2 mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả mà nhiều người vẫn bỏ qua
Tiết kiệm tiền một cách nhất quán là chìa khóa để bạn đạt được bất kỳ kế hoạch tài chính nào với mục tiêu dài hạn.
Khi biết rõ tiền của mình đang đi đâu, bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu tốt hơn và lập ngân sách cho những hoạt động yêu thích sẽ giúp bạn hạn chế mua sắm bốc đồng.
Có nhiều cách tiếp cận và chiến lược khác nhau mà bạn có thể sử dụng nhằm tăng cường tích lũy tài sản song nhìn chung có một nguyên tắc mà tất cả chúng ta đều đồng tình chính là: Tiết kiệm tiền một cách nhất quán là chìa khóa để bạn đạt được bất kỳ kế hoạch tài chính nào với mục tiêu dài hạn.
Đa phần mọi người đều biết được tầm quan trọng của khái niệm này nhưng thực tế là nhiều người vẫn cảm thấy khó khăn trong việc định lượng số tiền tiết kiệm thích hợp để có thể đạt được mục tiêu của mình. Nếu đó là vấn đề mà bạn đang gặp phải, dưới đây chính là 2 thủ thuật tiết kiệm đơn giản mà hiệu quả, giúp bạn gia tăng tiết kiệm một cách nhanh chóng.
1. Nhận rõ ràng về cách chi tiêu của bạn
Các công cụ lập ngân sách thực sự tuyệt vời và có thể phát huy hiệu quả trong việc giúp bạn quản lý tiền bạc. Tuy nhiên thực tế là ngay cả khi đã lập ngân sách, nhiều người không bao giờ hiểu rõ về số tiền mình đang thực sự chi tiêu.
Có thể bạn sẽ thắc mắc vì sao lại như vậy khi họ đã lên ngân sách cho chính mình? Vấn đề là không ít người luôn có khái niệm ước lượng, khoảng, tầm với những gì mình đã chi tiêu. Họ nghĩ rằng sự chính xác là không cần thiết, nhớ mang máng và rồi làm tròn số là được. Những sai lệch tưởng chừng nhỏ cộng thêm những khoản bỗng dưng bị quên khiến việc tính toán tổng chi phí cuối cùng trở nên không chính xác. Nó có thể quá cao hoặc quá thấp.
Thách thức đặt ra là bạn phải tính toán các khoản chi tiêu càng chính xác càng tốt. Chúng ta khó lòng có thể nhớ chính xác hôm qua mình đã tiêu những gì, tuần trước tiền của mình đã đi đâu. Đó là lý do việc ghi chép hàng ngày, sao kê tín dụng trở nên rất quan trọng. Khi thống kê được các khoản chi một cách chính xác, bạn sẽ biết từng đồng tiền của mình đang đi đâu mỗi tháng.
Khi đã đảm bảo được sự rõ ràng về chi phí, sẽ có 2 kịch bản có thể xảy ra và dù là theo hướng nào thì chúng đều có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn. Sau khi thống kê, bạn có thể sẽ nhận ra mình có khả năng tiết kiệm tốt hơn những gì mình tưởng và điều này sẽ khiến bạn có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm tiền. Bạn cũng có thể sẽ nhận ra rằng mình đang chi tiêu quá nhiều vào một vài khoản cụ thể và nắm được điều này sẽ giúp bạn biết chính xác đâu là nơi mình nên cắt giảm chi tiêu, đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tiết kiệm tốt hơn.
2. Phân bổ tiền cho các hoạt động mà bạn thực sự yêu thích
Video đang HOT
Nhớ rằng chúng ta tiết kiệm bằng cách chi tiêu hợp lý, không phải khiến cuộc sống của mình trở nên khổ cực. Thoạt nghe thì việc chi ra một khoản tiền để chi tiêu có vẻ đang đi lại quyết tâm tiết kiệm nhưng thực tế nó tác động đến cảm xúc của bạn trong việc lập kế hoạch tài chính và điều này rất quan trọng. Khi bạn chủ động phân bổ tiền cho các hoạt động mình yêu thích, điều này sẽ mang lại cho bạn sự vui vẻ, an tâm trong cuộc sống.
