2 đặc điểm tính cách của trẻ cần sửa đổi ngay nếu bố mẹ không muốn con mình lớn lên thua kém bạn bè
Phụ huynh cần hết sức lưu ý một trong 2 đặc điểm tính cách của trẻ dưới đây, nếu thấy con mình như thế thì phải tìm cách uốn nắn, giúp trẻ sửa đổi ngay.
Các bậc cha mẹ luôn mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho con và hy vọng tương lai của chúng sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Nhưng thực tế, trẻ có hạnh phúc hay không đều liên quan mật thiết đến đặc điểm tính cách của trẻ, có một đạo lý được đúc kết từ đời xưa đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong tính cách của con người, đấy là: “Tính cách sẽ quyết định vận mệnh của mỗi người”. Nếu trẻ sở hữu một trong hai đặc điểm tính cách dưới đây thì trẻ sẽ thua thiệt so với các bạn khi trưởng thành, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý và giúp trẻ sửa đổi trước khi quá muộn.
1. Trẻ có tính tham lợi ích nhỏ
Khi trẻ có hành vi sai trái là chiếm dụng đồ vật, tài sản của người khác thì các bậc phụ huynh cần kịp thời răn dạy và giúp đỡ trẻ sửa đổi tính cách (Ảnh minh họa).
Nhiều người thường lẫn lộn hai khái niệm là tiết kiệm và tham lợi ích nhỏ. Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác, tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và người khác. Tham lợi ích nhỏ là chiếm dụng đồ vật, tài sản của người khác. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Khi trẻ có hành vi sai trái là chiếm dụng đồ vật, tài sản của người khác thì các bậc phụ huynh cần kịp thời răn dạy và giúp đỡ trẻ sửa đổi tính cách, bởi sau này khi trẻ trưởng thành sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội của trẻ, thậm chí tư duy của trẻ sẽ trở nên hạn hẹp, nông cạn, trẻ có thể bị mọi người xa lánh, tẩy chay.
Khi trẻ hiểu được niềm vui của sự chia sẻ thì trẻ mới có thể vứt bỏ được bản tính ích kỷ của chính mình (Ảnh minh họa).
Các bậc cha mẹ có thể nhẹ nhàng uốn nắn trẻ học cách chia sẻ lợi ích hoặc đồ vật với mọi người xung quanh, khi trẻ hiểu được niềm vui của sự chia sẻ thì trẻ mới có thể vứt bỏ được bản tính ích kỷ của chính mình.
2. Trẻ có tính yếu đuối, nhút nhát
Sau 3 tuổi, tính cách của trẻ sẽ dần thay đổi, trẻ trở nên mạnh mẽ hay yếu đuối, đặc điểm tính cách hướng nội hay hướng ngoại chắc hẳn các bậc phụ huynh chính là người hiểu rõ nhất. Khi trẻ đi học, bố mẹ không thể dõi theo trẻ cả ngày, lúc này giáo viên chính là người giúp bố mẹ nắm bắt tình hình của trẻ trên trường học. Nếu bố mẹ phát hiện trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt hoặc thể hiện sự yếu đuối ở khía cạnh nào đấy nghĩa là điều này không tốt cho tương lai và cả quá trình trưởng thành của trẻ.
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt hoặc thể hiện sự yếu đuối ở khía cạnh nào đấy nghĩa là điều này không tốt cho tương lai và cả quá trình trưởng thành của trẻ (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Những đứa trẻ yếu đuối luôn cảm thấy tự ti về bản thân, trẻ không dám đưa ra quyết định, không dám dũng cảm đối mặt với những vấn đề quan trọng, khi trẻ bước chân vào xã hội, bản tính yếu đuối của trẻ sẽ khiến trẻ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của trẻ. Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ trở nên tự tin, mạnh mẽ, những lời khen ngợi, động viên của bố mẹ chính là sức mạnh to lớn có tác dụng củng cố thêm niềm tin của trẻ.
Tâm hồn của trẻ vốn non nớt, bố mẹ không nên chỉ trích hay phê bình trẻ trước mặt nhiều người, bố mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của trẻ. Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là nên dành thời gian cùng trẻ trải nghiệm thế giới bên ngoài, hãy đi du lịch với trẻ bởi đây là cơ hội tốt để bố mẹ được dịp thử thách và rèn luyện tính cách cho trẻ.
