2 dự án công trình trường học trên 11 tỷ đồng vẫn đang “treo”
Dự án nhà đa năng Trường THPT chuyên Lê Khiết và nhà hiệu bộ 2 tầng của Trường THCS và Dân tộc nội trú Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đã được chấp thuận đầu tư xây dựng. Thế nhưng, cả hai dự án vẫn còn ngổn ngang và bị phát hiện nhiều sai phạm.
Cuộc họp “cân não” giữa nhà thầu, chủ đầu tư, ngành giáo dục và các Sở ban ngành đã diễn ra vào chiều ngày 9/9 vừa rồi tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, nội dung sai phạm được thể hiện đầy đủ trong Báo cáo số 1102/BC-GDĐT của Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi.
Nhà đa năng dành cho… chuột và con nghiện
Dự án nhà đa năng của Trường THPT chuyên Lê Khiết được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt vào ngày 8/11/2002, tổng vốn đầu tư dự án hơn 10 tỷ đồng (10.146.400.000 đồng). Theo đó, giao cho Trường THPT chuyên Lê Khiết là chủ đầu tư thực hiện bao gồm 9 gói thầu về xây dựng hạng mục công trình và mua sắm trang thiết bị.
Tuy nhiên, đến năm 2008, dự án bị bỏ dở và nhà thầu không tiếp tục thi công gồm hạng mục nhà đa năng, nhà để xe, nhà vệ sinh, cấp nước sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và báo cháy tự động. Trước tình hình “tiến thoái lưỡng nan”, chủ đầu tư gửi nhiều văn bản kiến nghị và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc. Thế nhưng, đến nay công trình “nằm phơi” qua 3 mùa xuân và hứng chịu nhiều đợt mưa bão.
Khởi công từ năm 2002, đến nay công trình dự án nhà đa năng của Trường THPT chuyên Lê Khiết vẫn còn nham nhở, bị rong rêu và cở dại bao phủ.
Báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Ngãi đánh giá chủ đầu tư không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán “vượt” so với khối lượng thi công thực tế. Chủ đầu tư và đơn vị thi công (Công ty CP Long Việt) đã tổ chức nghiệm thu “khống” và trục lợi 90 triệu đồng thuộc nguồn Ngân sách nhà nước. Điều đặc biệt, khi nghiệm thu công trình, 2 đơn vị trên không kiểm tra đối chiếu dự toán phê duyệt và khối lượng thực tế mà đơn vị thi công thực hiện.
Video đang HOT
“Bỏ túi” 90 triệu đồng từ “trên trời rơi xuống”, nhưng Công ty CP Long Việt lại bỏ công trình, không tiếp tục thi công và bỏ hoang cho chuột rong chơi. Tệ hơn, nhiều con nghiện thường xuyên coi đây là một điểm tiêm chích an toàn.
Lối vào của nhiều con nghiện.
Chủ đầu tư “dỏm”
Cũng như “kịch bản” với Trường THPT chuyên Lê Khiết, chủ đầu tư là Trường THCS – Dân tộc nội trú Ba Tơ (đầu tư 1,2 tỷ đồng) bị nhà thầu “móc ruột” thông qua việc nghiệm thu không cần đến hiện trường công trình.
Không có kiến thức chuyên môn về quản lý dự án và khối lượng thi công, các chủ đầu tư tại 2 trường này ở Quảng Ngãi đều rơi vào kịch bản chung là xây phần thô rồi để đó.
Bà Bùi Thị Tâm – hiệu trưởng Trường THCS – DTNT Ba Tơ thừa nhận: “Chúng tôi thực hiện việc giáo dục, quản lý học sinh đồng bào đã quá sức, việc quản lý, nghiệm thu và kiến thức về xây dựng thì chúng tôi như “tờ giấy trắng”, họ nói sao thì nghe vậy”.
Theo hợp đồng dự án nhà hiệu bộ 2 tầng ở nhà trường, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2008. Đến nay, công trình đã trễ hơn 3 năm, khối lượng thi công chỉ ở mức 60%. Tuy nhiên, Kho bạc Nhà nước huyện Bơ Tơ lại cho đơn vị thi công (Công ty TNHH Minh Châu) ứng tiền đến 90% giá trị dự án mà không tiến hành kiểm tra hồ sơ, nghiệm thu công trình.
Ông Lê Quang Thích – phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì cuộc họp vào chiều 9/9 tỏ ra ngạc nhiên khi nghe Kho bạc Nhà nước Ba Tơ cho ứng đến 90% nhưng nhà thầu chỉ thực hiện được 60%. Ông Thích nói: “Tôi sẽ kiểm tra hiện tượng này, nếu đúng sự thật việc ứng vốn sai quy định thì UBND tỉnh tiến hành điều tra, xử lý các bên có liên quan. Quá nhiều sai phạm, ngoài việc khắc phục dự án, ngành và địa phương tiến hành xử phạt hành chính, nếu phức tạp thì chuyển cho cơ quan điều tra vào cuộc. Việc này chứng tỏ chủ đầu tư quá kém”.
