2 cách làm chân giò kho dẻo và kho dứa mềm thơm, đậm đà, hấp dẫn
Thịt chân giò là một nguyên liệu quen thuộc và thường được thấy trong các món hầm, kho, hay món nước như bún, hủ tiếu,…
Hôm nay hãy vào bếp thử biến tấu giò heo thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng với bí quyết làm 2 món kho với chân giò nhé!
1. Chân giò kho dẻo
Nguyên liệu làm Chân giò kho dẻo
Chân giò 750 gr
Xoài xanh 1 trái
Nước dừa 200 ml
Hành lá 2 cây
Hành tím 3 củ
Tỏi 2 tép
Ớt 2 trái
Dầu ăn 1 muỗng canh
Nước tương 1/2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ tiêu/ bột nêm)
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chân giò kho dẻo
1
Sơ chế chân giò
Chân giò mua về dùng dao lam cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi. Chẻ chân giò ra miếng vừa phải và lọc bỏ mỡ và xương.
Phần thịt thu được sau khi đã sơ chế sẽ còn khoảng 500gr.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Băm nhỏ tỏi, hành tím và đầu hành lá. Hành lá phần ngọn (phần lá) xắt nhỏ. Ớt đập dập.
Xoài xanh mua về rửa qua nước muối pha loãng, gọt vỏ. Dùng dao băm nhẹ vào thịt xoài rồi bào nhỏ thành sợi.
3
Sên nước màu và ướp thịt
Cho 1/2 muỗng canh đường vàng và 1/2 muỗng canh nước lọc vào nồi, bật lửa vừa đến khi thấy nước đường bắt đầu tan ra và nổi bong bóng to.
Tiếp tục đun đến khi thấy nước đường sệt lại và chuyển màu vàng nhạt, nổi bóng nhẹ thì nhấc ra khỏi bếp, cho ngay vào 1 muỗng canh dầu ăn, khuấy đều.
Video đang HOT
Đợi nước đường hơi nguội, cho vào 1/2 muỗng canh nước tương và 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê tiêu.
Cho phần thịt chân giò vào nước màu đảo cho thấm đều, ướp thịt đến khi phần đường ở đáy nồi nước màu tan ra hết.
4
Kho chân giò
Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi kho, cho hành tím, tỏi, đầu hành lá và ớt vào phi thơm.
Cho phần thịt chân giò đã ướp nước màu vào xào nhanh tay trên lửa lớn cho đến khi thịt săn lại và lên màu đẹp.
Cho phần nước ướp thịt còn lại vào, giảm nhỏ lửa, cho 200ml nước dừa vào ninh và không đậy nắp cho nước sặc lại thấm vào thịt.
Ninh khoảng 30 phút, bạn dùng đũa xiên vào thịt thấy thịt mềm, nước kho rút lại vừa ăn thì tắt bếp. Cho thêm 1/2 muỗng cà phê tiêu và hành lá xắt nhỏ để món ăn thêm thơm ngon, đẹp mắt.
Phần thịt kho dẻo như vậy là đã hoàn thành rồi!
5
Thành phẩm
Thịt kho nóng hổi, đậm đà có màu sắc đẹp mắt. Phần bì chân giò săn bóng, thấm màu và hơi dẻo vô cùng hấp dẫn, phần thịt giò thì mềm và mọng nước, thơm ngon.
Chân giò kho dẻo và một món ăn vốn đã đậm đà bắt cơm, nay còn dùng kèm xoài xanh bào sợi giòn giòn, chua chua ngọt ngọt, chan thêm 1 thìa nước om thịt sóng sánh vào bát cơm nóng còn toả khói.
Đây sẽ là món ăn không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn gia đình của mọi nhà!
Nguyên liệu làm Chân giò kho dứa
Giò heo 500 gr
Thơm 1/4 trái (dứa)
Nấm rơm 100 gr
Nước dừa tươi 250 ml
Bột gia vị thịt kho tàu 1 gói (32gr)
Tỏi băm 1/2 muỗng canh
Hành tím băm 1/2 muỗng canh
Đầu hành 1/2 muỗng canh
Gừng 1 nhánh
Hành lá 10 gr
Ớt 1 trái
Dầu ăn 2 muỗng canh
Tiêu 1 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu
Cách chọn mua dứa (thơm) ngon
Màu sắc: Chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi. Có thể còn một vài mắt hơi xanh nhưng trái dứa vàng đều thì độ ngọt càng cao. Tránh chọn những trái không đều màu, có những chấm nâu đậm hoặc vàng ngả sang màu đỏ bởi nó đã bị chín quá mức. Cũng không nên chọn trái dứa khi còn xanh vì phải đợi rất lâu sau nó mới chín.
Hình dáng: dứa có hình tròn bầu, ngắn quả sẽ có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài. Lớp vỏ: Vỏ của dứa khi chín quá sẽ bị nhăn. Còn những trái dứa ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng quá mềm, nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào
Mắt dứa: mắt dứa càng lớn, càng thưa sẽ càng tốt.
Mùi thơm: Ngửi phần cuống nếu thấy có mùi thơm thì nên chọn, tránh chọn mùi ít hoặc không mùi bởi nó chưa chín. Cũng không nên chọn những trái có mùi hơi chua theo kiểu lên men thì đó là những trái đã quá chín.
Phần ngọn dứa: màu càng tươi xanh chứng tỏ dứa càng tươi ngon. Còn nếu những trái dứa quá chín phần ngọn sẽ bị khô hoặc ngả sang màu nâu.