Nguồn: Sina
Theo Helino
Khi con có những hành vi này, cha mẹ đừng bao giờ tặc lưỡi bỏ qua vì nghĩ "trẻ con ấy mà..."
Có rất nhiều hành vi của trẻ phản ánh tâm lý bình thường của lứa tuổi nhưng những hành vi dưới đây lại không nằm trong số đó.
Trẻ em rất nghịch ngợm và đôi khi hành động thiếu kiểm soát khiến cho cha mẹ vô cùng khó chịu. Đại đa số những hành động này là hoàn toàn bình thường đối với những đứa trẻ, tuy nhiên nếu như chúng xảy ra quá thường xuyên, các bậc cha mẹ nên chú ý đến để chúng không gây ra các vấn đề trong tương lai. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra những hành vi của trẻ mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm nếu không có thể sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng.
1. Không tha thứ
Một đứa trẻ trả thù bằng cách vẽ bậy lên người chú chó vì không chịu chơi với mình.
Thông thường các bậc cha mẹ thường dạy trẻ cách cư xử trong hầu hết các trường hợp gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi gặp các tình huống xấu, thay vì tìm cách thoát khỏi xung đột một cách im lặng, trẻ lại cố gắng tìm mọi cách để trả thù - đây là một dấu hiệu không tốt.
Cách giải quyết: Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu được ý nghĩa của sự tha thứ. Hãy là một hình mẫu để trẻ noi theo, dạy trẻ cách phân tích cảm xúc của chính mình và của cả người khác để tìm ra nguyên nhân gây xung đột và giải quyết một cách một cách dễ dàng.
2. Thiếu trách nhiệm
Đôi khi trẻ tức giận và đổ lỗi cho người khác những việc mình đã gây ra (Ảnh minh họa).
Trong cuộc sống, đôi khi phạm lỗi và sợ phải chịu trách nhiệm, trẻ có xu hướng đổ lỗi cho người khác và mọi thứ xung quanh. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như khi lớn lên trẻ vẫn tiếp tục đổ lỗi như vậy ? Điều đó thật sự tồi tệ.
Cách giải quyết: Dạy cho trẻ học cách tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình từ việc nhỏ đến lớn và cùng trẻ thảo luận về những nguyên nhân dẫn đến hành vi thiếu trách nhiệm của trẻ.
3. Bướng bỉnh quá mức
Cô bé ương bướng nhét cả mớ hỗn độn lên tóc và cha mẹ phải mất hàng giờ để giải quyết chúng.
Sẽ rất tốt nếu một người vừa có thể thỏa hiệp, vừa có thể bảo vệ quan điểm của mình, tuy nhiên nhiều trẻ em lại có xu hướng ương bướng và làm mọi thứ theo ý thích. Cha mẹ nên giúp con mình phát triển kỹ năng thỏa hiệp ngay trong thời thơ ấu vì khi trẻ lớn hơn mọi chuyện sẽ trở nên rất khó khăn.
Cách giải quyết: Tìm hiểu cảm xúc của trẻ và tìm ra lý do mà trẻ ương bướng. Dạy cho trẻ hiểu được cảm xúc và hành động của người khác, nên và không nên làm gì. Bỏ qua việc xin xỏ, tranh cãi, đổ lỗi,... hãy bình tĩnh, thẳng thắn và thỏa hiệp với trẻ từ những việc nhỏ nhặt trong nhà chẳng hạn như: "Thay vì bây giờ, con có thể ăn cái bánh này sau khi ăn cơm xong mà"...
4. Quậy phá
Theo bố đến nơi làm việc, cậu bé leo trèo quậy phá để gây sự chú ý.
Đôi khi trẻ em quậy phá cha mẹ và người thân để có được thứ chúng muốn. Chúng có thể khóc ở siêu thị hoặc làm những trò khác để được đáp ứng điều mình thích. Tuy nhiên, cách cư xử này sẽ không giúp trẻ có thể xây dựng được mối quan hệ lành mạnh với mọi người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...
Cách giải quyết: Bạn nên chú tâm đến những thứ đang làm phiền con của mình. Trẻ em thường bắt đầu quậy phá khi không có sự chú ý từ cha mẹ, vì thế điều quan trọng là các bậc phụ huynh nên dành đủ thời gian cho trẻ. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng la mắng hay đe dọa trẻ.
