2 máy bay chở chuyên gia quân sự Nga tiếp tục đến Venezuela
Sau khi nhóm chuyên gia Nga đến hồi đầu năm nay đã rời đi, nhóm chuyên gia thứ hai tiếp tục đến hỗ trợ cho Venezuela.
Các chuyên gia quân sự Nga tiếp tục đến Venezuela.
Hai máy bay chở chuyên gia Nga đã đến Venezuela để cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật cho nước này, Tổng thống Nicolas Maduro cho biết.
“ Tổng thống Putin đã tái khẳng định sự hỗ trợ về chính trị, ngoại giao và quân sự dành cho Venezuela. Sự hỗ trợ này đã diễn ra vài ngày trước với hai máy bay chở chuyên gia của ủy ban hỗ trợ quân sự kỹ thuật đã hạ cánh. Họ đang ở Venezuela. Nhóm chuyên gia đến đây hồi đầu năm đã rời đi và một nhóm mới đã đến”, Maduro nói trên Twitter hôm 27/9.
Vài ngày trước, ông Maduro đã trở về từ chuyến đi tới Moscow, nơi ông có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin. Trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Venezuela, ông Putin nói rằng Nga đang thực hiện các cam kết của mình về việc bảo trì các thiết bị được phía Venezuela mua trước đó.
Hồi cuối tháng 3 vừa qua, El Comercio, một tờ báo của Venezuela cho biết, các máy bay An-124 và Il-62 chở theo chuyên gia Nga cùng 35 tấn hàng hóa đã đến sân bay của Venezuela.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, các chuyên gia từ Nga đến Venezuela tuân thủ nghiêm ngặt hiến pháp của nước này. “Sự ở lại của các chuyên gia Nga ở Venezuela nằm trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Chính phủ Nga và Chính phủ Venezuela về hợp tác kỹ thuật quân sự được ký vào tháng 5/2001 và được cả hai nước phê chuẩn”, bà Zakharova nói trong một bài bình luận chính thức.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela nổ ra vào tháng 1 khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tuyên bố muốn thay thế Tổng thống hợp pháp Nicolas Maduro sau nhiều tháng biểu tình. Tuy nhiên, Tổng thống Maduro đã duy trì quyền lực của mình từ đó đến nay dưới sự ủng hộ của nhiều quốc gia, bất chấp áp lực từ Mỹ và các đồng minh.
Video đang HOT
Theo nguoiduatin
Liệu Su-57 có thể tự bảo vệ mình trong không chiến?
Máy bay tiêm kích mới nhất thế hệ năm của Nga sẽ được trang bị những tên lửa nào?
Xin được giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề đều là các câu hỏi như trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc, cựu kỹ sư chính TSNIIMASH (Viện khoa học- nghiên cứu chế tạo máy Trung ương- một trung tâm khoa học- nghiên cứu thiết kế chế tạo tên lửa) Vladimir Tuchkov về những kiểu vũ khí trang bị cho máy bay tiêm kích Su-57. Bài đăng trên "Svobodnaia Pressa" ngày 8/9/2019.
Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ năm Nga Su-57 (Ảnh: Xergey Bobylev/SS)
Tại Triển lãm hàng không- vũ trụ quốc tế MAKS-2019 vừa mới kết thúc tại Zhukovsky ngoại ô Matxcova, Tổng giám đốc Tập đoàn Vũ khí tên lửa Chiến thuật (KTRV) Nga Boris Obnosov đã trả lời các câu hỏi của nhiều phóng viên về hoạt động của tập đoàn.
Trong buổi phỏng vấn này, ông cũng có đề cập tới xu hướng phát triển của các loại vũ khí chiến thuật. Có nghĩa là tên lửa, bom, ngư lôi. Trên thực tế, đây là những loại vũ khí phổ biến trên toàn thế giới.
(Các xu hướng đó là)- tất cả (các tập đoàn sản xuất vũ khí trên thế giới) đều tích cực "phấn đấu" hướng tới mục tiêu tăng cự ly bắn, tăng độ chính xác, tăng khả năng chống nhiễu, giảm trọng lượng và kích thước. Còn một tiêu chí rất quan trọng nữa - tối ưu hóa "Giá thành (Chi phí) / hiệu quả".
