2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng
Hai phi công dày dặn kinh nghiệm của hãng hàng không Japan Airlines ( Nhật Bản) đều có nồng độ cồn đo vượt giới hạn quy định của hãng nên chuyến bay buộc phải trì hoãn và trễ hơn 3 tiếng.
Ngày 10/12, hãng hàng không Japan Airlines (Nhật Bản) thông tin về vụ việc 2 phi công của hãng bay từ Melbourne (Australia) tới Narita (Nhật Bản) không vượt qua được bài kiểm tra nồng độ cồn trước khi bay khiến chuyến bay bị hoãn hơn 3 tiếng.
Đó là chuyến bay mang số hiệu JL774 dự kiến khởi hành lúc 7h20 (giờ địa phương) nhưng vì sự cố nên tới 10h31 mới cất cánh.
Đại diện của Japan Airlines xác nhận sự chậm trễ do hai nam cơ trưởng giàu kinh nghiệm (không tiết lộ danh tính) có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép.
Một máy bay chở khách của Japan Airlines (Ảnh: Fly).
Cả hai đều tự kiểm tra nồng độ cồn tại khách sạn lúc 5h sáng cùng ngày và phát hiện nồng độ cồn vượt mức. Ban đầu, cơ trưởng A xin hoãn chuyến bay với lý do sức khỏe. Trong khi đó, cơ trưởng B vẫn tới sân bay. Tại đây, các xét nghiệm bổ sung cho thấy, cơ trưởng B có nồng độ cồn cao.
Máy bay Boeing 787-8 chở 103 hành khách với 11 thành viên phi hành đoàn gồm 2 cơ trưởng, một phi công phụ và 8 tiếp viên hàng không.
Trao đổi với tờ The Independent (Anh), đại diện hãng hàng không cho biết “chuyến bay không được vận hành khi các thành viên phi hành đoàn say rượu”.
“Xét nghiệm nồng độ cồn trước chuyến bay phải ở mức 0,00 mg/l. Tuy nhiên, chuyến bay bị trì hoãn do hai cơ trưởng bị phát hiện có nồng độ cồn trong quá trình kiểm tra tại khách sạn. Chúng tôi rất quan ngại trước tình huống này và bày tỏ sự hối tiếc khi sự cố xảy ra dù đã dùng nhiều biện pháp nhắc nhở triệt để ngăn ngừa tái diễn”, người đại diện bổ sung.
Theo một phần nội dung bản báo cáo, 2 cơ trưởng cho biết họ đã uống 2 ly rượu vang sủi bọt và rượu vang trong khoảng thời gian từ 14h tới 16h của ngày trước khi chuyến bay cất cánh.
Các nữ tiếp viên của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines (Ảnh: Fly).
Video đang HOT
Từ năm 2018, Japan Airlines đưa ra quy định rất rõ trong hướng dẫn nội bộ về việc cấm phi hành đoàn uống rượu trong vòng 12 tiếng trước giờ lên máy bay. Hãng này cũng triển khai hệ thống máy đo nồng độ cồn thế hệ mới đặt tại các sân bay quốc tế để kiểm tra phi công.
Đây là sự cố mới nhất liên quan tới nồng độ cồn của hãng bay Nhật Bản kể từ sau vụ việc một cơ trưởng khác bị say rượu tại quầy bar khách sạn hồi tháng 4. Vụ việc khiến chuyến bay từ Dallas (Mỹ) tới Tokyo bị hủy.
Các nhân chứng cho biết, cơ trưởng tiệc tùng trong phòng chờ khách sạn và tiếp tục gây rối khi về phòng. Dù phi công không vi phạm điều luật cấm uống rượu trong vòng 12 tiếng trước khi lên máy bay, nhưng hãng đã cấm bay đối với người này.
Trước đó vào năm 2018, BBC đưa tin về vụ việc liên quan tới phi công Katsutoshi Jitsukawa cũng đến từ hãng hàng không Japan Airlines nhận án phạt 10 tháng tù vì bị phát hiện có nồng độ cồn cao gấp 9 lần giới hạn cho phép.
Phi công đã bị bắt tại sân bay Heathrow (Vương quốc Anh) vì không vượt qua cuộc thử nghiệm nồng độ cồn chỉ 50 phút trước chuyến bay tới Tokyo. Theo đó, các nhân viên an ninh phát hiện người này có mùi rượu, mắt lờ đờ, đi đứng không vững.
Hình ảnh trích xuất từ camera an ninh cho thấy phi công người Nhật Bản bị bắt vì có nồng độ cồn trong máu cao gấp 9 lần so với quy định (Ảnh: PA).
Giới chức xác định trong 100ml máu của Jitsukawa có 189mg cồn, dù giới hạn cho phép đối với phi công ở thời điểm đó là 20mg.
Thẩm phán Phillip Matthews tại Anh đã lên án hành vi này và cho biết phi công đã “rất say trước chuyến bay”. Ông mô tả việc nếu hành khách ngồi trên máy bay do người này làm cơ phó trong chuyến bay dài hơn 12 tiếng có thể gây ra thảm họa rất thảm khốc.
Vì sự cố này, chiếc Boeing 777 chở 244 hành khách từ London tới Tokyo bị trễ 69 phút so với dự kiến. Sau vụ việc, viên phi công cũng bị sa thải khỏi hãng.
Vì sao phải để lại hành lý trên máy bay khi sơ tán trong trường hợp khẩn cấp
Không cầm theo hành lý lúc sơ tán trong trường hợp khẩn cấp khi đi máy bay là quy tắc an toàn hàng đầu ai cũng phải nằm lòng.
