“20% doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không lãi, thua lỗ”
Một con số đáng lưu ý, phản ánh tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp nhà nước được Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp – CIEM đưa ra…
Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Tại hội thảo diễn ra tuần qua, đánh giá về thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp – CIEM cho biết, so với mục tiêu, hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh.
Tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống doanh nghiệp dù giảm song tổng giá trị vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào vẫn tăng, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước có xu hướng chậm hơn tốc độ tăng nguồn vốn kinh doanh, chậm hơn tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài – FDI.
Năm 2017, doanh nghiệp nhà nước chiếm 29% nguồn vốn kinh doanh nhưng chỉ tạo ra 16% doanh thu thuần.
Video đang HOT
Tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm là thâm dụng vốn, thâm dụng đất đai. Doanh nghiệp nhà nước sử dụng một khối lượng lớn đất đai có giá trị cao nhưng nguồn tài nguyên này chưa được hạch toán chi phí đầy đủ, làm giảm hiệu quả sử dụng.
Trên thực tế, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp lớn.
Xét trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, phần lớn nguồn lực tập trung vào 7 tập đoàn và trên 60 tổng công ty nhà nước. Riêng 7 tập đoàn đã nắm giữ 66% tài sản; 66,7% vốn chủ sở hữu, tạo ra 61,7% doanh thu; 56,5% lợi nhuận. Trong đó, 3 tập đoàn PVN, EVN và Viettel cùng tạo ra 50% doanh thu, 51% lợi nhuận.
Đây đều là những doanh nghiệp hoạt động trong ngành mức độ cạnh tranh thấp, tập trung vào khai thác tài nguyên hoặc những ngành như viễn thông, năng lượng. Còn ở những ngành có mức độ cạnh tranh cao như thương mại, xây dựng, công nghiệp chế tạo thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại rất thấp.
Cũng theo ông Trung, hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2012 là 16,4%; 2013 là 15,8% đến năm 2017 chỉ còn 12,2%.
Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ mỗi năm không giảm, luôn có 20% doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có lợi nhuận.
Theo ông Phạm Đức Trung, nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do yếu kém nội tại doanh nghiệp. Những hạn chế, bất cập của thể chế, quản trị doanh nghiệp tạo kẽ hở để hình thành nhóm lợi ích, thao túng hoạt động của doanh nghiệp, tham nhũng, lãng phí.
Ở góc độ quản trị kinh doanh, cơ chế hiện tại chưa tạo đủ áp lực để người quản lý doanh nghiệp nhà nước tối đa hoá giá trị tài sản, thậm chí lạm dung chi tiêu, trục lợi từ tài sản nhà nước. Có trường hợp đầu tư bằng mọi giá, bất chấp hiệu quả đầu tư bởi mua sắm càng lớn thì cơ hội tư lợi càng cao.
Điển hình là những sai phạm trong các vụ đại án như mua sắm tài sản cũ nát, công nghệ lạc hậu giá trị thanh toán gấp nhiều lần giá trị thực nhằm thu lợi bất chính hoặc thông đồng với các đối tác cung cấp nước ngoài.
Do đó, theo ông Trung, trong thời gian tới cần mở rộg tối đa diện doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần cổ phần nhà nước. Tính đúng, tính đủ chi phí của doanh nghiệp nhà nước cả kể quyền sử dụng đất và các lợi thế kinh doanh.
Trách hoàn toàn đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước ra khỏi chế độ công chức, viên chức, thực hiện chế độ thị trường, hợp đồng lao động đối với tẩt cả các chức danh điều hành doanh nghiệp…
KIỀU LINH
Theo vneconomy.vn
Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 31/2018/CT-TTg về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Ảnh minh họa: Internet
Tại văn bản này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ các khoản vay; hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; không chuyển vốn vay về cho vay lại.
Các địa phương thực hiện huy động để bù đắp bội chi ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; bố trí chi trả nợ lãi trong chi cân đối ngân sách địa phương; chi trả nợ gốc ngoài chi cân đối ngân sách địa phương được bố trí từ nguồn vay, bội thu ngân sách cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi theo quy định.
Đồng thời, tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.
Theo báo Đấu thầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhiều khởi sắc và hấp dẫn của các nhà đầu tư Mặc dù còn nhiều non trẻ nhưng trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự phát triển khả quan, đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài....