2 nhà sáng lập Instagram chính thức nghỉ việc sau nghi vấn căng thẳng với Mark Zuckerberg
Sáng nay (theo giờ Việt Nam) Kevin Systrom, Giám đốc điều hành của Instagram bất ngờ thông báo anh và đồng sáng lập Mike Krieger đã chính thức rời khỏi Instagram.
Tuyên bố trên được đưa ra sau những nghi vấn về việc gia tăng căng thẳng giữ 2 nhà sáng lập của Instagram với CEO của Facebook – Mark Zuckerberg về định hướng phát triển sản phẩm.
Krieger và Systrom cùng nhau thành lập Instagram vào năm 2010, và nó đã được Facebook mua lại với giá 1 tỷ đô la vào năm 2012.
Instagram là một trong số ít những điểm tựu doanh thu trong hệ sinh thái của Facebook sau Scandal Cambridge Analytica. Chính sự nổi tiếng của Instagram khiến ban quản trị bắt đầu đặt ra câu hỏi về tương lai của ứng dụng mạng xã hội này, những bất đồng, căng thẳng chính thức nổ ra từ đây.
Theo đại diện phát ngôn của Instagram cho biết: cả 2 nhà sáng lập muốn dành nhiều thời gian hơn việc sáng tạo, để tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Theo NYT đưa tin, Kevin Systrom và Mike Krieger sẽ hoàn tất việc bàn giao và chính thức kết thúc công việc tại Instagram vào tuần tới.
Systrom hiện là CEO & Krieger là CTO của Instagram, hiện tại vẫn chưa có thông tin về việc ai sẽ là người thay thế 2 vị trí này.
Video đang HOT
Trong những tháng gần đây, Facebook đã bắt đầu can thiệp nhiều hơn vào đội ngũ quản lý của Instagram. Vào tháng 5 năm 2018, Facebook đã cải tổ bộ máy điều hành, đỉnh điểm là việc bổ nhiệm Chris Cox – nhân sự cao cấp phát triển Facebook App trở thành giám đốc phát triển sản phẩm cho Instagram và Facebook. Adam Mosseri, Phó chủ tịch phụ trách News Feed của Facebook, được bổ nhiệm tạo ra sản phẩm mới cho Instagram.
Tờ Wall Street Journal trích dẫn một nguồn tin mật cho biết đã có những xung đột, bất đồng giữa Systrom và Krieger với đội ngũ điều hành của Facebook xung quanh vấn đề “quyền tự chủ của Instagram” – sự ra đi của 2 nhà sáng lập Instagram đã nằm trong kế hoạch của Facebook, và Adam Mosseri, Phó chủ tịch phụ trách News Feed của Facebook sẽ là người được chỉ định thay thế vị trí CEO của Instagram.
Vào tháng 4 năm nay, nhà đồng sáng lập WhatsApp – Jan Koum, ứng dụng nhắn tin được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD, cũng đã rời khỏi Facebook .Trong khi đó, Brian Acton – đồng sáng lập khác của WhatsApp lại kêu gọi cộng đồng “xóa Facebook”.
Trong một tuyên bố Zuckerberg từng nói: “Kevin và Mike là những nhà sáng tạo sản phẩm phi thường và Instagram chính là phản ánh tài năng sáng tạo của họ. Tôi đã học được rất nhiều qua 6 năm làm việc cùng với họ, và tôi thực sự thích điều đó. Tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy những sáng tạo tiếp theo trong thời gian tới”
Theo trang cong nghe
Bạn đọc viết: "Gian nan" cùng con vào lớp 1
Hồi con bắt đầu vào lớp 1, tôi gác hết công việc nhà để đồng hành cùng con. Tôi quyết tự dạy con học. Mỗi ngày tôi dành ra khoảng một tiếng để học cùng con. Khi dạy, tôi cũng không tham kiến thức quá. Mỗi ngày tôi dạy con một ít. Bữa nay dạy đọc thì bữa mai luyện chữ...
Nhân đọc bài "Lớp 1, con cần học vui, không so bì điểm số, thành tích" của tác giả Thanh Mai đăng trên báo Dân trí, tôi lại chạnh lòng nhớ về những ngày tháng vượt khó gian nan của mình khi con vào lớp 1.
Tôi vốn là một giáo viên nên tôi không thích cho con học sớm. Hết hai năm Mẫu giáo, con chỉ biết 24 chữ cái và nhận biết các số từ 1 đến 10. Thời điểm ấy, ông xã tôi thấy các bé gần nhà đua nhau đi học trước nên cứ nhắc tôi cho con đi. Thế nhưng tôi nhất định không cho con học trước. Suốt mấy tháng hè, tôi cho con đi chơi vui vẻ thoải mái. Tôi cứ nghĩ đơn giản con chỉ mới học lớp 1 thôi mà.
