2 cha con cùng bị ung thư đại tràng chỉ vì bữa cơm không có thịt thì không vui, bác sĩ thở dài: Họ đã ăn loại thịt này quá nhiều
Hóa ra hai cha con không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, nhưng họ có thói quen ăn uống giống nhau từ lâu. Đó là bữa cơm mà không có thịt là không vui.
Ảnh minh họa
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Thế nhưng, đáng tiếc là có nhiều người không chú ý đến điều này để rồi dẫn đến mang bệnh vào người, hối hận cũng không kịp.
Chia sẻ trên Sohu, bác sĩ Fang Jian đã kể câu chuyện về trường hợp mắc ung thư của 2 cha con. Ngày 3/10, 2 cha con nhà này đến khám bệnh tại bệnh viện bởi cả 2 có triệu chứng đi phân lỏng liên tục và có máu trong nhiều tháng gần đây. Bác sĩ đề nghị hai cha con nên nội soi. Kết quả khám bệnh khiến mọi người có mặt đều bất ngờ, cả hai bố con đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng, người bố đã ở giai đoạn giữa và cuối, con trai ở giai đoạn sớm.
Những trường hợp như vậy thường rất hiếm gặp. Các bác sĩ đánh giá dựa trên kinh nghiệm rằng có thể có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một là gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư ruột kết, hai là do thói quen ăn uống của họ. Sau khi hỏi cặn kẽ tiền sử bệnh của 2 bệnh nhân, cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra câu trả lời, họ thở dài: Chỉ vì 2 người đã ăn loại thịt này quá nhiều!
Hóa ra hai cha con không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, nhưng họ có thói quen ăn uống giống nhau từ lâu. Đó là bữa cơm mà không có thịt là không vui và cả hai rất thích ăn thịt đỏ như bò, cừu.
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư.
Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Video đang HOT
Vào năm 2018, một nghiên cứu của Anh được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế đã chia 32.147 phụ nữ Anh thành 4 nhóm theo thói quen ăn uống hàng ngày của họ: Ăn thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và rau. Sau 17 năm theo dõi, kết quả cho thấy nhóm ăn thịt đỏ có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn cả, trong khi nhóm ăn rau củ có nguy cơ thấp nhất.
Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy sau 20 năm theo dõi 88.000 phụ nữ, người ta thấy cứ 1.000 phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ nhất thì có thêm 6,8 người mắc bệnh ung thư vú. Năm 2012, các nhà nghiên cứu Thụy Điển cũng đã nhắc nhở nếu ăn thịt chế biến sẵn có thể bị ung thư tuyến tụy, nếu ăn hơn 50g thịt chế biến mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ tăng 19%.
Nói như vậy không có nghĩa là không ăn được thịt đỏ, điều cốt yếu là phải kiểm soát lượng thịt ăn vào
Trên thực tế, khi nói đến chuyện ăn thịt đỏ có nguy cơ ung thư cao hơn, bạn cũng không cần quá hoảng sợ, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng thịt đỏ bạn ăn, đồng thời chú ý đến phương pháp nấu nướng và chế độ ăn uống hợp lý thì nguy cơ mắc ung thư vẫn rất thấp. Quỹ Ung thư Thế giới đã ban hành một báo cáo nghiên cứu ngay từ năm 2007, cho thấy mọi người không nên tiêu thụ quá 500g thịt mỗi tuần và hạn chế ăn thịt chế biến sẵn.
Ngoài ra, trong cách chế biến thịt đỏ, tốt nhất nên sử dụng thêm các món hấp, xào, ít sử dụng các món hun khói, ướp, rán, nướng. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vì vậy tốt nhất nên ăn thịt đỏ cùng với các loại rau có chất xơ có trong rau có thể làm giảm nguy cơ sinh ung thư của thịt đỏ.
Ăn thịt đỏ một cách thích hợp có nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Bổ sung sắt Sắt là nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể con người và là một phần quan trọng của hemoglobin: Thịt đỏ rất giàu sắt và là thực phẩm tốt nhất để mọi người bổ sung sắt, đặc biệt là đối với bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
- Bổ sung protein chất lượng cao: Mỗi 100g thịt đỏ chứa khoảng 20g protein, những loại protein này được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng và ít khi làm tăng gánh nặng cho thận nên chúng ta còn gọi là protein chất lượng cao.
- Bổ sung vitamin B12 và kẽm: Vitamin B12 hiếm khi được bổ sung trong thực phẩm chay, và cần được bổ sung qua thịt. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò và thịt cừu, là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp kẽm. Cứ 50g thịt đỏ tiêu thụ có thể đáp ứng nhu cầu kẽm cho cơ thể con người.
Tóm lại, thịt đỏ vẫn là thức ăn cần thiết cho sức khỏe của chúng ta nhưng chúng ta cần ăn đúng cách và đặc biệt chú ý kiểm soát số lượng. Nếu tiêu thụ quá mức trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí là ung thư ruột.
Thịt đỏ - 'thủ phạm' gây ung thư cao, vậy ăn thế nào mới an toàn?
WHO vừa đưa ra cảnh báo, cần hạn chế ăn thịt đỏ vì loại thực phẩm này nằm trong danh sách nguy cơ cao gây ung thư.