5. Sợ thay đổi
Khi lớn lên, thay vì có bố mẹ bên cạnh, việc phải làm mọi thứ một mình có thể khiến trẻ sợ hãi (Ảnh minh họa).
Đối với trẻ em, tốt hơn hết là nên thực hiện mọi thứ theo quy tắc và các hành động tương tự. Tuy nhiên, khi lớn lên trẻ cần làm quen với sự thay đổi và học được cách chấp nhận chúng. Trong thế giới hiện đại, việc bảo thủ quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nếu như con bạn có những biểu hiện sợ sự thay đổi, hãy thật chú ý.
Cách giải quyết: Bạn hãy nói cho trẻ về những thay đổi có thể có và giải thích những điều có thể xảy ra. Kiểm soát cảm xúc để trẻ em có thể nhận thấy sự lo lắng của bạn cho tình trạng của trẻ. Tìm đến những người bạn của trẻ để trẻ có thể chấp nhận những thay đổi cùng với những người bạn của mình.
6. Hành động tự phát
Trẻ có thể ngồi xé hết tất cả nhãn của các hộp thức ăn chỉ vì "thích".
Hành động tự phát của trẻ rất dễ thương nhưng đôi khi lại mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trẻ có thể nói và hành động mà không suy nghĩ về hậu quả dù chúng gây khó chịu cho chính trẻ và những người xung quanh.
Cách giải quyết: Bình tĩnh và phân tích cùng với trẻ, tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại làm điều đó. Hãy để cho trẻ cố gắng tự giải quyết hậu quả do chính mình gây ra. Dạy trẻ tự kiểm soát bản thân, đặt ra các quy tắc nhất định khi trẻ hành động bốc đồng và khen ngợi trẻ khi thực hiện tốt các quy tắc này.
7. Không có khả năng tự giải trí một cách phù hợp
Không biết chơi một mình như thế nào, trẻ tự vẽ mặt mình như thế này đây.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia thì có rất ít trẻ em có thể tự giải trí một mình nếu như không có bạn bè và các thiết bị tiện ích bên cạnh. Trẻ em cần phải học cách tự duy trì và tập trung cảm xúc của chính mình để tránh khỏi việc không biết đối phó như thế nào trước một sự việc có thể xảy ra.
Cách giải quyết: Nói chuyện và dành thời gian ở bên cạnh trẻ. Cho phép trẻ sử dụng các thiết bị tiện ích trong một khoảng thời gian nhất định. Hướng dẫn trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích và không thích, sau đó giúp trẻ tìm thấy những sở thích khác ngoài điện thoại và máy tính.
Nếu như bạn không thể tự mình giải quyết các hành vi của trẻ kể trên, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Bởi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những hành vi phá hoại ở trẻ và chỉ có các bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác các vấn đề về tinh thần.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Không uốn nắn 7 biểu hiện này, cha mẹ sẽ để lại hậu quả cho con khi lớn lên Đê con co thê trương thanh vơi tinh cach tôt, cha me phai uôn năn tư nhưng biêu hiên không tôt luc con be. Không chiu tha thư Tre nên biêt cach thoat khoi nhưng tinh huông mâu thuân. Cha me thương day con cach đương đâu trong trương hơp nay, nhưng tôt hơn la phai lam sao đê suy nghi tiêu cưc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ
Thế giới
17:07:33 17/05/2025
Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?
Netizen
17:00:29 17/05/2025
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách
Tv show
16:59:25 17/05/2025
Sao nữ Vbiz và đám cưới "đậm mùi tiền": Dàn sính lễ bạc tỷ, gây sốc khi công khai con gái riêng 9 tuổi
Sao việt
16:54:56 17/05/2025
Thu Phương, Quốc Thiên tình tứ hát dưới trời mưa
Nhạc việt
16:48:25 17/05/2025
Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?
Pháp luật
16:41:10 17/05/2025
Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?
Người đẹp
16:37:29 17/05/2025
Angelina Jolie "gây choáng" diện chiếc váy triệu đô trên thảm đỏ của Cannes 2025
Sao âu mỹ
16:32:27 17/05/2025
Robot hình người vào nhà máy Trung Quốc
Thế giới số
16:30:09 17/05/2025
Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu
Tin nổi bật
16:27:41 17/05/2025