2 cách nấu nước lá sen khô và tươi thanh mát bù nước cơ thể ngày hè
Ngoài hạt sen, tâm sen, ngó sen,.. lá sen cũng có nhiều công dụng và được sử dụng làm món ăn, bài thuốc mà ít người biết đến.
Vậy thì Điện máy XANH sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách nấu nước lá sen khô và tươi thanh lọc cơ thể trong mùa hè này nhé. Vào bếp để làm thức uống này nhé!
1. Nước lá sen khô
Nguyên liệu làm Nước lá sen khô
Lá sen 10 lá
Nước lọc 3 lít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Nước lá sen khô
1
Sơ chế và phơi lá sen
Lá sen sau khi mua về, bạn lau sạch lá rồi dùng kéo hoặc dao cắt nhỏ lá sen khô hoặc dùng tay xé lá sen rồi cho vào rổ hoặc khay lớn.
Sau đó, bạn đem lá đi phơi nắng hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sấy bằng lò vi sóng với nhiệt độ 50 – 100 độ C từ 15 – 20 phút.
Lá sen không cần phơi quá khô, phơi đủ nắng, đủ héo, nếu trời nắng tốt chỉ cần phơi tầm 1 nắng là được.
2
Pha trà
Sau khi lá đã héo và khô, bạn bắt đầu đem đi nấu. Trước khi nấu, bạn có thể rửa lá sen lại với nước lạnh cho sạch.
Bây giờ, đun một nồi nước sôi khoảng 3 lít nước. Sau đó cho lá sen vào chờ cho đến khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa và để liu riu trên bếp khoảng 10 phút để trà được ủ và ra hết chất.
Cuối cùng, rót trà ra ly và thưởng thức.
3
Thành phẩm
Trà lá sen thơm, khi uống mang lại một cảm giác tươi mát, thanh nhẹ. Màu trà vàng ươm đẹp mắt. Bạn có thể ngửi được hương thơm thoang thoảng của sen cùng vị trà ngon.
Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng thanh nhiệt giải độc, đây là một thức uống rất đáng để thử đấy.
2. Nước lá sen tươi
Nguyên liệu làm Nước lá sen tươi
Lá sen 10 lá
Nước lọc 600 ml
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Nước lá sen tươi
1
Sơ chế lá sen
Lá sen sau khi mua về bạn rửa sạch sẽ, sau đó cắt bỏ cuống lá bởi vì cuống lá thường có vị đắng rất khó uống.
Sau khi có các lá sen không thì bạn cuộn lá lại thành một cuốn rồi đem đi cắt sợi và dùng những sợi sen cắt nhỏ để đi nấu trà.
2
Pha trà
Cho lá sen cắt sợi vào ấm trà, sau đó đi đun một nồi nước sôi.
Khi nước đã sôi thì rót khoảng 300ml vào ấm.
Bạn chắt bỏ nước đầu đi, lấy nước thứ 2 rồi ủ trong 5 phút, sau đó rót ra tách và thưởng thức thôi.
Video đang HOT
3
Thành phẩm
Trà lá sen tươi có màu vàng nhạt đẹp mắt, thoang thoảng mùi thơm của sen, khi uống vào không bị đắng mà cảm giác rất tươi mát và nhẹ nhàng.
Tuy nguyên liệu của trà lá sen tươi rất là đơn giản và dễ tìm nhưng mà công dụng rất là tuyệt vời.
3 cách làm nộm sứa với su hào, ngó sen, cùi dừa đơn giản, thơm ngon
Cách làm món gỏi trộn. Để bạn có thể có nhiều sự lựa chọn trong cách làm gỏi, Điện máy XANH sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách làm nộm sứa với su hào, ngó sen, cùi dừa đơn giản. Vào bếp thôi!
1. Nộm sứa su hào
Nguyên liệu làm Nộm sứa su hào
Sứa 200 gr
Cà rốt 1 quả
Su hào 1 củ
Ớt sừng 2 quả
Chanh 1/2 quả
Rau bạc hà 4 nhánh Mè 1 ít
Đường 1 muỗng canh
Nước mắm 2 muỗng canh
Cách chọn mua su hào tươi ngon
Chọn mua những củ su hào có kích thước to vừa phải, màu xanh nhạt, còn nguyên, không bị dập nát, khi cầm thấy nặng tay, không bị mềm.Nên mua những củ su hào mà phần cuống lá vẫn có màu xanh mướt và dính chặt vào củ.Bên cạnh đó, củ phải có mùi rau quả tươi đặc trưng, không có mùi hôi lạ.Bạn không nên mua những củ su hào có màu xanh đậm, xanh sẫm vì đó thường là quả già, ăn không ngon.
Cách chế biến Nộm sứa su hào
1
Sơ chế nguyên liệu
Su hào gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo. Sau đó, cắt thành từng lát mỏng rồi tiến hành thái sợi.
Kế tiếp, bạn gọt vỏ cà rốt, rửa sạch rồi cắt sợi mỏng.
Cho cà rốt và su hào vào một cái tô cùng một ít muối rồi trộn đều tay. Sau đó, đem tất cả đi rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi để ráo.