WHO xếp thịt đỏ vào nhóm có nguy cơ gây ung thư
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thịt đỏ bao gồm tất cả các loại thịt của động vật có vú, bao gồm thịt lợn, thịt cừu, thịt dê, thịt bò, thịt bê, thịt trâu, thịt ngựa...
Ủy ban tư vấn quốc tế đã họp bàn vào năm 2014 và khuyến nghị thịt đỏ là một trong những sản phẩm cần phải được đánh giá hàng đầu bởi đã có nhiều nghiên cứu cho thấy 2 loại thịt này có nguy cơ cao gây ung thư. Vào năm 2015, WHO đã chính thức phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A, nghĩa là nhóm "có thể gây ung thư trên người".
Thịt đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng nó cũng gây hại nếu ăn quá nhiều. Ảnh minh họa
Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc WHO nhận thấy thịt đỏ có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy loại thực phẩm này có thể dẫn đến bệnh ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết, thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư. Loại protein ấy là heme - thứ tạo màu đỏ của thịt, cũng chính là thứ có thể làm hỏng niêm mạc ruột của chúng ta.
Hơn nữa, phương pháp chế biến thịt cũng là một trong những nguyên nhân khiến món ăn thành trở thành tác nhân gây ung thư. Theo tờ Cancer Research, chế biến thịt ở nhiệt độ cao bằng cách nướng hay chiên có thể làm sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và amin đa vòng (PCAs) - các hoá chất có thể làm làm hỏng các tế bào trong ruột.
Trước đây, một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện tại Anh với 32.147 phụ nữ tham gia. Số phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: 65% những người ăn thịt đỏ, 3% ăn thịt gia cầm, 13% ăn cá và 19% là những người ăn chay.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của những người này trong vòng 17 năm, chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ. Kết quả cho thấy có 462 trường hợp đã mắc ung thư ruột kết và trực tràng, trong đó 335 trường hợp bị ung thư ruột kết, 119 trường hợp bị ung thư đại tràng. Những người ăn chay là nhóm có nguy cơ bị các loại ung thư thấp nhất.
Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư, tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim mạch, tiểu đường...
Trong một số loại thịt đỏ có hàm lượng cao chất béo bão hòa, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Nếu nồng độ LDL cholesterol tăng cao thì nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch cũng tăng theo.
Một nghiên cứu gần đây của Học viện sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health - NIH) và Hiệp hội hưu trí Hoa Kỳ (American Association of Retired Persons - AARP) trên hơn 500000 người cao tuổi kết luận rằng những người chủ yếu ăn thịt đỏ và thịt chế biến trong thời gian hơn 10 năm sẽ có tuổi thọ thấp hơn so với những người ăn số lượng ít hơn. Những người ăn 4 ounce thịt đỏ (~ 113,40 g) mỗi ngày sẽ dễ tử vong vì nguyên nhân ung thư hoặc tim mạch hơn so với những người ăn ở mức ít nhất, chỉ 0,5 ounce (~ 14,18 g) một ngày (tuy nhiên mức độ gia tăng nguy cơ được đánh giá là ở cấp độ thấp nhất).
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên quan tương tự, chẳng hạn như một nghiên cứu khác thực hiện trên 72000 phụ nữ trong 18 năm cũng cho kết quả rằng những người có chế độ ăn theo phong cách châu Âu (nhiều thịt đỏ, thịt chế biến, đồ tráng miệng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây chiên) có tỉ lệ xuất hiện các bệnh lý tim mạch, ung thư và tử vong vì các nguyên nhân khác cao hơn.
Vậy, chúng ta nên ăn thịt đỏ thế nào để chặn đứng nguy cơ mắc ung thư?
Dù thịt đỏ có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng điều ấy chỉ xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều. WHO không khuyến cáo mọi người nên từ bỏ thói quen ăn thịt đỏ, thay vào đó nên hạn chế, sử dụng chúng một cách hợp lý nhất có thể. Thịt đỏ khi được tiêu thụ ở lượng an toàn sẽ cung cấp lượng chất sắt dồi dào, lượng kẽm, protein, vitamin B rất cần thiết cho quá trình phát triển, ngăn ngừa lão hóa của cơ thể.
Tổ chức Ung thư Thế giới khuyến cáo lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần của mỗi người nên được kiểm soát ở mức dưới 500g (không bao gồm xương và mỡ) và không quá 70g thịt/ngày. Những loại thịt trắng tươi như thịt gà và cá sẽ tốt hơn cho cơ thể, không chứa hóa chất gây ung thư. Ngoài ra, nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây... để góp phần giảm anguy cơ ung thư.
Đặc biệt, nên tránh chế biến thịt bằng cách nướng than, hun khói, chiên... vì chúng có thể sản sinh một lượng lớn khói độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên chế biến theo phương pháp luộc, hạn chế tẩm ướp các loại gia vị đặc biệt là các loại gia vị kém chất lượng sẽ càng gây hại cho sức khỏe người dùng.
Phát hiện phương pháp giúp thu nhỏ khối u ác tính Theo các nhà khoa học Mỹ, biện pháp mới giúp thu nhỏ khối u của bệnh nhân ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Các nhà khoa học của Viện Sanford Burnham Prebys Medical Discovery, California, Mỹ, cho biết biện pháp mới giúp tiêu diệt tế bào ung thư dựa trên giả thuyết dừng "nuôi sống" các nhân...