2 kỹ năng sinh tồn giúp bạn sống sót khi bị rơi từ trên không
Bạn sẽ phải làm gì để tăng cơ hội sống sót nếu chẳng may bị rơi từ trên không?
Đừng lo! Bài viết dưới đây đưa ra 2 kỹ năng sinh tồn quan trọng giúp bạn ứng phó kịp thời trong những tình huống nguy hiểm bất ngờ. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!
Chiều cao tối đa mà một người có thể lao xuống và sống sót là bao nhiêu? Thậm chí, một cú ngã từ tầng một của tòa nhà cũng có thể trở nên tồi tệ chứ đừng nói đến độ cao 10.000 m. Tuy nhiên, một tiếp viên hàng không người Nam Tư đã sống sót thần kỳ sau khi chiếc máy bay của cô bị thổi bay trong không trung do một cuộc tấn công khủng bố. Cô đã chịu đựng những thương tích nghiêm trọng, nhưng sau đó vẫn quyết định trở lại làm tiếp viên hàng không một lần nữa.
Vì thế, bạn cũng nên học cách tăng cơ hội sống sót khi gặp các trường hợp như vậy dù rằng chúng tôi không bao giờ mong bạn sẽ có lúc cần nó trong thực tế.
1. Nếu rơi từ nhà cao tầng
Khi ngã, cố gắng bám víu vào bất cứ thứ gì bạn có thể tìm thấy, nó sẽ làm giảm tốc độ rơi xuống thấp nhất có thể. Lợi dụng tán cây, rèm, quần áo phơi hay thành cửa sổ để bám víu. Khi rơi trên một mặt phẳng nào đó, chúng sẽ vỡ ra và hạn chế tốc độ rơi của bạn.
Nói ra điều này nghe có vẻ giống như đùa, nhưng bạn phải cố gắng thư giãn cơ bắp trong khi đang rơi, đừng căng thẳng! Người say rượu và trẻ nhỏ là những người có tỷ lệ sống sót cao nhất. Đối với người say, họ không biết chuyện gì đang xảy ra nên có thể duy trì sự bình tĩnh; đồng thời, rượu còn làm giãn cơ bắp của họ. Đối với trẻ em, xương sẽ mềm hơn so với người lớn, nên chúng thường bị biến dạng nhiều hơn bị gãy, tăng khả năng sống sót.
Giữ chân chụm vào nhau và hơi cong gối khi chuẩn bị tiếp đất. Bằng cách này cả hai chân của bạn sẽ chạm đất. Đồng thời, lực tác động sẽ bị yếu đi. Ngoài ra, cố gắng tiếp đất bằng đầu ngón chân để giảm áp lực vào xương. Đừng cố đứng thẳng hay giữ khoảng cách giữa hai chân, điều này sẽ khiến chân của bạn vỡ vụn.
Trong khi bạn rơi, hãy dùng tay che phần đầu. Tại thời điểm chân bạn chạm vào bê tông (trong trường hợp xấu nhất) hoặc nền đất xốp, có thể bạn sẽ bật lên một chút so với mặt đất.
Vì vậy, cố gắng đừng để phần đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng. Điều này, làm tăng cơ hội sống sót cho bạn.
2. Nếu rơi từ máy bay
Tổng thời gian rơi sẽ vào khoảng từ 3-6 phút, với vận tốc 120 dặm một giờ. Có rất ít cơ hội để sống sót nhưng không phải là không có. Hãy nhớ những điều sau:
Video đang HOT
Trước hết, hãy nhớ rằng những người sống sót thường ngồi ở phần đuôi của máy bay. Bạn sẽ cảm thấy tiếng ồn điếc tai và nhiệt độ giảm xuống đột ngột khi máy bay bắt đầu rơi. Có rất ít oxy ở tầng cao, vì vậy lúc này bạn sẽ mất đi ý thức và không có cảm giác gì về chuyện đang xảy ra. Tuy nhiên, khi rơi xuống tầng khí quyển, bạn có thể tỉnh lại. Hãy cố gắng cuộn tròn người trên ghế, điều này sẽ làm tăng cơ hội sống sót của bạn.