Đầu tiên, việc này chính là để bạn cho chính mình tận hưởng cuộc sống tươi đẹp, giảm bớt căng thẳng. Bởi chúng ta không ai có thể nói trước được điều gì, không ai biết ngày mai sẽ đến thế nào nên nỗ lực để tận hưởng cuộc sống chắc chắn là điều vô cùng quan trọng.
Tiếp nữa, bằng cách phân bổ chi tiêu cho một danh mục cụ thể, bạn sẽ hạn chế được việc mua sắm một cách bốc đồng cho những thứ mình có thể thích (dù không phải là những thứ bạn thực sự thích). Cuối cùng, điều này sẽ giúp bạn tạo ra kỷ luật chi tiêu cho riêng mình, đảm bảo số tiền tiết kiệm được mỗi tháng.
Ví dụ: Mark và Jane đã kết hôn được 10 năm. Cả hai người họ đều rất thích được thưởng thức bữa ăn tại các nhà hàng nơi mình sinh sống. Họ lập ngân sách tiết kiệm và không quên tạo ra một danh mục chi tiêu cho việc ăn uống mỗi tuần một lần. Với họ, đó chính là khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau và là hoạt động cả hai đều yêu thích.
Về mặt tình cảm, hoạt động này giúp mối quan hệ ngày một tốt hơn, gắn kết hơn. Về mặt tiền bạc, cặp đôi cũng kiểm soát tốt hơn với những đồng tiền của mình. Họ biết trước mỗi tuần mình sẽ có một buổi tối hẹn hò lãng mạn và vì thế, họ sẽ hạn chế mua những thứ khác bốc đồng. Chính điều này giúp họ đảm bảo việc tiết kiệm hiệu quả.
7 khoản chi không bao giờ nên cắt giảm ngay cả khi tài chính eo hẹp
Thắt chặt tài chính là điều bạn nên làm để có thể đảm bảo lộ trình đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống tài chính eo hẹp, vẫn có những khoản chi bạn không nên cắt giảm.
Sau những kỳ nghỉ hay khi gặp phải tình huống bất ngờ như giảm lương, mất việc... tài chính của bạn trở nên hạn hẹp hơn và điều này đòi hỏi bạn phải xem xét kỹ lưỡng hơn về cách chi tiêu của mình.
Thắt chặt tài chính là điều bạn nên làm để có thể đảm bảo lộ trình đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đã đến lúc bạn phải rà soát xem đâu là khoản chi có thể cắt bỏ. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống tài chính eo hẹp, vẫn có những khoản chi bạn không nên cắt giảm.
Bảo hiểm y tế
Bạn có thể nghĩ rừng chi phí cho bảo hiểm y tế thật lãng phí khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ rằng mình nên dừng lại việc đóng bảo hiểm thì đó không phải là một ý kiến hay. Bạn có thể tiết kiệm tiền trong ngắn hạn, nhưng nó có thể khiến bạn phải trả giá nhiều hơn trong dài hạn. Nếu không may gặp phải vấn đề về sức khoẻ, bảo hiểm y tế sẽ gánh đỡ bạn rất nhiều chi phí.
Bạn có thể cân nhắc thay đổi sang gói bảo hiểm khác với chi phí phù hợp hơn. Dù sao điều này vẫn tốt hơn là cắt bỏ bảo hiểm.
Bảo hiểm xe
Bảo hiểm xe có vẻ như là một khoản chi phí không cần thiết khi bạn nghĩ rằng mình lái xe đâu khác gì tay đua chuyên nghiệp. Tuy nhiên bảo hiểm xe không chỉ bắt buộc theo luật mà số tiền bạn có thể phải bỏ ra để trả nếu không may gặp tai nạn nhiều hơn rất nhiều những gì bạn chi cho bảo hiểm.