Và ở đây, với Tập đoàn KTRV, mọi việc đều rất ổn. Cụ thể, biến thể mới nhất của tên lửa chống hạm Kh-35 trọng lượng 600 kg, có giá khoảng vài chục triệu rúp (tỷ giá ngày 8/9/2019- gần 68 rúp ăn một đôla-ND). Trong khi đó, nó (Kh-35) có thể đánh chìm các tàu có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn với xác suất 0,7-0,8. Giá của mỗi tàu như vậy có thể lên tới 1 tỷ đôla hoặc hơn.
Và thêm nữa, (số lượng) các tàu với lượng giãn nước như vậy thường chiếm tới 70% -80% thành phần hạm đội tàu mặt nước (của hải quân các nước). Đấy- một phép tính số học trực quan sinh động (về tiêu chí "giá/hiệu quả" đơn giản như vậy đấy.
Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu có thể tìm hiểu được, như người ta thường nói, từ người trong cuộc số một về tình hình đối với vũ khí tên lửa trang bị cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. Bởi vì hiện nay đang lan truyền nhiều thông tin rất mâu thuẫn nhau xung quanh chủ đề này.
Một số người khẳng định như đinh đóng cột với chúng ta rằng mọi thứ đều diễn ra trôi chảy. Rằng- 14 kiểu tên lửa và bom mới về nguyên tắc được thiết kế riêng cho máy bay này gần như đã sẵn sàng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các kiểu vũ khí trên, các thông tin phải được giữ mật.
Một năm trước đây, B.Obnosov đã nói với Interfax rằng tiến độ chế tạo tên lửa cho Su-57 đang được thực hiện theo đúng kế hoạch. Một tháng sau đó, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cũng xác nhận thông tin trên và tuyên bố rằng mọi thứ với các tên lửa bố trí bên trong thân máy bay Su-57 đều "rất ổn".
Nhưng lại có những phát biểu hoàn toàn trái ngược, theo kiểu "mọi thứ hỏng hết rồi". Người ta có cảm giác rằng là một số quan chức đã nói ra những tuyên bố trên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sau các cuộc cãi vã với các quan chức từ những bộ ngành khác.
Lấy ví dụ, Phó Tư lệnh Bộ đội đường không- vũ trụ Nga (VKS) Xergey Dronov vào giữa tháng 8 vừa rồi có phát biểu trên đài "Ekho Matxcova" ("Tiếng vọng Matxcova") rằng các tên lửa trang bị cho Su-57 thậm chí đến bây giờ vẫn chưa được thiết kế. Và ông nói thêm - trong trường hợp khả quan nhất, công tác nghiên cứu- thiết kế- thử nghiệm tên lửa sẽ được triển khai trong năm tới (2020).
Chỉ có thể nói chắc chắn một điều là tên lửa chống hạm Kh-35U mà người đứng đầu KTRV (tức Tổng giám đốc KTRV Boris Obsonov) lần nào cũng nhắc tới trong các tuyên bố chính thức của mình, sẽ sớm được trang bị cho Su-57. Thực ra, nó (Kh-35U) cũng không hoàn toàn mới, nó là phiên bản hiện đại hóa sâu của một kiểu tên lửa hiện có.
Các công trình sư đã tăng được gấp đôi cự ly bắn,- lên tới 260 km, trong khi kích thước và khối lượng của đầu tác chiến vẫn như trước đó. Cự ly khóa mục tiêu của đầu tự dẫn cũng đã được tăng lên rất đáng kể- tới 50 km. Một trong những ưu điểm rất nổi bật của kiểu tên lửa này- nó bay ở độ cao 3-4 mét trên mặt nước biển.
Còn một kiểu tên lửa nữa "chắc chắn đã có" khác nữa - đó là Kh-59MK2. Đây là tên lửa "không đối đất" tầm trung được chế tạo theo công nghệ tàng hình. Tầm bắn của nó lên tới 500 km, sai số xác xuất vòng tròn- chỉ 3-5 mét. Đây là kiểu tên lửa duy nhất phóng từ Su-57 tại Syria được Bộ Quốc phòng Nga cho giới thiệu công khai trong một đoạn clip.
