2 món rau hấp “đúng điệu” với mùa thu, người già hay trẻ nhỏ đều nên ăn thường xuyên, không chỉ tăng sức đề kháng mà còn lợi tiêu hóa
2món rau hấp này dễ thực hiện mà lại tốt cho sức khỏe.
Mùa thu, với hương vị của sự chuyển mình, là thời điểm lý tưởng để đổi mới thực đơn với những món rau hấp “đúng điệu” – không chỉ giữ trọn vẹn dưỡng chất, mà còn phù hợp với từng bữa ăn của cả người già và trẻ nhỏ.
Hai món rau hấp này không những dễ dàng chế biến, ngon miệng, mà còn là chìa khóa cải thiện sức đề kháng và hệ tiêu hóa, đem lại nguồn năng lượng dồi dào và sức sống cho cơ thể. Hãy cùng bổ sung chúng thường xuyên vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cả gia đình cùng tận hưởng sức khỏe và sự ngon lành mà thiên nhiên ban tặng, mỗi bữa ăn sẽ trở thành bữa tiệc dinh dưỡng thực thụ, mở ra một mùa thu tràn đầy sức sống và hạnh phúc.
1. Rau cải cúc hấp
Nhiều người thường mua rau cải cúc về nhúng lẩu, xào hoặc nấu canh. Thế nhưng, cải cúc cũng được chế biến theo một cách khác đơn giản và cũng thơm ngon không kém. Trên thực tế, cải cúc giàu carotene, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Ăn cải xúc xen lẫn thịt cá không chỉ thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tiêu hóa tốt mà cũng có lợi cho sức khỏe của xương, do cải xúc cũng giàu canxi.
Nguyên liệu cần thiết gồm 1 mớ rau cải cúc, hành lá hoặc hành boa rô, bột mì, bột ngô, tỏi, một chút ngũ vị hương, nước tương, giấm balsamic.
1. Rau cải cúc nhặt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo. Hành thái nhỏ. Đổ một lượng dầu thích hợp vào nồi, cho hành lá cắt nhỏ vào xào đến khi hơi ngả vàng thì tắt bếp, để nguội.
2. Cho lượng bột mì và bột ngô bằng nhau vào tô, thêm một thìa muối và ngũ vị hương vào rồi khuấy đều.
3. Cải cúc có thể cắt thành từng đoạn cho vào chậu hoặc để nguyên cả cọng dài. Đổ một ít dầu hành lá vào, sau đó đổ từng lượng nhỏ bột đã trộn vào vào, trộn đều sao cho cải cúc được phủ đều bột mì.
4. Đặt lên nồi hấp và hấp trong 5 phút.
5. Trong thời gian đó, băm nhỏ tỏi, thêm muối, 2 thìa nước tương nhạt, 1 thìa giấm balsamic và dầu mè rồi đảo đều. Sau khi rau cải cúc hấp chín, mang ăn nóng, chấm cùng nước tương tỏi này rất ngon miệng.
Thông thường, mọi người thường sử dụng phần thân cần tây xào hoặc ép nước uống, phần lá cần tây ít được dùng. Một phần, do lá cần tây có mùi hăng mạnh nên không được nhiều người sử dụng làm món ăn. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng cần tây thực sự là báu vật. Trong lá cần tây có chứa nhiều canxi, ngoài việc uống sữa để bổ sung canxi thì việc thêm cần tây vào chế độ ăn uống cũng là một sự lựa chọn.
Nguyên liệu cần thiết gồm lá cần tây, bột mì, dầu ăn.
Để làm món rau cần tây hấp ngon và dễ ăn, bạn nên chọn loại cần tây lá to, có thể xen lẫn chút rau mùi để cân bằng mùi vị.
Video đang HOT
Khi chế biến món rau cần tây hấp, điều quan trọng đầu tiên là làm sạch rau, loại bỏ những phần lá không mong muốn và rửa sạch dưới vòi nước, sau đó để cho thật ráo nước. Đây là bước đệm cần thiết để rau cần tây giữ được săn nguyên bản mà không bị nát khi hấp.
