2 đại học Trung Quốc lọt top 10 ‘lò’ đào tạo giới siêu giàu trên thế giới
Theo một nghiên cứu của Altrata, ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh nằm trong số những trường đại học bên ngoài nước Mỹ đào tạo ra nhiều cựu sinh viên siêu giàu nhất thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu của Altrata, ước tính 1.101 cựu sinh viên ĐH Bắc Kinh có giá trị tài sản ròng cực cao ( UHNW), đứng thứ 8 trong danh sách. Theo sau là ĐH Thanh Hoa, ước tính đào tạo ra khoảng 1.100 cựu sinh viên siêu giàu.
Nhà sáng lập gã khổng lồ công nghệ Baidu – được mệnh danh là Google của Trung Quốc – tỷ phú Lý Ngạn Thành sở hữu trị giá tài sản khoảng 7,7 tỷ USD và là người giàu thứ 45 của Trung Quốc theo Forbes. Ông đã nhận bằng cử nhân Khoa học thông tin tại ĐH Bắc Kinh.
Tỷ phú Khương Tân – đồng sáng lập tập đoàn khoa học, công nghệ đa quốc gia GoerTek, và Tôn Hoành Bân – người sáng lập và chủ tịch của công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc Sunac, lấy bằng thạc sĩ tại ĐH Thanh Hoa.
Cùng với ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa lọt top trường đào tạo giới siêu giàu trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Xếp hạng cao nhất ở châu Á là ĐH Quốc gia Singapore, với 3.653 sinh viên tốt nghiệp thuộc tầng lớp siêu giàu.
ĐH Cambridge của Vương quốc Anh đứng đầu bảng các đại học bên ngoài nước Mỹ, với con số 4.149.
“Sinh viên tốt nghiệp của một trường đại học không chỉ đơn giản là đầu ra của chương trình giáo dục. Trên thực tế, các cựu sinh viên có thành tích cao mang lại cho trường của họ nhiều lợi ích khác nhau trên khía cạnh tài chính và học thuật” – báo cáo đánh giá.
Những đường hướng cựu sinh viên phát triển trong sự nghiệp chuyên môn của họ – cho dù là trong lĩnh vực kinh doanh, khoa học, nghệ thuật hay các lĩnh vực khác – nói lên chất lượng của chương trình giáo dục, thương hiệu và chất lượng cơ sở hạ tầng của trường giúp ích cho sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Cũng theo nghiên cứu này, nhìn chung, các trường đại học Mỹ chiếm ưu thế trong đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu. ĐH Harvard ước tính có 17.660 sinh viên, tiếp theo là ĐH Stanford với 7.972 và ĐH Pennsylvania là 7.517.
Cựu sinh viên siêu giàu của Harvard chiếm 5% dân số giới siêu giàu toàn cầu, ước tính là 352.230 người, phản ánh “tầm vóc và cơ hội kết nối” của trường Ivy League mang lại cho sinh viên.
Altrata cũng xếp hạng riêng biệt những sinh viên tốt nghiệp siêu giàu có, những người tự kiếm tiền thay vì thừa kế từ gia đình.
Trong hạng mục này, Viện Công nghệ California đứng đầu danh sách tại Mỹ. Đối với các trường ngoài Mỹ, ĐH Bắc Kinh và ĐH Phúc Đán đồng thời ở vị trí thứ 2, xếp sau Học viện Quản lý Ấn Độ Ahmedabad.
Dựa trên độ tuổi, ĐH Thanh Hoa có cựu sinh viên trẻ siêu giàu xếp ở vị trí thứ 4, với độ tuổi trung bình là 49,3 trong khi số liệu từ top5 trường đại học Mỹ là từ 56,7 đến 58,1 tuổi.
Đối với các trường đại học đào tạo ra nhiều giám đốc điều hành cao cấp nhất, Harvard vẫn dẫn đầu, tiếp theo là trường kinh doanh của Pháp INSEAD.
Khám phá trường đại học được mệnh danh "Harvard châu Á"
Nếu như châu Mỹ nổi tiếng với ĐH Harvard (Hoa Kỳ), châu Âu tự hào về ĐH Cambridge (Vương Quốc Anh) thì một trong những trường tiêu biểu của châu Á chính là ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc).