Internet
Bạn có thể không gọi internet là khoản chi thiết yếu nhưng cũng không thể phủ nhận internet đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình. Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số và việc không thể truy cập Internet có thể làm ảnh hưởng đến những việc quan trọng như giao dịch ngân hàng, giữ liên lạc với bạn bè và người thân ở xa hay mua sắm trực tuyến, giảm tiếp xúc trong lúc dịch bệnh diễn biến khó lường.
Nếu ngân sách của bạn cho phép, bạn nên tiếp tục sử dụng internet. Để tiết kiệm, hãy rà soát xem bạn có đang sử dụng hết gói cước internet ở nhà và 3G ở điện thoại không. Nếu câu trả lời là không, hãy chủ động liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn về gói cước có chi phí phù hợp hơn.
Trả nợ
Bạn cần nhớ rằng nợ là một khoản chi phí có xu hướng tăng lên nếu bạn không trì hoãn việc trả nó. Dù đó là nợ thẻ tín dụng hay các khoản vay khác, số tiền lãi đều sẽ tăng lên nhanh chóng.
Việc cố trì hoãn hay chỉ trả khoản thanh toán tối thiểu sẽ khiến bạn phải đau đầu nhiều hơn sau này, khi khoản nợ tăng đến mức không kiểm soát được. Trước tiên, hãy ngồi xuống để xem xét các khoản nợ và bắt đầu từ khoản có lãi suất cao nhất.
Thực phẩm lành mạnh
Ưu tiên ăn uống lành mạnh đôi khi có thể khó khăn khi tình trạng tài chính của bạn eo hẹp. Tuy nhiên đầu tư cho sức khoẻ là khoản rất xứng đáng và cần thiết ngay cả trong thời kỳ khó khăn. Bạn cũng có thể tự làm rau giá hay trồng cho mình một số loại rau củ quả dễ sống, phù hợp với diện tích nhỏ như xà lách, rau mùng tơi, rau cải, rau muống hay các loại rau gia vị, cà chua... Bằng cách này, bạn vừa được ăn thực phẩm sạch lại không tốn kém nhiều.
Cùng với đó, hãy nhớ luôn kiểm kê các nguyên liệu trong nhà trước khi đến chợ hay siêu thị mua sắm. Bằng cách lên kế hoạch trước cho bữa ăn, bạn sẽ hạn chế việc lãng phí thực phẩm.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Trong thời điểm khó khăn về tài chính, bạn có thể sẽ thuyết phục bản thân rằng mình không cần những thứ từng coi là thiết yếu như khoản chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên nếu ngân sách của bạn cho phép, bạn thực sự nên cân nhắc tiếp tục sử dụng các dịch vụ này để không gặp phải khó khăn hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu các liệu pháp trị liệu có giá thành phù hợp hơn.
Quỹ khẩn cấp
Không ít người cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiếp tục rót tiền vào quỹ khẩn cấp khi bạn đang đứng sát ranh giới của tình huống tài chính khẩn cấp, nhưng nếu bạn vẫn còn tiền để tiết kiệm thì mọi thứ có thể không đến nỗi ngặt nghèo như bạn nghĩ.
Quỹ dự phòng khẩn cấp có thể cứu bạn khỏi những tình huống bất ngờ như đột ngột thất nghiệp hay sửa chữa nhà cửa, ô tô. Đây là những chi phí thường không đoán trước được và khá lớn. Thậm chí chỉ với 10 đô la một tháng cho quỹ khẩn cấp, bạn đã có 120 đô la vào cuối năm.
4 cách giúp bạn tiết kiệm tiền từ lương một cách hiệu quả Bạn cần có những nguyên tắc sử dụng dòng tiền hợp lý theo từng kỳ, từng tháng để đảm bảo cuộc sống ổn định. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách tiết kiệm tiền hiệu quả mỗi tháng dưới đây. 1. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm là điều cần thiết Bắt đầu với cách tiết kiệm tiền đầu tiên, chính là mục tiêu...