Còn đối với các tên lửa lớp "không đối không", thì ở đây, B. Obnosov trong buổi họp báo trên đã đưa ra một tuyên bố giật gân. Hoặc là ông ấy lỡ lời. Như mọi người đều biết là tên lửa tầm xa - RVV BD (viết tắt tiếng Nga - tên lửa không đối không tầm xa) hay còn gọi là R-37M - có tầm bắn 300 km.
Nhưng người đứng đầu KTRV (B.Obsonov-ND) lại nói trong buổi họp báo là cự ly băn của nó chỉ 200 km. Tuy vậy, cũng có thể hiểu theo cách là cái cự ly bắn mà B.Obsonov nói tới này (200km) là cự ly bắn của phiên bản xuất khẩu của tên lửa trên.
R-37M, quả thực, là kiểu tên lửa có tầm bắn "vô đối" trên thế giới trong số các tên lửa cùng lớp. Và nó cũng có tốc độ kỷ lục (thế giới) - tới 6M.
Nhưng còn tên lửa "không đối không" tầm trung- thì có thể sẽ không kịp bàn giao đúng thời hạn (để trang bị cho Su-57). Và nó chỉ sẽ xuất hiện, sau khi những chiếc đầu tiên trong lô 76 chiếc máy bay tiêm kích Su-57 (để trang bi cho Bộ đội đường không- vũ trụ Nga theo một hợp đồng vừa ký mới đây-ND) được xuất xưởng.
Đó là tên lửa K-77M, có ký hiệu nhà máy là "Sản phẩm 180". Còn hiện giờ- tên lửa K-77M đang được thử nghiệm. Một số chuyên gia khi so sánh K-77M với tên lửa AIM-120D mới nhất của Mỹ, đã phát biểu rằng không chỉ cự ly bắn của tên lửa Nga lớn hơn, mà khả năng cơ động của nó cũng tốt hơn .
Trong lĩnh vực tên lửa "không đối không" tầm ngắn, hiện đang diễn ra một một cuộc "thi đua" khá thú vị (giữa tên lửa Nga) với tên lửa AIM-9X Sidewinder của Mỹ. Chúng ta (Nga)- đó là phiên bản hiện đại hóa sâu của R-73 - (RVV MD-MD- viết tắt của tầm ngắn). Ưu điểm của "cô gái Nga" là có khả năng cơ động cực tốt, có thể chịu được lực quá tải tới 40 g.
Còn về đầu tự dẫn của RVV MD (tức R-73), không hề có thông tin gì. Trong khi đó ai cũng biết rằng, với "cô người Mỹ" (AIM-9X Sidewinder) mọi việc đều rất xuất sắc. Đầu tự dẫn của nó có khả năng chống nhiễu cực tốt. Chúng ta hãy cùng hy vọng là các công trình sư của KTRV Nga đã có thể làm chủ được một công nghệ như vậy.
Trong số các tên lửa có thể được trang bị cho Su-57, còn có: 1/ các tên lửa chống radar Kh-58UShKE (TP) có thể đánh trúng không chỉ các radar, mà cả các mục tiêu trên mặt đất không phát sóng vô tuyến; 2/ tên lửa siêu âm tầm gần đa năng Kh-38 có thể được sử dụng để tấn công nhiều kiểu mục tiêu khác nhau - trên mặt đất, trên mặt nước và cả dưới nước.
Cách đây không lâu, Su-57 đã thực hiện chuyến bay trình diễn mang tên lửa siêu thanh (cách gọi khác - bội siêu âm v.v- tức M>5) "Kinzhal" ở móc treo bên ngoài.
Như vậy, kiểu máy bay tiêm kích mới này (Su-57) là kiểu máy bay thứ hai, sau MiG-31K , trở thành phương tiện mang kiểu vũ khí (tên lửa "Kinzhal") đáng sợ hiện đang là "bất khả xâm phạm" đối với bất cứ hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào của đối phương .
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
Theo baodatviet
Putin yêu cầu Mỹ ngừng chia rẽ quân đội Venezula Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi Washington từ bỏ kế hoạch chia rẽ quân đội Venezuela. Các binh sĩ quân đội Venezuela "Chúng tôi yêu cầu họ từ bỏ các hành động nhằm chia rẽ Lực lượng Vũ trang Venezuela - tổ chức này phải bảo vệ trật tự hiến pháp và...