Cách chọn mua nấm rơm ngon
Chọn những cây nấm còn nguyên vẹn, không dập nát, có hương thơm đặc trưng của nấm, có hình tròn và vẫn còn búp.Không nên chọn các cây nấm có mũ đã nở to ra và có mùi hôi.Nấm rơm có màu đen thường có vị đậm đà hơn và thơm hơn loại nấm rơm có màu trắng.
Cách chế biến Chân giò kho dứa
1
Sơ chế nguyên liệu
1/4 trái dứa mua về rửa sơ, cắt thành miếng nhỏ. Lấy 1/3 số dứa đã cắt nhỏ cho vào túi vải bếp vắt lấy 50ml nước.
Nấm rơm cho vào ngâm trong nước muối khoảng 10 phút, rửa kĩ qua nhiều lần nước cho sạch, cắt bỏ gốc và chẻ làm đôi.
Chân giò mua về rửa sơ, chặt khoanh dày vừa ăn. Dùng dao lam cạo sạch phần lông trên bì giò.
2
Luộc sơ và ướp chân giò
Cho giò heo vào 1 nồi nước sôi trần sơ cùng vài lát gừng trong khoảng 5 phút, thấy giò heo săn lại và có váng bọt nổi lên thì tắt bếp, vớt giò ra rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Thấm khô bề mặt giò heo đã sơ chế, cho ra bát/ đĩa lớn. Cho vào cùng giò heo 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh đầu hành xắt nhỏ, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 gói gia vị thịt kho tàu Knorr và 50ml nước ép dứa. Trộn đều gia vị, sát đều lên mặt giò cho thấm.
Ướp giò heo trong 30 phút.
3
Kho chân giò
Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm 1/4 muỗng canh hành tím băm.
Khi hành đã thơm, cho dứa đã xắt miếng và nấm rơm vào xào nhanh tay.
Cho 1 muỗng canh dầu ăn cùng 1/4 muỗng canh hành tím băm vào 1 nồi kho. Phi thơm hành, sắp chân giò đã ướp thấm gia vị vào, đổ cả phần nước gia vị ướp giò vào nồi, thêm 250ml nước dừa. Đun lửa nhỏ liu riu đến khi nước rút bớt và hơi sệt lại.
Khi nước kho đã sánh, cho phần dứa và nấm rơm xào vào nồi nấu trong 10 phút với lửa sôi lớn.
Cối cùng, nêm thêm hành lá cắt khúc và vài lát ớt tươi.
4
Thành phẩm
Những ngày đông lạnh này, nếu có một nồi thịt kho nóng hổi và cơm trắng bốc khói nghi ngút thì còn gì bằng nhỉ.
Từng khoanh chân giò đều màu, thấm gia vị thơm nức. Phần bì giò nâu sậm, trong nhẹ có hương vị đậm đà vừa dai vừa giòn.
Chén cơm trắng toả khói chan cùng nước kho thịt sánh mịn, có vị chua chua ngọt ngọt của dứa, mùi thơm thanh nhẹ của nấm và chút the the của ớt tươi.
Đây là một món ăn đơn giản mà và vô cùng đưa cơm, phù hợp với bữa cơm gia đình của mọi nhà!
Củ hũ dừa kho nấm
Củ hũ dừa là loại thức ăn nhiều chất xơ và rất giàu chất dinh dưỡng, khi đem kho với nấm rơm, đậu bắp, đậu hũ thì sẽ tạo ra một món ăn đậm đà và đặc sắc, sẽ rất bắt cơm đấy!
NGUYÊN LIỆU
Củ hũ dừa: 200g
Nấm rơm búp: 100g
Đậu hũ chiên: 100g
Nước dừa: 1/2 chén
Đậu bắp: 100g
Ớt hiểm đập dập: 2 trái
Poa-ro băm, sả băm, ngò rí
Đường, tiêu, dầu ăn
Hạt nêm
Nước tương
SƠ CHẾ
- Củ hũ dừa cắt miếng chữ nhật dày 1cm kích thước 4cmx2,5cm.
- Đậu bắp cắt khúc như củ hũ dừa.
- Nấm rơm rửa sạch, cắt hình chữ thập ở đầu nấm.
- Ngò rí cắt khúc, ớt hiểm đập dập.
THỰC HIỆN
- Phi thơm sả băm và poa-ro, cho lần lượt củ hũ dừa, nấm rơm vào xào. Cho thêm 2M Nước tương "Phú Sĩ", 1m hạt nêm Aji-ngon từ nấm hương và hạt sen, 1m đường, 1/2 chén nước dừa.
- Cho đậu hũ và ớt hiểm vào kho với lửa nhỏ khoảng 10 phút, rồi cho đậu bắp vào thêm khoảng 3 phút. Nấu đến khi nước hơi sánh thì tắt lửa.
CÁCH DÙNG
- Cho ra đĩa, trang trí với ngò, rắc thêm tiêu, dùng nóng với cơm.
MÁCH NHỎ
- Ngâm củ hũ dừa sau khi cắt vào nước có pha cốt chanh để củ hũ dừa không bị thâm đen.
- Cho đậu bắp vào sau cùng để đậu bắp vừa chin tới, không bị mềm và bể.
Cá nục xốt thơm Cá nục xốt thơm là món ăn không chỉ ngon vì cá nục là một trong những loại cá giàu dinh dưỡng, mát và lành tính. NGUYÊN LIỆU Cá nục chuối: 500g Thơm: 1/2 trái Hành lá: 3 cây Ngò rí: 3 cây Hành tím băm, ớt băm Muối, tiêu, đường, dầu ăn, bột năng Gia vị nêm sẵn Bột tẩm khô chiên...