2 món canh chua cho ngày nóng
Khí trời nóng bức sẽ làm mọi người ăn uống kém. Bạn thử đổi món nấu canh chua tôm hoặc canh chua hải sản để bữa cơm ngon miệng và mát hơn.
Canh chua hải sản
Nguyên liệu:
Mực: 100 g
Tôm sú: 150 g
Thịt cua: 50 g
Thơm, bạc hà: 50 g mỗi loại
Bông so đũa: 50 g
Cà chua: 1 trái
Ngò gai, rau om: 30 g
Ớt sừng: trái
Tỏi băm: 1 muỗng
Video đang HOT
Me chín: 30 g
Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu.
Canh chua hải sản. Ảnh: Ngọc Tú.
Cách làm:
Mực cắt miếng vừa ăn, tôm lột vỏ. Ướp tôm, mực với 1 muỗng tiêu, 1 muỗng hạt nêm. Thịt cua xào với rượu trắng cho thơm. Ướp với ít tiêu. Phi 1 muỗng dầu với tỏi băm, cho hải sản vào xào săn. Nấu sôi 1 lít nuớc, cho 1/3 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1/2 chén nước me dằm vào. Cho hải sản đã xào vào, tiếp tục cho các loại rau vào vừa sôi tắt lửa. Nêm 1 muỗng nước mắm, cho rau om, ngò gai cắt nhỏ và ớt cắt lát.
Ăn nóng với nước mắm nguyên và ớt.
Canh chua tôm
Nguyên liệu:
Tôm sú tươi: 200 g
Thơm: 1/8 trái
Đậu bắp: 3 trái
Cà chua: 1 trái
Giá: 100 g
Bạc hà: 50 g
Rau om, ngò gai: một ít
Nước dùng: 1 lít
Me chín: 30 g
Gia vị: Ớt sừng trái, tỏi 1 củ, muối, tiêu, đường, bột nêm, nước mắm.
Canh chua tôm. Ảnh: Ngọc Tú.
Cách làm:
Tôm làm sạch, lột vỏ, bỏ đầu chừa đuôi, ướp ít tiêu, bột ngọt. Rau cắt miếng vừa ăn. Dằm lấy chén nước me. Tỏi đập dập. Phi vàng tỏi, ớt băm với dầu, cho tôm vào đảo nhanh, trút để riêng.
Cho nước dùng vào nồi nấu sôi. Thêm 1/2 chén nước me, 1 muỗng đường, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng bột nêm, nêm canh có vị chua ngọt mặn vừa. Cho đậu bắp vào nấu 1 phút, tiếp tục cho tôm vào, nước sôi tắt lửa. Cho tôm đã xào vào, nêm 1 ml nước mắm. Múc canh ra tô, cho rau om ngò gai cắt nhỏ, tỏi phi, ớt cắt lát vào, canh chua ăn nóng với nước mắm nguyên và ớt.
Lưu ý:
- Trừ đậu bắp, các loại nguyên liệu nên cho vào nước canh nấu khoảng 1 phút, sau đó cho các thứ rau còn lại vào, canh vừa sôi nên tắt lửa ngay. Rau vừa chín còn giòn, nếu nấu lâu các loại rau sẽ bị nhũn không ngon.
Canh chua lá dít lòng gà ngọt... lủng nồi
Hảo hạng nhất là món canh chua lá dít lòng gà. Sau khi làm thịt gà, họ thường lấy bộ lòng để nấu canh chua lá dít vì lòng gà không xương, khi nấu canh chua với lá dít ngọt... lủng nồi.
Nguyên liệu cho món canh chua lá dít lòng gà ảnh: N.M.Thiên
Vừa rồi, tôi có dịp về thăm quê, nghe mẹ nói mấy bụi lá dít trước nhà thằng em mới "phạt", giờ ra lá non ngon lắm. Nghe đến đây bao nhiêu mệt nhọc tan biến, nhớ lại món canh chua lá dít lòng gà mẹ nấu thuở nhỏ, thưởng thức một lần là khó lòng quên được.
Dù nắng hay mưa, lá dít ở miền sơn cước thuộc các xã phía tây của tỉnh Phú Yên đều xanh tốt quanh năm do khí hậu nơi đây mát mẻ. Nhiều người miền xuôi đến đây trốn nắng, thưởng thức món canh chua lá dít thấy rất ngon nên xin nhổ vài cây về phố thị trồng nhưng lá dít lại cứ giòn, cứng hơn so với cây dít nơi đây. Có lẽ cây dít chỉ thích ở núi thôi!
Cây dít gầy guộc, không to, cây nào to lắm cũng cỡ bằng ngón chân cái người lớn, thân cây cao nhất độ nửa thước nhưng có nhiều cành, lá cây có màu xanh vàng nhẹ, khi ăn có vị chua nhẹ. Nhiều hộ dân ở các xã miền núi của tỉnh thường trồng lá dít vừa để làm hàng rào vừa để hái lá nấu canh chua cho các bữa cơm.
Hảo hạng nhất là món canh chua lá dít lòng gà. Những người sành ăn nơi đây cho biết, sau khi làm thịt gà, họ thường lấy bộ lòng để nấu canh chua lá dít vì lòng gà không xương, khi nấu canh chua với lá dít ngọt... lủng nồi. Còn thịt gà dùng để kho với mắm thơm tạo thêm món đặc sản có một không hai.
Sau khi làm thịt gà, bao giờ mẹ tôi cũng lấy bộ lòng, làm sạch, xắt nhỏ, đem ướp chút nước mắm, gia vị rồi bắc lên bếp tao sơ, sau đó đổ nước vừa đủ ăn, đun lửa sôi bồng lên rồi cho lá dít vào nồi, tiếp tục đun cho nồi canh chua sôi trở lại và lá dít chín mềm mới nêm nếm gia vị rồi nhấc xuống, thưởng thức. Những lúc khốn khó không có thịt gà, lòng gà chỉ nấu canh chua lá dít nguyên chất ăn với chén muối ớt cũng thấy rất tuyệt vời.
Nấu canh chua lá dít ngon đúng điệu cũng có chút nghệ thuật. Mẹ bảo, trước khi nấu, lá dít phải được "vò" nát ra thì lá dít mới chịu "nhả" chất chua cho người ăn. Món canh chua lá dít ăn còn nóng hôi hổi cùng cơm trắng hoặc bún đều cho cảm giác rất sảng khoái. Vậy nên trong mâm cơm mặc dù có rất nhiều món thịt cá nhưng canh chua lá dít bao giờ cũng "sạch" trước. Phần thì quá ngon, phần thì mẹ nấu vừa đủ ăn, để hôm sau còn thèm.
Ngô Mã Thiên
Cách nấu canh chua tôm phong cách Nam bộ Cách nấu canh chua tôm chuẩn Nam bộ có vị chua thanh của nước cốt me, ngọt dịu của đường, tươi ngọt của tôm. Nguyên liệu nấu canh chua tôm kiểu Nam bộ (cho 2 người) Canh chua tôm có vị chua, cay dễ ăn. Tôm sú: 200 gram Thơm (dứa): 1/4 trái Đậu bắp: 5 trái Cà chua: 2 trái Bạc hà:...