Video đang HOT
Đại học (ĐH) Thanh Hoa - trường đại học có nền giáo dục hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương và được mệnh danh là "Harvard châu Á". Đây là điểm đến và niềm mơ ước của học sinh Trung Quốc và sinh viên quốc tế.
Trong bảng xếp hạng các trường đại học khu vực châu Á năm 2021 do tạp chí Times Higher Education (THE Châu Á) công bố, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua 551 cơ sở giáo dục để dẫn vị trí đầu bảng.
Thành lập từ năm 1991, Đại học Thanh Hoa được xem là trường khoa học và công nghệ hàng đầu với 20 trường thành viên và 58 khoa trực thuộc, đào tạo, 41 viện nghiên cứu, 35 trung tâm nghiên cứu, 167 phòng thí nghiệm chất lượng cao.
"Nhị môn giáo" - cổng trường biểu tượng của Đại học Thanh Hoa.
Với hơn 50.000 sinh viên hệ đại học, sau đại học và nghiên cứu sinh học tập ở 51 chương trình đào tạo cử nhân, 139 chương trình đào tạo thạc sĩ và 107 chương trình đào tạo tiến sĩ các ngành như: Khoa học, Kỹ thuật, Nhân văn, Luật, Y, Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Quản lý, Giáo dục và Nghệ thuật...
Phó giáo sư Yang Fang (Đại học Thanh Hoa) - người đi đầu trong việc giáo dục trực tuyến và phát huy hết lợi thế của các nền tảng trực tuyến gồm Edx, Coursera và XuetangX.
Tòa nhà chính của Đại học Thanh Hoa khi mùa xuân đến.
Vốn là ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt nhất tại Trung Quốc hiện nay, Đại học Thanh Hoa có tỉ lệ chọi cực kỳ cao. Chính vì vậy, để đỗ vào ngôi trường này, các ứng viên đòi hỏi phải cực kỳ xuất chúng.
Bên trong phòng học của sinh viên đại học Thanh Hoa.
Dù mang nhiều nét truyền thống, Đại học Thanh Hoa cũng có những tòa nhà rất hiện đại mang đậm phong cách phương Tây.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1985, Hải Phòng) đang công tác tại Viện Nghiên cứu học thuật và Thực hành kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Thanh Hoa cho biết nơi đây được ví như là địa ngục của trần gian, sinh viên ngồi khóc ở gốc cây vì áp lực là chuyện rất bình thường.
TS Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Nghiên cứu học thuật và Thực hành kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Thanh Hoa.
TS. Thu Hà cho biết: "Hệ Đại học khổ sở lắm, phải hoàn thành 160 học phần, trượt một môn được thi lại duy nhất một lần. Nếu lần thi lại đó vẫn "tạch" thì mời về nước luôn, không có nợ môn.
Cả sinh viên bản địa và du học sinh đều học hành rất căng, có sinh viên đeo balo nặng trịch ngồi gốc cây trong trường khóc vì áp lực. Giờ học của đại học là 7h50 đến 12h. Thư viện 11h đêm vẫn sáng trưng và rất đông đúc. Nhiều sinh viên chỉ cắm đầu vào học và thi".
Shan Sisi, một sinh viên tốt nghiệp tại Trường Y khoa Thanh Hoa, vừa được vinh danh là Sinh viên Thanh Hoa của năm 2020 vì đã thể góp phần phát triển một loại vắc xin điều trị Covid-19.
Shan Sisi - Sinh viên tiêu biểu ĐH Thanh Hoa năm 2020 vì đã thể góp phần phát triển một loại vắc xin điều trị Covid-19.
"Là một nhà nghiên cứu y học, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải giúp đỡ bằng mọi cách có thể. Làm việc dưới áp lực vô cùng lớn, nhiều lúc tôi không khỏi cảm thấy căng thẳng và cô đơn", Shan Sisi cho hay.
Trải qua những thử thách và gian khổ, Shan Sisi và nhóm của cô đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi.
Punyawee Thanasombutkun (Thái Lan) cho hay: "Đại học Thanh Hoa đã khiến tôi trở thành một người thành công như ngày hôm nay thông qua việc thúc đẩy con đường tương lai và sự nghiệp của tôi".
Đại học Thanh Hoa có những học bổng gì?
Với vị thế là trường Đại học số 1 tại Trung Quốc, Thanh Hoa có chế độ học bổng "cao cấp" và cực kỳ hấp dẫn đối với sinh viên. Hiện nay, trường có đến 4 loại học bổng khác nhau.