Tiếp tục thực hiện 2 dự án
Các dự án trường học thi công kéo dài gây nhiều thất thoát và lãng phí, đặc biệt làm ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy, đào tạo cho học sinh. Nhà nước đầu tư vào 2 công trình trên hơn 11 tỷ đồng nhưng chưa phát huy hiệu quả sử dụng.
Phó chủ tịch Lê Quang Thích kết luận: “Sai phạm phải xử lý, thiệt hại cần giải quyết ngay, hai việc này phải tiến hành cùng lúc, chứ không thể chờ cái này xong rồi mới giải quyết chuyện khác. Giao Sở GD-ĐT tham mưu hình thức xử lý, kiểm điểm về mặt Đảng và Nhà nước”.
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục yêu cầu 2 đơn vị thi công thực hiện dự án đến cùng. Chấp thuận giao cho Sở GD-ĐT làm chủ dự án, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, giám sát thường xuyên quá trình nhà thầu thi công.
Hai dự án trên chỉ là số ít các công trình đang dang dở ở Quảng Ngãi, thời gian “treo dự án” quá dài khiến các hạng mục xây dựng cơ bản bị hư hại, kết cấu công trình bị rời rạc và nguy cơ tai nạn khi đưa vào sử dụng ập đến lúc nào không hay.
Theo Dân Trí
HS, SV 6 tỉnh miền núi được hỗ trợ đặc biệt
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 với tổng kinh phí dự toán trên 300 tỷ đồng.Theo đó, HS, SV của 6 tỉnh miền núi được hưởng lợi từ đề án này.
Đề án sẽ được áp dụng với các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh - sinh viên thuộc 9 dân tộc rất ít người gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, trong phạm vi 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.
Theo Đề án, trẻ học mẫu giáo tại các trường, lớp mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng; trẻ cấp tiểu được hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại các điểm trường ở thôn bản và bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú; cấp THCS được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú; được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.
(ảnh minh họa)
Mức học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng cũng được áp dụng đối với các đối tượng là học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp THCS và THPT; học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Đề án phấn đấu 100% trẻ em, HS-SV vùng rất ít người được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ về học tập; 95% trẻ mẫu giáo 3- 5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập; 100% học sinh dân tộc rất ít người tốt nghiệp THCS ở các trường PTDTNT huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú được vào học tại các trường PTDTNT tỉnh hoặc trường PTDTNT huyện liên cấp THCS và THPT hoặc vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp;
Đặc biệt, hưởng lợi theo đề án, 95% học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp THPT được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Nhiều hộ nghèo không được hỗ trợ sau bão vì thiếu sổ đỏ Theo quy định của UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhà hư hỏng trên 60% được hỗ trợ 4 triệu đồng, nhà sập hoàn toàn được nhận 10-12 triệu đồng. Nhưng tại xã Bình Mỹ (huyện Bình Sơn), nhiều hộ dân bị bão đánh sập nhà hoàn toàn nhưng chưa được hỗ trợ vì thiếu... "thẻ đỏ". Chuyện buồn của "người hùng" Chúng tôi đến...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mang tiếng là cháu đích tôn nhưng tôi luôn bị ông nội đối xử bất công trong nhà, mở tủ lấy nước uống cũng bị sỉ vả là loại "không biết phép tắc gì"
Góc tâm tình
20:57:33 22/04/2025
Đường dây tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam được khám phá như thế nào?
Pháp luật
20:56:43 22/04/2025
Nga thảo luận về khả năng khôi phục kế hoạch xây dựng Tháp Trump tại Moskva
Thế giới
20:55:49 22/04/2025
Không thể tin đây là diện mạo của "Thái tử phi" Yoon Eun Hye sau gần 2 thập kỷ!
Sao châu á
20:54:04 22/04/2025
1 câu nói của người trong cuộc tiết lộ concert Chị Đẹp sẽ không có D-2?
Nhạc việt
20:49:42 22/04/2025
List 10 kiểu tóc giúp cô nàng mặt dài trở nên thanh thoát, xinh đẹp hơn
Làm đẹp
20:44:10 22/04/2025
Khoảnh khắc xúc động nhất Coachella: Mẹ của Jennie - Lisa bật khóc, tự hào nhìn 2 cô con gái tỏa sáng khắp thế giới!
Nhạc quốc tế
20:41:08 22/04/2025
4 người gắn vòng ở vùng kín để tăng khoái cảm, phải dùng máy khoan cấp cứu
Sức khỏe
20:39:19 22/04/2025
Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội
Tin nổi bật
20:37:07 22/04/2025
SUV cỡ D "hút" khách nhất bổ sung phiên bản, tăng độ khó cho Santa Fe
Ôtô
20:31:14 22/04/2025