Vì vậy, nếu một cái gì đó xảy ra với máy bay của bạn, như nó phát nổ hoặc bắt đầu rơi xuống các mảnh ngay trong không khí: trước tiên, bạn sẽ nghe thấy tiếng gầm lớn và cảm thấy lạnh lẽo khi nó bắt đầu rơi. Hãy cố gắng cuộn tròn trên ghế hoặc leo lên một số đống đổ nát; điều này sẽ làm tăng cơ hội sống sót của bạn. Đây là những gì Larisa Savitskaya, một phụ nữ từ Liên Xô - người sống sót sau khi rơi từ độ cao 5 km – kể về vụ tai nạn máy bay:
“ Các cánh của chiếc AN-24 đã bị rách và bay đi cùng với thùng nhiên liệu và mái. Tôi đang ngủ vào lúc đó. Tôi nhớ có một tiếng nổ khủng khiếp và máy bay bắt đầu bốc cháy; nhiệt độ giảm từ 25 độ C xuống -5 độ C. Có tiếng la hét và tiếng gió thổi. Tôi bị ném vào lối đi và thấy mình ở phần đuôi của máy bay. Đột nhiên tôi nhớ đến một bộ phim Ý là “Phép lạ vẫn có thể xảy ra”. Nhân vật chính của bộ phim đó đã tự cứu mình trong một tai nạn máy bay bằng cách cuộn tròn lên trên ghế của cô. Bằng cách nào đó tôi đã ngồi vào ghế. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ sống sót, tôi chỉ muốn chết không đau đớn. Có một luồng ánh sáng xanh và một cơn gió cực mạnh. Tôi đã hạ cánh xuống một rừng cây và còn sống.“
Năm 1943, Alan Magee – một phi công quân đội đã rơi khỏi máy bay từ độ cao 6.000 m và sống sót sau khi rơi xuyên qua mái của một ga xe lửa. Nếu bạn tình cờ gặp tình huống như vậy, hãy nhớ lời khuyên này: Cố gắng rơi xuống với dáng vẻ của một người nhảy dù với chân và cánh tay dang rộng. Cách này sẽ làm giảm phần nào tốc độ rơi của bạn.
Cố gắng điều hướng rơi của bạn, ngửa đầu ra sau gần chạm vào gót chân. Để di chuyển sang phải, hạ vai phải và uốn cong cơ thể sang phải.
Cố gắng đừng để rơi trên mặt nước dù bạn bơi giỏi cỡ nào. Khi một người rơi xuống từ một chiều cao cực đại, mặt nước lúc này cũng giống như một khối bê tông và vì không có vật gì cản lực rơi trên mặt nước, bạn sẽ không có một cơ hội sống sót nào. Vì thế, vị trí rơi tốt nhất ngoài những nơi có cây cối, bụi rậm chính là mặt đất có tuyết hoặc bãi cỏ khô.
Sau khi hạ cánh, phần khó nhất mới bắt đầu. Bạn sẽ phải sống sót và tìm người giúp. Juliane Koepke, 17 tuổi, đã tìm cách thoát khỏi rừng Amazon sau khi ngã từ độ cao 3.000 m. Cô đã bị gãy xương đòn, nhiều vết thương nhỏ, vết trầy xước và chỉ có một gói kẹo để ăn. Nhưng cuối cùng sau 9 ngày lang thang, cô đã tìm được người giúp đỡ.
Quyên Nguyễn
Theo Ohay TV
8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy
Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong cuộc sống. Cách tốt nhất là tự trang bị những kỹ năng sống cơ bản để cứu mình và những người xung quanh khi nguy hiểm cận kề.
1. Phát lửa bằng pin điện thoại
Nếu chẳng may bạn đi lạc ở trong rừng rậm hoặc vùng núi hoang vu mà không biết cách tạo ra lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Bạn hãy dùng dao đâm qua pin điện thoại hoặc máy tính bảng, phản ứng hóa học này sẽ tạo ra lửa. Điều cần chuẩn bị trước đó là nên kiếm lá khô hoặc cành cây nhỏ dễ cháy để nhóm lửa.
2. Cách vượt qua dòng chảy rút xa bờ
Khi bơi lội trên biển, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với một hiện tượng nguy hiểm là dòng nước xoáy rút xa bờ. Nó là hiện tượng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào, khi bị cuốn vào đó chúng ta tưởng chừng như đang tiến gần vào bờ nhưng thực chất là bị kéo đi xa hơn.
