2 sự kiện trong 1 tuần khiến New Delhi rùng mình về “con rồng Trung Quốc” trên Ấn Độ Dương
Ngoài chiến lược “chuỗi ngọc trai”, New Delhi còn chật vật đối phó với “con rồng Trung Quốc” trên Ấn Độ Dương.
Ngày 19/11 tờ Business Standard (Ấn Độ) đăng tải bài viết với tiêu đề “Không phải &’chuỗi ngọc trai’ mà là &’rồng’ ở Ấn Độ Dương – Hãy quên cách Trung Quốc dùng lý thuyết &’chuỗi ngọc trai’ bao vây Ấn Độ trên biển đi”.
Theo giới phân tích, thỏa thuận cho thuê Cảng Gwada mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn Pakistan. Ảnh: Internet
Theo tờ này, thực tế, không chỉ ở trên biển mà trên đất liền và trên không, Bắc Kinh đều tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực Nam Á và ngoài Nam Á.
Business Standard cho biết, vào ngày 14/11, từ hai sự việc phát sinh ở những nước láng giềng của Ấn Độ đã cho thấy mức độ ảnh hưởng rộng lớn của Trung Quốc.
Thứ nhất, cảng nước sâu Gwadar của Pakistan chính thức đi vào sử dụng. Cảng này hiện do Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL) quản lý sau lễ ký kết giữa hai nước hồi tháng 2/2013.
Video đang HOT
Thứ hai, phía Bangladesh tuyên bố nước này đã tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Trung Quốc.
Ngoài ra, tuần trước đó, lượng hàng hóa lớn đầu tiên rời Gwadar, đánh dấu việc vận hành của cảng này dưới sự thiết kế và xây dựng của Bắc Kinh.
Đây cũng được cho là sự đánh dấu công trình xây dựng cảng được hoàn thành sau hai năm xây dựng của “hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan”.
Báo Ấn Độ cho hay, so với bước đi nhanh chóng của Trung Quốc tại Pakistan thì hiệp định giữa ba nước Ấn Độ – Iran – Afghanistan lại phát triển khá chậm chạp.
Nội dung của hiệp định này nhấn mạnh việc khai thác phát triển cảng Chabahar trong nội địa Iran và xây dựng một hệ thống đường sắt bắt đầu từ cảng Chabahar đi qua Afghanistan, kéo dài đến Trung Á.
Hạng mục này đã được chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ, đối tác Nhật Bản cũng đã cam kết hỗ trợ nhưng không lâu trước đó, một quan chức Nhật cho biết vẫn chưa nhận được thông tin về các nhà tài trợ tham gia dự án này.
Đặc biệt trong thời gian qua, khi quân đội Bangladesh đã hoàn toàn bắt tay với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng can thiệp song song vào Myanmar và Nepal thì Ấn Độ cũng thông qua các khoản đầu tư và dự án chủ động bắt tay với các nước.
Do đó, ngoài đối phó với “chuỗi ngọc trai”, Ấn Độ còn phải lo lắng hơn để đối phó với “con rồng Trung Quốc” ở Ấn Độ Dương.
(Theo Soha News)
Lộ màu ngụy trang mới của tiêm kích tàng hình J-20
Những hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được sơn màu ngụy trang mới.
Thiết kế ngụy trang mới của chiến đấu cơ Chengdu J-20 có màu vàng.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Chengdu J-20 dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân Trung Quốc từ năm 2018. Trong khi chi tiết về J-20 vẫn được giữ bí mật, một trong hai mẫu của chiến đấu cơ này đã bay thực nghiệm trên bầu trời thành phố Thành Đô ngày 17.10, có màu ngụy trang mới.
Thiết kế ngụy trang mới của chiến đấu cơ Chengdu J-20 có màu vàng. Theo trang tin Defense Update, màu ngụy trang này có thể được sử dụng cho những phiên bản sản xuất ban đầu với tỷ lệ thấp.
Chiến đấu cơ J-20 có thể đạt vận tốc tối đa 2.100 km/giờ và có tính năng tàng hình như tiêm kích F-35 của Mỹ. Vũ khí của J-20 được chứa bên trong thân, với khoang chính đủ chỗ cho 4 tên lửa không đối không tầm xa cũng như hai tên lửa không đối không tầm ngắn.
Chiến đấu cơ J-20 có thể đạt vận tốc tối đa 2.100 km/giờ.
Trong khi đó, các chuyên gia quân sự nhận định chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được trang bị động cơ WS-10 hoặc AL-31F.
Sau khi hoạt động chính thức, chiến đấu cơ J-20 có thể sẽ được triển khai tại những khu vực xung đột như Biển Đông, nơi Washington đang phản đối Bắc Kinh xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi Mỹ báo buộc Trung Quốc cố gắng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trái phép, Bắc Kinh vẫn khăng khăng rằng nước này có quyền xây dựng và cho rằng các hòn đảo nhân tạo trái phép được sử dụng cho mục đích dân sự.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Điểm yếu chết người của không quân Trung Quốc Mặc dù không quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ 3 thế giới và có thể vượt Mỹ về quy mô trong thời gian không xa, nhưng lực lượng này có một điểm yếu lớn, không dễ khắc phục ngay. Phi công lái J-15 trên tàu sân bay Trung Quốc. Theo National Interest, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng không quân...