Ngày đầu tiên đến lớp, cháu rất vui và hứng khởi. Con vui vẻ kể mẹ nghe bao nhiêu là chuyện vui ở lớp, ở trường. Tôi thật sự mừng và hạnh phúc.
Mọi chuyện chỉ rắc rối khi con chính thức bước vào năm học mới. Dường như con không còn vui vẻ như trước. Khuôn mặt con lúc nào cũng căng thẳng vì lo sợ. Phải gặng hỏi mãi con mới tâm sự rằng con rất sợ cô giáo chủ nhiệm. Ngày nào cô cũng chê con viết chậm, viết xấu. Nhiều hôm con còn bị bạn bè cười chê vì phải ở lại giờ ra chơi để rèn chữ. Con bảo con rất sợ đến trường rồi. Nói xong con òa khóc nức nở vì tủi thân.
Ngay tối ấy tôi vội vã điện thoại cho cô chủ nhiệm hỏi thăm tình hình học tập của con. Vừa nghe xong, cô đã chê bé nhà tôi tiếp thu chậm quá. So với các bạn, bé thua rất xa. Nhiều bé đọc thông viết thạo và làm toán rất nhanh. Riêng bé nhà tôi cần phải cố gắng rất nhiều nữa mới theo kịp được chương trình.
Học sinh lớp 1. (Ảnh minh họa: Khánh Hiền)
Chưa bao giờ tôi nghĩ chuyện con học lớp 1 lại nghiêm trọng như thế. Cả nhà lúc này cứ lao vào trách cứ tôi. Rằng tại tôi không cho con học trước nên mới thế. Rồi cả nhà lên kế hoạch phải cho con học thêm. Buổi tối con sẽ đến trung tâm để giáo viên luyện chữ, rèn đọc và làm thêm toán. Nhìn con sợ hãi, tôi chỉ biết ôm con mà nức nở theo.
Từ bữa đó, tôi gác hết công việc nhà để đồng hành cùng con. Tôi quyết tự dạy con học. Mỗi ngày tôi dành ra khoảng một tiếng để học cùng con. Khi dạy, tôi cũng không tham kiến thức quá. Mỗi ngày tôi dạy con một ít. Bữa nay dạy đọc thì bữa mai luyện chữ. Chỉ cần con tiến bộ một chút là tôi không ngớt lời khen.
Cậu con tôi được khen thì tỏ ra rất thích thú. Cứ thế, sức học của con tiến bộ thấy rõ. Cháu bắt đầu tự tin khi đi học. Thật may, hết học kì 1, con đạt hoàn thành tốt các môn học. Với tôi, con chưa xuất sắc nhưng tôi thấy vui và hạnh phúc lắm rồi. Tôi cũng không quan trọng lắm tới điểm số và thành tích của con. Chỉ cần con vui vẻ không bị áp lực học hành là được rồi. Mong sao mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui.
Thế mới thấy chuyện con học lớp 1 không đơn giản chút nào. Nhiều phụ huynh từng bị stress vì con học lớp 1. Phụ huynh sợ nhất là bị giáo viên mắng vốn. Hay con thường xuyên bị giữ lại để rèn chữ cuối buổi học. Những khi ấy, phụ huynh lại đôn đáo kiếm chỗ cho con học thêm. Con áp lực, cha mẹ cũng "đau đầu" không kém.
Thực ra việc học trước chương trình cho trẻ chẳng tốt chút nào. Các em còn nhỏ mà phải "đánh vật" với bài vở sớm là không tốt. Bên cạnh đó, việc học sớm dễ khiến bé nảy sinh tâm lý chủ quan. Thường thì các em không quan tâm đến cái mới ở trên lớp mà cứ tưởng mình giỏi rồi. Có em còn khinh thường bạn bè thấy rõ. Thế nhưng phụ huynh cứ đua nhau cho con học trước. Ai cũng sợ con mình không theo kịp chương trình. Lí do là lớp học thì đông mà cô giáo lại dạy nhanh. Thành thử cô dạy theo học sinh giỏi chứ không dạy theo học sinh yếu. Vì thế nhiều phụ huynh phải cho con học trước mới an tâm.
Bản thân tôi đã từng trải qua thời gian có con đi học lớp 1 nên tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Lớp 1, con cần học vui, không so bì điểm số, thành tích". Ở lớp 1, con chỉ cần học vui chứ không cần thành tích, điểm số. Đối với học sinh lớp 1, chúng ta không cần ép con học quá nhiều. Quan trọng là các con thoải mái vui vẻ khi đến trường.
Thành tích ở lớp 1 chưa nói lên được điều gì. Đừng thấy con người ta học sớm rồi ép con mình phải theo. Các bậc phụ huynh cứ an tâm và đồng hành cùng con trên chặng đường dài. Hãy để các con phát triển tự nhiên chứ đừng quá gò ép mà tội nghiệp con trẻ.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
12 loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm Sử dụng thực phẩm là một cách giải tỏa căng thẳng đơn giản mà hiệu quả, đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm. Theo VnE