2 học sinh Hà Tĩnh sáng tạo thành công phần mềm “nhập điểm bằng giọng nói”
Để giúp việc vào điểm ở các sổ điểm, nhập điểm thi lên website thuận tiện, nhanh chóng và có độ chính xác cao, 2 em Trần Khánh Điệp và Võ Thị Thùy Dung (lớp 12A1 – Trường THPT Nghèn, Can Lộc – Hà Tĩnh) đã cùng nhau sáng tạo ra phần mềm “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPoint”.
Đề tài “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPoint” được nhiều giáo viên đánh giá cao, có thể phát triển ứng dụng vào thực tiễn nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau như: Giáo dục, kế toán, văn thư lưu trữ…
Nhờ tính ứng dụng cao, đề tài này được trao giải nhì Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 10 cách đây ít ngày.
Với những tiện ích mà mô hình “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPoint” mang lại, cả 2 em giành được giải nhì sáng tạo KHKT thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 10.
SpeechPoint là phần mềm được cài đặt trên các thiết bị smartphone, khi cài đặt xong, người dùng tiến hành chọn danh sách lớp học, học kỳ, môn học và đầu điểm, sau đó tiến hành nhập điểm bằng cách đọc toàn bộ danh sách học sinh và điểm số.
Hệ thống sẽ tự động chuyển đổi từ ngôn ngữ nói sang dữ liệu bằng văn bản và đưa vào hệ thống rồi sắp xếp lại danh sách học sinh theo Aphabel (ví dụ: Phan Nguyễn Tuấn Anh – 6, Trần Văn Long – 6).
Video đang HOT
Hiện tại, một lớp học có 45 học sinh, một giáo viên khi vào một con điểm bằng cách truyền thống thì mất cả giờ đồng hồ, nhưng khi sử dụng phần mềm này, thời gian được rút ngắn rất nhiều, với độ chính xác cao.
Một giao diện nhập điểm để kết nối với phần mềm được 2 em Điệp và Dung thiết kế.
Nói về ý tưởng “nhập điểm bằng giọng nói”, em Trần Khánh Điệp cho biết: “Xuyên suốt trong quá trình học tập, em đã nhận thấy rằng, quá trình vào điểm của các thầy cô giáo của mình mất rất nhiều thời gian và công đoạn.
Tại các kỳ thi, việc vào điểm của các thí sinh cũng có nhiều sai sót. Hơn nữa, em lại có lợi thế học tốt môn tin học nên em nghĩ sẽ sáng tạo ra phần mềm này, để giúp các thầy cô giáo đỡ vất vả mỗi lần vào điểm cho học sinh”.
Ý tưởng đã có, thế nhưng để sáng tạo ra được một phần mềm như dự định, thì rất khó khăn. Trần Khánh Điệp đã cùng người bạn của mình là Võ Thị Thùy Dung đã “nếm đủ” hàng chục lần thất bại.
Thế nhưng, với sự kiên trì và sự giúp đỡ của thầy giáo Võ Đức Ân (giáo viên dạy tin học tại Trường THPT Nghèn), 2 em đã thành công sau hơn 5 tháng miệt mài sáng tạo.
Trải qua 5 tháng mày mò sáng tạo, cả 2 em Điệp và Dung đã cho ra đời mô hình “nhập điểm bằng giọng nói” với nhiều tiện ích, được đánh giá rất cao.
Chia sẻ về những khó khăn mà cả 2 gặp phải, em Võ Thị Thùy Dung cho biết: “Trong quá trình bắt tay vào thực hiện đề tài “nhập điểm bằng giọng nói”, chúng em gặp rất nhiều khó khăn, về mặt ngôn ngữ lập trình cho đến thiết kế phần mềm, các giao diện sao cho thuận tiện và hợp lý nhất. Thế nhưng, với niềm đam mê, chúng em đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa ra phần mềm như ý muốn”.
Đến nay, phần mềm “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPoint” đã có những thành công ban đầu, được nhiều giáo viên ghi nhận. Vậy nhưng, Trần Khánh Điệp và Võ Thị Thùy Dung vẫn không dừng lại ở những gì đã làm được, cả 2 em vẫn đang miệt mài phát triển thêm phần mềm.
Hy vọng, cả 2 em sẽ cho ra đời những sản phẩm có ích không chỉ phục vụ ngành giáo dục, mà có thể giúp ích cho rất nhiều ngành nghề khác nhau.
Theo baohatinh
TP.HCM: Hơn 1.700 hồ sơ xét tuyển viên chức ngành giáo dục
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố danh sách đủ điều kiện dự tuyển kỳ xét tuyển viên chức năm học 2019-2020.
Năm nay ngành giáo dục TP.HCM có 1.738 ứng viên đủ điều kiện tham gia dự tuyển trong khi nhu cầu tuyển dụng viên chức là 531 (tỷ lệ "chọi" là 1/3,3). Trong đó, giáo viên các môn Vật lý, Toán học, Hóa học có tỷ lệ cạnh tranh rất cao.
Để lọt vào danh sách dự tuyển, ngoài các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm còn có nhiều ứng viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác như Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Giáo dục thể chất, Văn học, Văn thư lưu trữ..
Bảng nhu cầu tuyển dụng viên chức của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Từ năm học 2018-2019, tuyển dụng giáo viên tại TP.HCM không còn yêu cầu về hộ khẩu ở tất cả các bậc học, do đó cạnh tranh trong tuyển dụng càng thêm gay gắt.
Các ứng viên sẽ phải trải qua 2 vòng thi: Vòng 1 tổ chức kiểm tra đều kiện tiêu chuẩn tại phiếu đăng ký dự tuyển diễn ra từ ngày 8 đến 10-7 tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Nội dung xét tuyển vòng 2 gồm phần thực hành kiểm tra năng lực về chuyên môn diễn ra trong 15 phút và phần thực hành kiểm tra năng lực về nghiệp vụ là 30 phút.
Theo PLO
Báo cáo xác minh vụ thầy giáo bị tố làm nữ sinh lớp 8 có bầu Trường THCS Lê Văn Thiêm (Hà Tĩnh) đã có báo cáo chi tiết xác minh thông tin thầy giáo bị tố làm nữ sinh lớp 8 có bầu. Những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một thầy giáo ở Hà Tĩnh làm nữ sinh lớp 8 mang bầu. Theo lời tố, trong quá trình dạy kèm học, thầy giáo...