Nếu gặp trường hợp này, đừng cố gắng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với nó. Đây là cách hiệu quả để thoát khỏi dòng nước xoáy nhanh chóng và đỡ tốn sức nhất vì vùng nước này không quá rộng.
3. Khi bị cá sấu tấn công
Khi di chuyển theo đường thẳng, cá sấu chạy nhanh hơn con người. Tuy nhiên do đặc điểm chân ngắn và thân dài, chúng trở nên vụng về khi di chuyển gấp khúc. Đây là cách chúng ta làm mất phương hướng và rối loạn thị lực của cá sấu.
Vì vậy, khi đang bị cá sấu truy đuổi hãy chạy theo đường zíc zắc để trốn thoát. Tốt hơn hết, chúng ta nên cẩn thận và tránh càng xa càng tốt những vùng nước có nguy cơ gặp phải loài động vật nguy hiểm này.
4. Sứa cắn
Sứa cắn có thể gây ra rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe: sốc thần kinh, dị ứng, nhiễm độc mạnh. Những điều dưới đây giúp bạn giảm bớt tác hại khi bị sứa cắn:
- Làm sạch vết thương, lấy đi phần còn lại của xúc tu: Để tránh bị thêm vết thương mới, đừng dùng tay trần để lấy xúc tu ra khỏi vết cắn.
- Rửa sạch vết thương bằng nước muối: Tuyệt đối không dùng nước ngọt để rửa vì điều này chỉ khiến vết thương thêm sâu và đau hơn.
- Loại bỏ độc tố: Dùng rượu hoặc dấm táo để rửa vết thương.
- Uống nhiều nước và gặp bác sĩ: Uống nhiều nước giúp bạn loại bỏ độc tố nhanh hơn, sau đó nên đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn nếu cần thiết.
5. 3 quy tắc bất di bất dịch để sinh tồn
3 quy tắc này cho thấy sự sống của con người có thể duy trì trong điều kiện nhất định:
- 3 phút không có không khí: đây là khoảng thời gian trung bình con người có thể chịu đựng được trước khi mất ý thức.
- 3 ngày không có nước, sau đó tính mạng sẽ bị đe dọa vì cơ thể mất nước.
- 3 tuần không ăn không gây hại nghiêm trọng đến tính mạng. Trong trạng thái nguy kịch, cơ thể có khả năng thích ứng với việc không ăn và cầm cự trong khoảng 1 tháng.
Khi lâm vào tình trạng hiểm nguy, bạn hãy nhớ quy tắc này và đặt các lựa chọn trong thư tự ưu tiên.
6. Dán vết thương
Trong trường hợp bị thương ở tay mà không có băng, bạn có thể sử dụng tạm loại băng siêu dính để cầm cự vết thương. Nó có tác dụng làm kín vết thương và khử trùng, tuy nhiên không nên lạm dụng loại keo này.
7. Cách dập lửa khi chảo bùng cháy
Khi chảo dầu quá nóng, chảo có thể bùng cháy. Trong tình huống này, bạn phải thật bình tĩnh và tuyệt đối không đổ nước để dập lửa. Như vậy sẽ chỉ khiến ngọn lửa lớn và khó kiểm soát hơn.
Nếu ngọn lửa nhỏ bạn có thể đổ banking soda vào chảo. Cách hữu hiệu và an toàn nhất là dùng tấm vải cotton thật dày để đậy lên miệng chảo.
8. Xử trí khi bị vết cắt hoặc đâm sâu
Nhiều người cho rằng nên xử lý vết thương càng sớm càng tốt để tránh bị nhiễm trùng. Điều này đúng nhưng không nên áp dụng khi vết thương bị đâm sâu. Vì khi bạn cố gắng lấy dị vật ra khỏi vết thương, máu sẽ chảy liên tục và khó cầm lại được. Cách tốt nhất là di chuyển nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được lấy dị vật ra đúng cách.
Theo Danviet
Đứng tim cảnh voi "điên" đuổi theo xe khách Vào ngày 25-5, tại Vườn quốc gia Jim Corbett thuộc bang Uttarakhand ở phía Bắc Ấn Độ, một con voi đã nổi điên và đuổi theo xe Jeep chở khách du lịch. Video clip ghi lại cảnh đoàn khách cố gắng chạy thoát khỏi con voi này đang lan truyền khắp các trang mạng. Theo như clip, con voi này đang chạy với...