Cơn mưa lời khen từ các chuyên gia trên thế giới dành tặng cho các tiếp viên hàng không của Japan Airlines cứu sống hàng trăm người sau tai nạn.
Không có từ nào khác hơn ngoài "phép màu" có thể mô tả tình huống thoát nạn của 379 người trên chuyến bay 516 của hãng hàng không Japan Airlines (JAL).
Hành khách không cầm theo hành lý khi thoát khỏi máy bay đang cháy của hãng hàng không Japan Airlines
Khi những hành khách kinh hãi nhìn ngọn lửa bao trùm cửa sổ, cabin tràn ngập khói, các tiếp viên của hãng hàng không Japan Airlines đã giấu đi sự bất an và tập trung vào từng chi tiết cuối cùng trong quá trình huấn luyện an toàn của họ.
Vấn đề cốt lõi là đưa mọi người ra khỏi máy bay càng sớm càng tốt vì ở trong đó càng lâu thì cơ hội sống sót càng giảm. Cuối cùng, tất cả 367 hành khách và 12 phi hành đoàn đã rời máy bay trong vòng chưa đầy 20 phút.
Hành động của phi hành đoàn vào giây phút quan trọng đã ngăn chặn được thảm kịch. Điều đáng kinh ngạc là không ai bị thương nặng. Họ được ca ngợi hết lời vì sự điềm tĩnh và tính chuyên nghiệp.
Michele Robson, cựu kiểm soát viên không lưu, cho biết phi hành đoàn đã làm rất tốt việc sơ tán 367 hành khách trong hoàn cảnh khó khăn.
Cô nói: "Hành khách hoảng sợ khi nhìn thấy ngọn lửa là điều tự nhiên. Vụ va chạm khiến những người trên máy bay vô cùng lo lắng. Nhưng phi hành đoàn đã làm việc rất tốt".
John Cox, phi công tại Mỹ, cho biết kết quả này cho thấy họ đã được huấn luyện tốt. Họ tập trung vào việc đưa hành khách ra khỏi máy bay một cách nhanh chóng và là những người cuối cùng rời khỏi máy bay.
Các chuyên gia hàng không cho biết sự bình tĩnh không thể lay chuyển của các tiếp viên, kết hợp với sự hợp tác cao và tuân thủ quy tắc an toàn của hành khách đã ngăn chặn một thảm họa lớn.
Paul Hayes, Giám đốc an toàn hàng không tại Công ty tư vấn Hàng không Ascend by Cirium tại Anh cho biết đó là một điều kỳ diệu. "Các thành viên phi hành đoàn đã làm việc rất xuất sắc. Không một hành khách nào mang theo hành lý xách tay trong quá trình thoát khỏi đám cháy", Paul nói.
Ảnh minh họa: Pexels
Để lại hành lý khi sơ tán
Một nghiên cứu của Đại học Hàng không Embry-Riddle cho thấy những hành khách mang theo hành lý xách tay trong khi sơ tán khẩn cấp không chỉ làm chậm quá trình, mà còn có thể gây nguy hiểm cho cho bản thân và những hành khách khác.
Bỏ lại mọi thứ và thoát ra ngoài nên là ưu tiên duy nhất của hành khách trong trường hợp khẩn cấp. Làm được điều này thì cơ hội sống sót của mọi người là cao nhất
Phi hành đoàn của hãng hàng không Japan Airlines đã nhắc nhở hành khách không mang theo hành lý xách tay khi sơ tán. Điều này giúp cho lối thoát hiểm không bị hạn chế không gian, thuận lợi cho việc sơ tán. Ngoài ra, việc mang theo hành lý có nguy cơ làm rách cầu trượt sơ tán, khiến người khách bị thương.
Steve Creamer, nhà tư vấn an toàn hàng không và cựu giám đốc cấp cao của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), cho biết: "Thật tuyệt vời vì họ đã đưa mọi người ra khỏi máy bay. Điều này nói lên rất nhiều điều về phi hành đoàn và tính kỷ luật của những người trên máy bay. Lợi ích rất rõ ràng khi hành khách không mang theo hành lý của mình".
Theo các chuyên gia, trong trường hợp sơ tán khẩn cấp khi đi máy bay, 4 điều hành khách nên nhớ:
Luôn nghe theo sự hướng dẫn của phi hành đoàn. Họ có mặt ở đây không chỉ để phục vụ mà vì sự an toàn của hành khách. Họ trở thành chuyên gia về an toàn, giúp bạn sống sót trong trường hợp này.
Ưu tiên việc rời khỏi máy bay nhanh chóng do nguy cơ bị ngạt khói cao.
Để lại mọi hành lý, kể cả đồ xách tay. Không cố gắng lấy đồ ở khoang đựng hành lý trên cao. Nếu đi giày cao gót, hành khách nên cởi bỏ và cầm trên tay khi sử dụng cầu trượt.
Luôn giữ bình tĩnh.
Trung Quốc triển khai gần 90 tàu, Đài Loan nâng mức báo động? Đài Loan hôm 9.12 đã nâng mức báo động, cho rằng Trung Quốc đã thiết lập 7 vùng không phận 'được dành riêng' và triển khai nhiều tàu hải quân và hải cảnh, theo Reuters. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan hôm nay cho biết Trung Quốc đã thiết lập 7 "vùng không phận được dành riêng tạm thời" ở phía đông các...