2 trường Quân đội nào không tuyển nữ?
Trong số 17 trường đại học, cao đẳng khối các trường Quân đội tuyển sinh gần 5.400 chỉ tiêu, có 2 trường không tuyển thí sinh nữ.
Đại tá Vũ Xuân Tiến.
Đại tá Vũ Xuân Tiến – Trưởng ban thư ký Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng cho biết, năm 2021, trong quân đội có 17 trường tuyển sinh đại học, cao đẳng với gần 5.400 chỉ tiêu. Về cơ bản, cũng như năm 2020.
Năm nay, có 3 trường Quân đội tuyển sinh thí sinh nữ gồm 40 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa của Học viện Quân y; 33 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử tin học của Học viện Kỹ thuật Quân sự và 8 chỉ tiêu cho ngành ngoại ngữ (4 chỉ tiêu tiếng Anh, 2 chỉ tiêu tiếng Nga, 2 chỉ tiêu tiếng Trung) của Học viện Khoa học Quân sự.
Theo Bộ quốc phòng, năm nay có 2 trường không tuyển nữ: Ngành Tài chính của Học viện Hậu cần và Quan hệ quốc tế về quốc pòng của Học viện Khoa học Quân sự.
Video đang HOT
Nhiều trường quân đội không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị
Theo quy định của Bộ Quốc phòng, độ tuổi của thí sinh đăng ký dự tuyển tính đến năm dự tuyển được quy định: Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi.
Ngày 22/3, Đại tá Vũ Xuân Tiến- Trưởng ban thư ký ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cho biết, theo quy định tại Điều 15, Thông tư tuyển sinh, các trường Quân đội tuyển chọn các thí thí sinh phải đủ các tiêu chuẩn sau:
Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết gọn là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP), theo các chỉ tiêu: Thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu và sản phụ khoa (đối với nữ).
Một số tiêu chuẩn quy định riêng bao gồm:
Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:
Ảnh minh họa: nguồn VTV
Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khoẻ Điểm 1 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên).
Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.
Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân:
Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khoẻ Điểm 1 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên).
Về Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Khoản 1 Mục II Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên.
Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.
Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung.
Đặc biệt, tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân, chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự.
Cũng theo quy định của Bộ Quốc phòng, độ tuổi của thí sinh tính đến năm dự tuyển, được quy định: Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi; Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi.
Những điều thí sinh dự thi vào các trường quân đội cần lưu ý Năm 2021, có 17 học viện, trường được Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh đào tạo trình độ đại học quân sự, 1 trường được giao tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng quân sự. Ảnh minh họa Vừa qua, Ban Tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng đã trả lời một số thắc mắc của thí sinh xoay quanh vấn đề...