẻ từ sơ sinh cho đến 13 tuổi nhưng chế độ ăn uống áp dụng như nhau, không phân biệt. Tại cơ sở không có y, bác sĩ trực dù trẻ bị bệnh liên miên. Ngoại trừ một số trường hợp trở nặng nguy hiểm tính mạng được đưa đi cấp cứu, còn lại thì bà Vân tự ý bốc thuốc cho uống tại chỗ. Chính vì vậy mà có 2 bé từng bị sốc thuốc đến sùi bọt mép, phải đưa đến bệnh viện chữa trị.
Trong một lần đến thăm, khi chúng tôi đề nghị bà Vân cung cấp tên tuổi trẻ mồ côi tại Tiên Phước 2 để vận động quyên góp thì bà ta đưa một danh sách 15 bé. Chúng tôi đếm đi đếm lại vẫn chỉ thấy có 13 em (khi đó Hoa Quỳnh chưa tử vong) nên thắc mắc, bà Vân tỉnh bơ cho biết: Hai đứa chết rồi, một đứa bị sida, còn một đứa viêm phổi! Ngoài ra, trước đây đã có 5 trẻ rời khỏi Tiên Phước 2 nhưng bà Vân không trình báo địa phương nên UBND quận Bình Tân phải yêu cầu công an điều tra làm rõ tung tích những trường hợp này.
Ngoài những chiêu "xin" tiền thiên hạ, bà Vân còn nổi tiếng là một người hung dữ. Không chỉ những đứa trẻ mồ côi mới bị đánh đập, ngay cả bảo mẫu và giáo viên cũng từng nếm đòn của bà ta. Thậm chí cả phóng viên cũng bị bà Vân tấn công, dùng vũ lực xô ra ngoài khi chúng tôi đến chụp ảnh đưa tin cơ quan chức năng lập biên bản những vi phạm tại Tiên Phước 2 vào ngày 11-1.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ít nhất bà Vân đã mua được một cụm 3 căn nhà cận kề nhau. Cụ thể, đối diện nơi cơ sở đang hoạt động là một tòa nhà một trệt, 2 lầu khang trang đề bảng "Lớp học tình thương Hoa Sen". Cạnh đó là một tòa nhà một trệt, 4 lầu đang xây dở trên khu đất hơn nửa tỉ đồng. Chưa hết, những người từng phục vụ tại Tiên Phước 2 còn cho biết trước đây, bà Vân đã sắm xe hơi riêng nhưng sau đó đã bán (để tiếp tục vận động mạnh thường quân tài trợ tiền mua ô tô với một lý do rất thuyết phục: Dùng chở trẻ mồ côi đi khám chữa bệnh!
Cơ quan chức năng đang làm gì?
Chiều 17-1, Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã chính thức hoàn tất bản kết luận thanh tra đối với những vi phạm tại Tiên Phước 2, tuy nhiên bản kết luận này vẫn chưa được công bố. Ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, khẳng định việc chuyển 12 trẻ mồ côi còn lại ở đây đến nơi khác đã sẵn sàng, tuy nhiên vẫn còn phải chờ... kết luận thanh tra! Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trung Trực, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xã hội TPHCM, cho biết đã nhận được chỉ đạo của Sở LĐ-TB-XH trong việc chuẩn bị đón 12 trẻ mồ côi ở Tiên Phước 2 về chăm sóc trong thời gian đầu, sau đó chuyển các em về những cơ sở bảo trợ thích hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, tuy nhiên thời gian cụ thể vẫn... chưa biết.
Theo Người lao động
"Trụ trì" vô tư xài tiền từ thiện! Bà Vân liệt kê một bảng các chi phí như thuê giáo viên, bảo mẫu, lao công, mua chất đốt, thanh toán điện, nước, tổng cộng... 17,5 triệu đồng/tháng; đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm "hỗ trợ lâu dài" để chia sẻ với "nhà chùa" thực hiện "chức năng nhân đạo cao quý!". Dưới thư ngỏ, bà Vân cũng không quên...