Học bổng Chính phủ Trung Quốc (CGS): Hệ học bổng này được cấp cho du học sinh quốc tế với hình thức toàn phần và một phần.
Cụ thể: Học bổng toàn phần dành cho học phí, ký túc xá, sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế. Học bổng một phần sẽ chia theo tỷ lệ của số học phí, ký túc xá, sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế.
Học bổng Chính phủ Bắc Kinh: Học bổng Chính phủ Bắc Kinh viết tắt là BGS được quản lý bởi Chính quyền thành phố Bắc Kinh. BGS ra đời với mục đích thu hút sinh viên quốc tế xuất sắc đến học tập, nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa.
Học bổng Chính phủ Bắc Kinh cũng gồm hệ toàn phần và một phần.
Học bổng Đại học Thanh Hoa: Đây là chế độ học bổng được thành lập bởi Đại học Thanh Hoa, ra đời nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên quốc tế bậc tiến sĩ đến đây học tập. Học bổng được sử dụng để trang trải học phí một phần hay toàn bộ, và cần được áp dụng theo từng năm.
Sinh viên Thanh Hoa thảo luận tại Hội nghị mô hình về biến đổi khí hậu lần thứ 6 của các bên (MCCCOP 6) về việc trao quyền cho thanh niên trong các vấn đề khí hậu.
Học bổng của Học viện Khổng Tử: Nhằm khuyến khích và hỗ trợ du học sinh xuất sắc đến học tập, nghiên cứu tại Trung Quốc, Học viện Khổng Tử đã thành lập ra Học bổng của Học viện Khổng Tử. Học bổng của Học viện Khổng Tử chỉ áp dụng cho các ngành học liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa Trung Hoa.
Pouya Amani (Iran), du học sinh Học viện nghệ thuật và Thiết kế luôn cảm thấy tự hào vì mình được học tại Thanh Hoa. Anh nói: "Mình tự hào về những thành tựu khoa học, nghiên cứu và văn hóa, nền giáo dục sáng tạo, đổi mới nơi đây".
Cụ thể, những du học sinh theo học ngành Ngôn ngữ Trung từ một đến 2 năm sẽ được phép đưa đơn xin học bổng của Học viện Khổng Tử hoặc Bộ phận Giáo dục của Đại sứ quán Trung Quốc.
Với tấm bằng tốt nghiệp ở trường Đại học Thanh Hoa - Trường Đại học số 1 châu Á luôn được các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu đất nước săn lùng. Ngoài ra, bằng tốt nghiệp tại Thanh Hoa sẽ giúp bạn có đủ điều kiện để làm việc tại nước ngoài, các nước châu Âu, châu Mỹ.
Đại học Thanh Hoa là ngôi trường đào tạo ra nhiều nhà lãnh đạo, nhân tài của đất nước Trung Quốc như: Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa - Tập Cận Bình; Hồ Cẩm Đào - nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Chu Dung Cơ - nguyên Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...
Ngôi trường thay đổi theo mùa
Điểm đáng chú ý của Đại học Thanh Hoa không chỉ nằm ở chất lượng và quy mô các chương trình đào tạo, mà còn nằm ở kiến trúc đa dạng độc đáo theo phong cách Đông - Tây, vừa hiện đại, vừa cổ kính mà không trường học nào có được, mỗi mùa lại mang một vẻ khác nhau.
Nằm trong khuôn viên vườn ngự uyển của nhà Mãn Thanh, Đại học Thanh Hoa sở hữu những công trình đẹp tựa như phim.
Khuôn viên của Đại học Thanh Hoa được bao trùm bởi màu trắng của tuyết.
Có thể thấy, Đại học Thanh Hoa là ngôi trường đáng mơ ước của mỗi học sinh. Ngoài ra, mỗi sinh viên trúng tuyển và theo học tại Thanh Hoa cũng tương tự như đã nắm chắc một tay vào tương lai sáng lạn sau này.
(Ảnh: Tsinghua_uni)
Hành trình nữ sinh du học ở 3 quốc gia, tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc ở ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nữ sinh viên quê ở tỉnh Lâm Đồng giành được học bổng tiến sĩ tại ĐH California, San Diego (Mỹ). Thay đổi bước ngoặt để đi tìm... đam mê Phạm Thị Thùy Dương, 26 tuổi quê tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vừa được nhận học bổng...