Ớt sừng rửa sơ với nước, để ráo rồi dùng 1 quả ớt cắt sợi, quả còn lại cắt nhỏ.
Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn cùng 1 quả ớt đã được cắt nhỏ.
Sứa mua về rửa sạch lại với nước, để ráo rồi cắt thành từng đoạn vừa ăn.
2
Làm nước mắm trộn nộm
Cho vào chén tỏi ớt băm nhuyễn, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh đường, vắt vào chén 1/2 quả chanh rồi khuấy đều cho gia vị tan hết.
3
Trộn nộm
Cho sứa vào tô nhỏ, tưới nước trộn gỏi lên trên rồi trộn đều tay. Kế tiếp, cho đu đủ, cà rốt, su hào vào tô, tưới nước sốt lên trên rồi trộn đều.
Sau đó, cho sứa vào cùng ớt và tiếp tục trộn đều tay. Cuối cùng cho mè lên trên và trộn đều tay một lần nữa cho tất cả các nguyên liệu thấm gia vị rồi trang trí một ít rau bạc hà lên trên cùng là hoàn thành.
4
Thành phẩm
Món gỏi nộm sứa su hào hoàn thành có vị chua chua ngọt ngọt. Các sợi đu đủ, su hào, cà rốt giòn dai. Sứa giòn sần sật thấm đậm nước sốt. Món này ăn kèm với bánh đa hoặc bánh phồng tôm là ngon ăn hết sẩy.
2. Nộm sứa ngó sen
Nguyên liệu làm Nộm sứa ngó sen
Sứa 200 gr
Thịt ba chỉ 300 gr
Tôm 300 gr
Ngó sen 350 gr
Cà rốt 1/2 củ
Rau răm 3 nhánh
Lá tía tô 1 ít Ớt 3 quả
Chanh 1 quả
Hành phi 1 ít
Đậu phộng rang 1 ít
Bánh phồng tôm chiên giòn 5 cái
Nước mắm 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Tiêu/ đường/ bột ngọt)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt lợn tươi ngon
Chọn những miếng thịt lợn tươi mới có màu sắc sáng, màu thịt ngon sẽ là màu hồng nhạt hay đỏ nhạt, phần mỡ sẽ có màu trắng trong hơi ngà ngà, có mùi thơm đặc trưng của thịt.Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra độ tươi ngon của thịt bằng cách dùng tay ấn thử vào miếng thịt nếu miếng thịt có độ đàn hồi tốt là miếng thịt ngon.Nên chọn những miếng thịt lợn có kết cấu thịt, mỡ riêng biệt, nhưng phải dính chặt vào nhau, dùng tay chạm vào thấy khó tách rời, tránh chọn miếng thịt có mỡ và thịt nạc rời nhau.
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Chọn những loại tôm tươi với vỏ ngoài trong suốt còn hơi mùi của nước biển chứ không tanh, không mua những loại tôm có mảng màu tối hay có màu sắc không đồng nhất.Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau, có phần thân hơi cong, căng thịt, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau.Tránh chọn mua những con tôm có hiện tượng chảy nhớt, chân tôm đã chuyển sang màu đen vì đây là những con tôm không còn tươi nữa.
Nơi mua ngó sen, hành phi?
Ngó sen, hành phi được bán phổ biến ở các siêu thị, tiệm tạp hoá, chợ,... Bạn có thể đến trực tiếp siêu thị Bách hoá XANH để mua chúng hoặc mua online qua trang web bachhoaxanh.com.Ngoài ra, để an tâm bạn có thể tự làm hành phi tại nhà theo hướng dẫn chi tiết của Điện máy XANH.
Cách chế biến Nộm sứa ngó sen
1
Sơ chế nguyên liệu
Ngó sen mua về bạn cắt thành sợi mỏng. Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo rồi cắt sợi.
Thịt lợn mua về rửa sạch với nước, để ráo rồi cho vào nồi, bắc lên bếp luộc chín. Sau đó, vớt ra để nguội, cắt thành miếng vừa ăn.
Tôm loại bỏ đầu, ruột và đuôi tôm rồi bóc bỏ vỏ. Kế tiếp, bạn đem đi rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi bắc lên bếp luộc chín. Sau đó, dùng dao cắt làm đôi dọc theo chiều dài của tôm.
Sứa bạn rửa sạch với nước lạnh nhiều lần để cho sứa bớt mặn, vớt ra để ráo rồi cắt thành miếng vừa ăn.
Với rau răm mua về, bạn nhặt lấy những ngọn non rồi rửa sạch, cắt nhỏ.
2
Làm hỗn hợp nước trộn
Cho vào chén nhỏ 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu, vắt vào chén 1 quả chanh rồi trộn đều cho gia vị tan hết.
3
Trộn tất cả các nguyên liệu
Cho ngó sen, cà rốt cắt sợi, sứa, tôm, thịt lợn, rau răm vào 1 cái tô lớn rồi trộn đều.
Mách nhỏ: Ngó sen, cà rốt bạn phải để thật khô ráo trước khi trộn để gỏi không bị ra nước.
