“2 đau, 2 nếp gấp, 2 đỏ” là dấu hiệu báo trước cơ thể đã bị tấn công bởi cục máu đông
Nếu hình thành cục máu đông trong cơ thể và không điều trị kịp thời thì bạn có thể gặp các vấn đề nguy hiểm như hoại tử tế bào, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, thậm chí là tử vong.
Cục máu đông – hay còn gọi là huyết khối, là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng ra máu khi bạn bị thương. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp “trục trặc” thì các cục máu đông có thể hình thành bên trong tĩnh mạch, kể cả bạn có bị thương hay không. Lúc này, nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ gặp các vấn đề nguy hiểm như hoại tử tế bào, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, thậm chí là tử vong.
Ai cũng nghĩ ung thư mới là bệnh nguy hiểm nhất nhưng nếu mắc phải cục máu đông, nó có thể làm bạn tử vong ngay lập tức chứ đừng nói đến việc có thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Luis Navarro – người sáng lập Trung tâm điều trị tĩnh mạch ở New York (Mỹ), biến chứng nghiêm trọng nhất của cục máu đông là làm tắc dòng chảy của máu. Do vậy, cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu thông qua “2 đau, 2 nếp gấp, 2 đỏ” dễ thấy này:
2 đau gồm
- Đau ngực
Khi chức năng tạo máu của tim suy giảm, nó sẽ xảy ra hiện tượng đau ngực do hàm lượng oxy trong phổi giảm khiến nhịp tim tăng. Nếu đau ngực và tức ngực xảy ra thường xuyên, nó sẽ gây nên nhồi máu cơ tim lúc nào không hay.
Ho và đau ngực mãi không dứt là dấu hiệu khá dễ thấy của chứng cục máu đông.
Ngoài ra, cần phân biệt giữa cơn đau ngực do đau tim và do tắc mạch phổi. Đau do nhồi máu cơ tim thường tập trung ở phần trên của cơ thể, còn đau do tắc mạch phổi là một cơn đau dữ dội và hay có cảm giác ngứa ran khi thở.
- Đau đầu và chóng mặt
2 triệu chứng này không chỉ xuất hiện khi thiếu ngủ hay cảm lạnh mà còn liên quan đến sự xuất hiện của cục máu đông. Lúc này, cục máu đông sẽ gây thiếu máu mô não và oxy nên gây nhức đầu. Bệnh nhân thường có triệu chứng tê tay chân và răng xỉn màu khi mắc bệnh giai đoạn đầu, vậy nên hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
2 nếp gấp gồm
Video đang HOT
- Xuất hiện nếp gấp mũi
Nếu xuất hiện sọc hoặc một nếp gấp trên sống mũi, hầu hết chúng đều cảnh báo bạn đang mắc cục máu đông trong cơ thể. Hiện tượng này còn đặc biệt xảy ra ở những người có lipid máu cao do máu không thể lưu thông đi khắp cơ thể.
- Có nếp gấp ở dái tai
Dái tai có nếp gấp lạ cũng phản ánh nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có cục máu đông.
Nếp gấp trên dái tai cũng là một bằng chứng cho thấy máu đang không cung cấp đủ cho tim, mà nguyên nhân chủ yếu chính do cục máu đông. Vậy nên hãy đi khám sớm nhất có thể khi xuất hiện dấu hiệu này.
2 đỏ gồm
- Vệt đỏ xuất hiện trên da
Cụ bà bị ung thư ruột vẫn sống thọ 115 tuổi và có nét đẹp thanh tú như “thiếu nữ”: Bí quyết kéo dài sự sống đến từ 4 việc rất cơ bản
Nếu cục máu đông xảy ra sâu trong những tĩnh mạch của cơ thể, nó sẽ khiến da bị nổi đỏ lên từng những mảng lớn. Ngoài ra theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cục máu đông còn gây sưng ở cánh tay, bàn tay và bàn chân nếu bệnh trở nặng.
- Chân đỏ ửng lên
Cục máu đông sẽ làm tắc nghẽn tĩnh mạch ở chi dưới, khiến chân bị đỏ và nóng lên trông thấy. Lúc này bạn sẽ có cảm giác tê cứng ở chân nhưng không đáng kể. Nếu loại trừ những bệnh khác và uống thuốc cũng không khỏi, gần như chắc chắn đó là do cục máu đông gây nên.
Làm sao để phòng ngừa cục máu đông xuất hiện?
Đầu tiên cần phải tập thể dục thường xuyên bởi nó giúp thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm tính nhất quán của máu và giúp loại bỏ chứng cục máu đông hiệu quả.
Đặc biệt, mọi người cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn ít thực phẩm giàu chất béo, uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giúp tan cục máu đông như dầu oliu, lựu, tỏi, trà xanh, cà chua, kiwi… Ngoài ra một số thực phẩm chứa anthocyanin, axit béo không bão hòa và vitamin cũng rất tốt để ngăn ngừa sớm chứng cục máu đông.
