2 thiếu sót lớn nhất của động cơ máy bay J-20
Trang web WorldNetDaily của Mỹ mới đây đưa tin, Trung Quốc đang tràn đầy tham vọng để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, tuy nhiên, dự án phát triển loại máy bay chiến đấu hiện đại này có thể bị chậm trễ do những thiếu sót liên quan đến vấn đề động cơ cũng như tuổi thọ của nó.
Từ trước đến nay, động cơ luôn là vấn đề chủ yếu cản trở cho việc nghiên cứu và phát triển loại máy bay chiến đầu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề nàn giải này, Trung Quốc đã chủ động tìm kiếm những kỹ thuật quan trọng nhất của động cơ máy bay và kỹ thuật trong việc sản xuất cánh quạt của nó
Hiện tại J-20 đang hoạt động với 2 động cơ phản lực AL-31F được lấy từ máy bay chiến đấu Su-27 của Nga
Hiện nay, các kỹ thuật động cơ máy bay tiên tiến của Trung Quốc chủ yếu là phục thuộc vào Nga, nhưng Nga cũng đã từng có thời điểm phải đối mặt với những vấn đề như vậy.
Hiện Trung Quốc vẫn cho triển khai một số lượng lớn máy bay chiến đấu do Nga chế tạo sử dụng những kỹ thuật khiếm khuyết từ trước đây. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với dự án phát triển máy bay chiến đấu J-15 và J-20 của Trung Quốc.
Trước hoàn cảnh này, có dấu hiệu cho thấy, tiến độ của dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 đang bị chậm lại.
Video đang HOT
Các chuyên gia kỹ thuật hàng không của Mỹ nhận định, kỹ thuật sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc hiện nay nếu có được sự đột phá gì, thì có thể là do người Trung Quốc nắm bắt được một số kỹ thuật nào đó từ Mỹ, cho dù Mỹ luôn kiểm soát những quy trình xuất khẩu kỹ thuật, công nghệ một cách nghiêm ngặt, đặc biệt là những kỹ thuật liên quan đến quân sự.
Cùng với đó là các kỹ sư của Trung Quốc luôn tìm cách phát triển động cơ máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước phương Tây.
Do vậy, trong thời gian tới Trung Quốc có thể sản xuất được một loại động cơ máy bay đáng tin cậy hơn, tất nhiên là phấn lớn các chi tiết kỹ thuật vẫn là do Trung Quốc tự chế tạo.
Một quan chức cấp cao của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, cơ chế giám sát và quản lý không hiện quả là yếu tố chính cản trợ sự phát triển các loại động cơ máy bay. Chính vì điều này khiến cho đến nay Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào Nga.
Hiện Nga vẫn chưa đồng ý bán cho Trung Quốc một động cơ máy bay với lực đẩy lớn phù hợp với J-20.
Ngoài nguyên nhân trên, vấn đề tổ chức sản xuất cũng là lý do chính dẫn đến sự chậm trễ của dự án phát triển loại máy bay này.
So với các nước phương Tây, Trung Quốc không chỉ kém xa về thiết bị sản xuất, mà phương thức tổ chức sản xuất cũng rất phân tán.
Nếu không thể khắc phục được những thiếu sót này, trong một tương lai gần Trung Quốc khó có khả năng sản xuất được động cơ có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của mình.
Theo GDVN
Không quân Trung Quốc tăng cường khả năng điều động chiến lược
Không quân Trung Quốc sẽ thực hiện phương châm "kết hợp quân-dân, kết hợp thời bình-thời chiến, nòng cốt tại quân, chủ thể tại dân".
Trung Quốc tăng cường khả năng vận tải hàng không.
Tân Hoa xã cho biết, ngày 28/5, hội nghị "Nghiên cứu chuyên đề cải cách mô hình vận tải hàng không Không quân" đã tổ chức tại Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc.
Nguồn tin từ hội nghị cho biết, Không quân Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng khả năng vận tải hàng không theo phương châm "kết hợp quân-dân, kết hợp thời bình-thời chiến, nòng cốt tại quân, chủ thể tại dân".
Lãnh đạo Cơ quan vận tải giao thông quân sự của Không quân Trung Quốc cho biết, hiện nay khả năng vận tải hàng không của Quân đội Trung Quốc nói chung chưa đủ mạnh, trong khi vận tải hàng không dân dụng phát triển rất nhanh.
Vì vậy, rất cần thiết khai thác tiềm lực vận tải hàng không dân dụng, mở rộng phạm vi sử dụng khả năng vận tải hàng không dân dụng, kiện toàn, hoàn thiện hệ thống pháp quy động viên, nắm chắc việc xây dựng lực lượng máy bay dự bị hàng không dân dụng, tích cực quán triệt yêu cầu quốc phòng trong hạ tầng cơ sở hàng không dân dụng, không ngừng thúc đẩy dung hợp sâu sắc giữa nguồn lực thông tin, bảo đảm trang bị, đội ngũ nguồn nhân lực, đẩy nhanh xây dựng phát triển vận tải hàng không.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc từng tham gia nhiệm vụ đưa người Hoa từ Libya về Trung Quốc.
Trước đó, Bộ Hậu cầu của Không quân Trung Quốc tích cực tìm kiếm vận dụng phương pháp mô hình khả năng vận tải dân dụng, trên nền tảng đi sâu điều tra nghiên cứu các đơn vị như lực lượng chủ chốt, sân bay hàng không dân dụng, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, viện nghiên cứu khoa học, sửa chữa, hoàn thiện tiêu chuẩn pháp quy vận tải hàng không;
làm rõ các loại hình nhiệm vụ sử dụng khả năng vận tải hàng không dân dụng như nhiệm vụ huấn luyện chiến thuật, cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố, bảo vệ sự ổn định; năm 2011, thử nghiệm sử dụng nhân viên, vật tư và trang bị của lực lượng vận tải hàng không dân dụng, đã tích lũy được kinh nghiệm nhất định;
đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển, thử nghiệm trang bị bảo đảm vận tải quân sự hàng không, và đã sơ bộ hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển liên quan.
Bước tiếp theo, hệ thống hậu cần của Không quân Trung Quốc sẽ tìm cách thành lập lực lượng máy bay vận tải hàng không dự bị ở các công ty hàng không lớn quốc doanh, cử đại diện quân đội tham gia, tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp quy liên quan, xây dựng tiêu chuẩn tổ chức biên chế, huấn luyện và sử dụng, tăng cường khả năng vận tải hàng không thống nhất giữa quân đội và địa phương.
Ý tưởng máy bay vận tải cỡ lớn của Không quân Trung Quốc (ảnh từ internet)
Theo GDVN
Thời báo Hoàn Cầu:2 năm nữa Ấn Độ sẽ cho phóng thử siêu tên lửa Agni-6 Trang mạng tin tức IBN của Ấn Độ mới đây đưa tin, Ấn Độ hy vọng sẽ tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-6 vào năm 2014. Một nhà khoa học cấp cao của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ, một tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế toàn diện tên lửa Agni-6...