Tiếp theo, đặt rau cần tây đã được chuẩn bị vào trong một chiếc bát lớn, rải đều hai thìa dầu ăn lên trên. Dầu ăn không chỉ giúp bột mì bám đều vào từng sợi cần tây mà còn tạo độ bóng, thêm hấp dẫn cho món ăn. Từ từ rắc bột mì vào bát, khuấy nhẹ nhàng để mỗi lá cần tây đều được phủ một tầng bột mỏng, nhưng đủ để tạo nên lớp vỏ ngoài thú vị khi hấp chín.
Khi rau cần tây đã hoàn tất việc “khoác lên mình” chiếc áo bột, chúng ta sẽ chuyển rau vào nồi hấp đã được làm nóng sẵn. Hấp ở nhiệt độ cao trong khoảng 3 phút là quãng thời gian lý tưởng để rau cần tây giữ được hương vị nguyên bản, đồng thời lớp bột mì phủ ngoài sẽ chín tới, ôm trọn lấy rau mà không khiến rau bị nát. Sau thời gian ngắn ngủi hấp cách thủy, món rau cần tây sẽ chín mềm và sẵn sàng để bạn thưởng thức, vừa ngon miệng vừa đẹp mắt, hứa hẹn trở thành một món ăn yêu thích cho những người sành ăn.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Tại sao nên ăn các món rau hấp vào mùa thu?
Mùa thu, khí hậu thường mát mẻ và khô ráo, là thời điểm thích hợp để thưởng thức các món rau hấp. Rau hấp giữ được hầu hết các vitamin và khoáng chất vốn có do không bị mất đi trong quá trình nấu nướng dài. Đặc biệt, trong mùa thu, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, chuẩn bị cho mùa đông. Rau hấp cung cấp lượng lớn chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn và giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, việc tiêu thụ rau hấp còn giúp bảo vệ da, phù hợp với điều kiện thời tiết của mùa thu, ngăn chặn tình trạng da khô ráp do thời tiết giao mùa.
Hãy luân phiên ăn 4 món rau này: Nguyên liệu rẻ tiền, dễ nấu lại nuôi dưỡng gan cực tốt
Dưới đây là những loại rau bạn có thể đem chế biến thành các món ăn hỗ trợ nuôi dưỡng gan khỏe mạnh!
Chúng ta biết rằng, muốn bảo vệ sức khỏe của bản thân thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng gan là vô cùng quan trọng. Gan có vai trò "dọn dẹp", phân hủy các chất độc tố và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương và không thực hiện được chức năng giải độc thì lúc này gan sẽ trở thành "cội nguồn của mọi bệnh tật" nên việc bảo dưỡng gan hàng ngày là rất quan trọng. Gan có khỏe mạnh thì sức khỏe mới tốt. Do đó để dưỡng gan, ngoài việc ngủ nghỉ, vận động hợp lý thì cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Và mấu chốt là lựa chọn những thực phẩm có nhiều dưỡng chất có công dụng tốt cho gan. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn có thể đem chế biến thành các món ăn nuôi dưỡng gan tốt!
1. Rau cải cúc
Có một loại thực phẩm bảo vệ gan tốt hơn cả bồ công anh đó là rau cải cúc. Rau cải cúc rất giàu carotene và các axit amin có thể bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan. Bên cạnh đó, rau cải cúc còn chứa lượng khoáng chất kali dồi dào hỗ trợ cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan. Kali có thể điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể chúng ta. Do đó ăn rau cải cúc thường xuyên có vai trò rất tốt trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Ngoài việc làm các món trộn, luộc, nấu canh cùng thịt nạc hoặc sườn non, bạn có thể dùng rau cải cúc để xào cùng tép biển.
Nguyên liệu để làm món rau cải cúc xào tép biển
400g rau cải cúc, 100g tép biển khô, 3-5 tép tỏi băm, một chút gia vị, 1 thìa canh dầu hào.
Cách làm món rau cải cúc xào tép biển
Bước 1: Rau cải cúc bạn mua về nhặt bỏ rễ, rửa sạch. Sau đó bạn có thể cắt rau cải cúc thành 2 phần hoặc để nguyên tùy vào độ dài của rau. Tép biển bạn nhặt bỏ sạn, rửa sạch rồi để ráo.