3 dấu hiệu chứng tỏ trong đầu bạn đã có cục máu đông, nhìn mắt thường cũng nhận ra
Ai cũng nghĩ ung thư mới là bệnh nguy hiểm nhất nhưng nếu mắc phải cục máu đông, nó có thể làm bạn tử vong ngay lập tức chứ đừng nói đến việc có thời gian điều trị.
Cục máu đông tuy lạ mà quen bởi đôi khi nó vẫn diễn ra âm thầm mà bạn không hề hay biết.
Cục máu đông - hay còn gọi là huyết khối, là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng ra máu khi cơ thể bị thương. Bình thường thì các vết thương nhỏ sẽ tự cầm máu và lành cũng nhờ quá trình này.
Tuy nhiên, khi cơ thể gặp "trục trặc" thì các cục máu đông có thể hình thành bên trong tĩnh mạch, kể cả bạn có bị thương hay không.
Lúc này, nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ gặp các vấn đề nguy hiểm như hoại tử tế bào, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hay thậm chí là tử vong. Bởi khi đó, mạch máu đã bị các cục máu đông chặn lại và không thể cung cấp đủ cho cơ thể.
Thế nên, một khi cơ thể bắt đầu lên tiếng thông qua 3 dấu hiệu trên mặt thì phải đi khám ngay, không được chủ quan:
1. Miệng bị lệch
Thật sự đây là dấu hiệu rất dễ thấy bởi khi mắc cục máu đông, miệng người bệnh hay bị lệch, vẹo tại góc trên và không thể thẳng hàng như người bình thường.
Thêm vào đó, lưỡi của người khỏe mạnh thường nằm ở giữa khuôn miệng, còn người bệnh sẽ bị lệch ngay khi thè lưỡi ra. Thế nên một khi vị trí miệng bị lệch thì bắt buộc phải vào viện ngay, dù đó không phải là cục máu đông thì cũng là bệnh khác.
2. Thị lực giảm đột ngột
Thị lực giảm đột ngột không hẳn lúc nào cũng do cận thị hay mỏi mắt, nó còn là triệu chứng của cục máu đông.
Ắt hẳn cha mẹ nào cũng hay nghĩ thị lực giảm là do xem TV hay chơi điện thoại quá nhiều. Nhưng trên thực tế, chính cục máu đông cũng là tác nhân làm mờ mắt người bệnh. Bởi khi mắc bệnh, mạch máu võng mạc sẽ bị tổn thương, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt.
3. Chóng mặt và ngất xỉu
Một khi mạch máu bị nghẽn, oxy trong máu cũng không thể cung cấp đầy đủ cho não. Lâu ngày sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, chóng mặt và nặng hơn là ngất xỉu nếu đang mắc phải cục máu đông.
Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời thì tình trạng nhồi máu não sẽ xảy ra ngay lập tức, thậm chí còn dẫn đến tử vong.
Ngoài 3 dấu hiệu hay xảy ra trên khuôn mặt, các bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ lên tiếng nếu như bạn đang mắc phải cục máu đông. Có thể kể đến một vài tín hiệu khác như:
- Bệnh nhân mắc cục máu đông sẽ cảm thấy tê cứng người mỗi khi làm việc gì đó. Bên cạnh đó, họ còn dễ bị mất thính lực, ù tai và mất ổn định cơ thể.
- Tay và chân có thể rất khó cử động và di chuyển, mất khả năng đọc và không thể giao tiếp được với mọi người.
- Các cơn đau dữ dội sẽ ập đến khi bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nó có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm do đau nhức.
Theo Tạp chí Y học Dự phòng của Mỹ, mỗi năm người ta ước tính rằng có đến 300.000 - 600.000 người mắc phải chứng cục máu đông.
Chính vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra một vài lời khuyên để phòng chống căn bệnh đáng sợ này. Đầu tiên chị em cần phải tập thể dục thường xuyên, bất kể bộ môn nào cũng được. Thứ hai là phải bỏ ngay hút thuốc lá và cuối cùng là đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Nắm rõ các dấu hiệu này không chỉ cứu bản thân bạn mà còn cả những người thân xung quanh nữa. Ngay cả khi không phải là chứng cục máu đông, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về các loại bệnh của mình.
Theo Aboluowang/giaoducthoidai
Sáng thức dậy có 7 dấu hiệu này, nên đến bệnh viện kiểm tra lập tức Các cục máu đông gây ra đột quỵ tim và não bất ngờ, thời điểm buổi sáng rất nhạy cảm, nếu thấy những dấu hiệu sau thì không nên chủ quan tới sức khỏe. Nhiều người muốn biết huyết khối được hình thành như thế nào? Lấy một ví dụ đơn giản, cống thoát nước giống như mạch máu của con người. Khi...