Sau đó, tưới phần nước trộn gỏi lên trên, dùng tay bóp cho nước gia vị thấm đều vào món gỏi. Cuối cùng cho tất cả ra dĩa, rắc lên trên một ít hành phi và đậu phộng là hoàn thành.
4
Thành phẩm
Nộm sứa ngó sen hoàn thành chỉ sau một vài phút. Trang trí thêm một ít rau răm và lá tía tô cho đẹp mắt.
Khi ăn món này bạn sẽ cảm nhận được một vị giòn giòn của ngó sen và sứa pha lẫn là một vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt, mùi thơm của rau răm và vị béo béo của hành phi và đậu phộng, cực kích thích vị giác.
Món này ăn kèm với bánh phồng tôm chiên giòn và 1 lát chanh, 1 chén mắm ớt là hết sẩy. Ngoài ra nếu muốn ăn cay hơn nữa bạn có thể dùng thêm ớt trái nhé!
3. Nộm sứa cùi dừa
Nguyên liệu làm Nộm sứa cùi dừa
Sứa 500 gr
Cùi dừa 50 gr
Cà rốt 1 củ
Dưa leo 1 quả
Rau kinh giới 5 nhánh
Hành tím 2 củ
Ớt sừng 1 trái
Tỏi 1 củ
Nước cốt chanh 50 ml
Đậu phộng rang 1 ít
Nước mắm 4 muỗng cà phê
Đường 5 muỗng cà phê
Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn cùi dừa làm nộm ngon
Nên chọn phần cùi dừa có màu trắng sáng, khi dùng tay bấm thử vào dừa sẽ cảm nhận được độ giòn và không bị dai.
Cùi dừa bánh tẻ hơi mềm có màu trắng ngần đẹp mắt, không trong như dừa non, cũng ko trắng đục như dừa già, lớp vỏ mỏng ngoài cùi nâu nhạt.
Để món gỏi này được ngon và tròn vị hơn bạn nên chọn cùi dừa bánh tẻ (cùi dừa không quá già cũng không quá non).
Cách chọn dưa leo tươi ngon
Chọn những quả dưa leo đều màu, thon dài vừa phải, dưa cầm khá chắc tay, có độ nặng nhất định, tránh chọn những quả có trọng lượng quá nhẹ.Chọn những quả khi sờ vào thân cứng, có phần cuống còn tươi.Tránh chọn những quả quá to, thân gồ ghề, phình to vì có thể chúng bị bơm thuốc, không an toàn khi sử dụng.
Cách chế biến Nộm sứa cùi dừa
1
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, cùi dừa rửa sơ với nước, để ráo, cắt thành lát mỏng. Với cà rốt, bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
Tương tự, dưa leo bạn cũng rửa sạch, cắt thành từng miếng dọc theo chiều dài của quả dưa, bỏ phần ruột dưa rồi cắt thành miếng vừa ăn.
Ớt bạn rửa sạch, để ráo nước. Kế tiếp, bóc vỏ hành tím và tỏi, rồi băm nhỏ chúng cùng ớt.
Rau kinh giới lặt lấy những lá non, rứa sạch rồi cắt thành từng đoạn dài khoảng 1 lóng tay. Còn với gừng, bạn rửa sơ với nước, để ráo rồi cắt nhỏ.
2
Làm nước trộn nộm
Cho vào chén 50ml nước cốt chanh, 5 muỗng cà phê đường, 4 muỗng cà phê nước mắm, phần tỏi và ớt băm nhuyễn, gừng cắt nhỏ, rồi khuấy đều cho gia vị tan hết.
3
Trộn tất cả các nguyên liệu
Cho vào 1 cái tô lớn sứa, rau kinh giới, cà rốt, cùi dừa, dưa leo, hành tím, tưới lên trên đó nước trộn gỏi rồi trộn thật đều tay.
Mách nhỏ: Sứa bạn phải vắt thật ráo nước trước khi trộn nộm.
Kế tiếp, cho đậu phông rang vào và tiếp tục trộn đều. Cuối cùng cho tất cả ra dĩa và rắc lên trên một ít đậu phộng rang nữa là hoàn thành.
4
Thành phẩm
Nộm sứa cùi dừa hoàn thành có một sự kết hợp hài hòa giữa các mùi vị: vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt, vị béo béo của đậu phộng rang và cùi dừa, sứa và cà rốt thì giòn giòn.
Món này mà nhậu thì đúng chuẩn. Còn chần chừ gì nữa mau vào bếp làm và chiêu đai bạn bè và người thân nào!
Gỏi bưởi Tân Triều, món quà quê giữa chốn thành thị Là vùng quê thuộc huyện Vĩnh Cửu, làng bưởi Tân Triều thu hút nhiều du khách ghé thăm bởi nơi đây có trồng nhiều giống bưởi. Từ đó, gỏi bưởi Tân Triều đã trở thành một trong những đặc sản của tỉnh nhà Đồng Nai. Theo trang web tintucdongnai, làng bưởi Tân Triều trồng nhiều giống bưởi để phục vụ đa dạng nhu...