Bước 2: Bạn đặt một nồi nước lên bếp, thêm chút muồi vào rồi đun sôi. Sau đó cho rau cải cúc vào chần trong khoảng 30 giây rồi vớt ra, thả vào chậu nước lạnh để hạ nhiệt, giữ màu xanh cho rau. Tiếp theo bạn đặt chảo lên bếp đun nóng sau đó cho một chút dầu ăn vào. Tiếp theo bạn thêm tỏi băm vào phi cho đến khi dậy mùi thơm. Thêm tép biển vào xào cùng 1 lúc thì cho rau cải cúc đã chần vào đảo đều.
Bước 3: Bạn nêm một chút gia vị và dầu hào vào xào cùng. Đảo đều và nhanh tay để các nguyên liệu ngấm gia vị. Sau đó bạn tắt bếp, lấy rau cải cúc xào tép biển ra đĩa là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món rau cải cúc xào tép biển
Món rau cải cúc xào tép biển thơm ngon đã hoàn thành rất đơn giản. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được rau cải cúc giòn ngon, chín tới hòa quyện cùng vị tép biển mềm thơm vô cùng hấp dẫn.
2. Đậu que (đậu cove)
Theo nhiều nghiên cứu, an các loại đậu có thể giúp giảm lượng đường trong máu và chất béo trung tính ở những người mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chế độ ăn nhiều đậu đặc biệt giúp giảm khả năng mắc gan nhiễm mỡ. Trong số các loại đậu có thể chế biến thành nhiều món ngon có đậu que (đậu cove). Thành phần dinh dưỡng trong đậu que chứa nhiều chất khoáng như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, đồng,... giúp kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ thiếu chất khoáng. Đặc biệt hàm lượng kali trong đậu que rất dồi dào (323mg/100g đậu que), đây là một khoáng chất giúp sửa chữa cũng như điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng hoạt động tốt.
Nguyên liệu làm món đậu que xào thịt
250g đậu que, 200g thịt nạc, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh xì dầu, 1 thìa canh rượu nấu ăn, một chút gia vị, một chút hành lá, 3 tép tỏi băm.
Cách làm món đậu que xào thịt
Bước 1: Đậu que bạn tước bỏ xơ 2 bên cạnh sau đó rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15-20 phút. Sau đó bạn cắt đậu que thành từng miếng nhỏ và chần trong nước sôi khoảng 1 phút. Vớt đậu que ra, để ráo. Thái thịt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào bát, thêm rượu nấu ăn, nước tương và dầu hào, trộn đều, ướp một lúc.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào đun nóng. Sau đó cho hành lá xắt nhỏ và tỏi băm vào xào thơm. Tiếp theo bạn cho thịt heo đã ướp vào xào đến khi chuyển màu. Cho đậu que cắt nhỏ vào xào đều, thêm 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào rồi đảo đều. Tiếp đó bạn nêm thêm chút muối và đường cho vừa khẩu vị.
Bước 3: Sau khi nêm đủ các loại gia vị vào rồi, bạn xào đều tay cho đến khi đậu que chín đều thì tắt bếp, lấy ra đĩa.
Thành phẩm món đậu que xào thịt
Với cách chế biến đơn giản, món đậu que xào thịt hoàn thành nhanh chóng và thơm lừng. Thịt heo được xào mềm, ngấm gia vị, đậu que chín nhưng vẫn giữ được độ giòn ngọt và màu xanh đặc trưng. Món ăn này đơn giản nhưng rất đưa cơm.
3. Các loại giá đỗ (giá đỗ tương, giá đậu xanh...)
Rau giá đỗ dường như đã là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình. Theo Đông y, giá đỗ có tác dụng thanh lọc, bồi bổ cơ thể, đồng thời giảm ngộ độc rượu, giải nhiệt. Các loại giá đỗ rất giàu sulforaphane - đây là một hóa chất thực vật tác dụng rất lớn trong giải độc, chống lại các tế bào ác tính và bảo vệ sức khỏe. Sulforaphane còn giúp tăng cường chức năng gan và hỗ trợ gan trong thực hiện nhiệm vụ thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, hợp chất sulforaphane trong giá đỗ giúp tăng khả năng chống oxy hóa của huyết tương và giảm quá trình peroxy hóa lipid, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Bổ sung giá đỗ thường xuyên thông qua chế độ ăn uống vừa giúp bạn nuôi dưỡng gan mà còn rất tốt trong chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Nguyên liệu làm món giá đỗ chua cay
250g giá đỗ, 1 thìa canh dầu ăn, 1 quả ớt, 5 tép tỏi, 1 cây hành lá, 1 thìa canh giấm trắng, một chút gia vị, 1 thìa cà phê xì dầu.
Cách làm món gia đỗ chua cay
Bước 1: Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ; hành lá rửa sạch rồi xắt nhỏ; ớt thái thành các lát mỏng. Đun nóng dầu trong chảo, cho ớt vào xào trên lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho tỏi, hành lá cắt nhỏ vào đến khi tỏa mùi thơm.
Bước 2: Chỉnh lửa lên mức lớn, cho giá đỗ vào xào đến khi chuyển màu hơi trong. Sau đó cho một chút nước tương vào xào đều. Tiếp theo nêm thêm một lượng gia vị thích hợp, xào nhanh tay rồi cho 1 thìa canh giấm trắng, đảo đều và nấu trong khoảng một phút là chín. Cho giá đỗ chua cay ra đĩa, rắc một chút hành lá thái nhỏ lên là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món giá đỗ chua cay
Như vậy chỉ với loại nguyên liệu rất rẻ tiền và thao tác chế biến đơn giản là bạn đã có một đĩa giá đỗ chua cay màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn. Món ăn tuy đơn giản nhưng với sự giòn ngon của giá đỗ kết hợp với những gia vị quen thuộc trong bếp giúp bạn cải thiện vị giác, kích thích ngon miệng.
4. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C, K, acid folic, kali, canxi, sắt và magie hỗ trợ giải độc gan, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nguyên liệu làm món rau mồng tơi xào nấm
300g rau mồng tơi, 150g nấm bào ngư, 1 cây hành baro, một chút muối, bột tiêu, hạt nêm...
Cách làm món rau mồng tơi xào nấm
Bước 1: Rau mồng tơi nhặt lá và ngọn non sau đó rửa sạch, để ráo. Phần ngọn rau mồng tơi dài bạn có thể ngắt ngắn thành các khúc dài khoảng 5cm. Nấm bào ngư cắt bỏ gốc cứng, rửa sạch với nước muối rồi xé thành những miếng vừa ăn. Hành baro rửa sạch, cắt mỏng.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp, đợi nóng thì cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào. Sau đó bạn cho 1 ít hành baro vào xào đến khi dậy mùi thơm. Tiếp đó cho nấm bào ngư vào xào đều tay, nêm nếm thêm gia vị, muối, bột tiêu rồi xào chín. Sau đó bạn cho rau mồng tơi vào đảo đều trên lửa lớn. Khi rau mồng tơi vừa chín tới thì tắt bếp, bạn lấy ra đĩa, rắc lên một chút bột tiêu.
Thành phẩm món rau mồng tơi xào nấm
Rau mồng tơi xào nấm tuy đơn giản nhưng mùi thơm rất hấp dẫn. Rau mồng tơi chín tới giữ được màu xanh đẹp mắt, nấm ngọt mềm, thanh mát thấm gia vị rất đưa cơm.
Hãy ăn mạnh 3 món rau này vào mùa hè: Vừa ngon, giải nhiệt tốt lại giúp bảo vệ gan và làn da luôn tươi trẻ Thông qua 3 công thức nấu ăn từ thực phẩm bổ gan này, bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn giúp gan và cơ thể khỏe mạnh hơn. Gan vốn là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Gan chịu trách nhiệm trao đổi chất, giải độc, dự trữ chất dinh dưỡng và điều hòa lượng...