2 bí mật để “nạp” kiến thức hiệu quả từ thiên tài Albert Einstein và Richard Feynman
Nếu bạn đang muốn làm chủ mọi thứ một cách nhanh chóng, cách học tập hiệu quả từ hai trong số các nhà vật lý có ảnh hưởng nhất thế giới có thể giúp bạn.
Cuộc hành trình cuộc sống vận hành liên tục và không bao giờ dừng lại, cho đến tận khi chúng ta không còn nữa. Ở đó, chúng ta không ngừng thu nạp thêm những điều mới mẻ, sử dụng niềm tin, nguyên tắc và những hệ thống – một cách có ý thức và vô thức để cải thiện cuộc sống của mình.
Học có chủ ý sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình này, và kiểm soát tốt hơn cuộc sống của mình. Xa hơn, nó cho bạn nhiều cơ hội hơn, nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong công việc và cuộc sống. Nỗ lực và sự cống hiến của bạn cho việc học cũng có thể nâng tầm trí thông minh của bạn.
Nếu bạn đang muốn làm chủ mọi thứ một cách nhanh chóng, bạn có thể học hỏi từ Albert Einstein và Richard Feynman – hai trong số các nhà vật lý có ảnh hưởng nhất thế giới.
Albert Einstein: Học cách tận hưởng quá trình học tập
Những khám phá của Einstein đã cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Theo Einstein, việc nâng cao năng lực trí tuệ nên được thấy là vui vẻ và thú vị – những người học vui là những người học nhanh.
Năm 1915, sau khi hoàn thành kiệt tác đã đưa tên mình vào vinh quang lịch sự, lý thuyết về thuyết tương đối, ông đã viết một bức thư cho con trai 11 tuổi của mình (Hans Albert), đang học piano với nội dung:
“Cha vui vì con tìm thấy niềm vui với piano. Đối với cha, điều này là những mưu cầu tốt nhất, thậm chí còn tốt hơn cả trường học. Bởi vì những thứ này rất hợp với một đứa trẻ như con. Những phím đàn piano làm con vui, dù giáo viên không bắt buộc điều đó. Làm điều gì đó với sự thích thú đến quên mất thời gian và không gian là cách nhanh nhất để học và thu nạp kiến thức. Thỉnh thoảng cha cũng bị cuốn vào công việc mà quên cả bữa trưa đấy…”
Ý tưởng tận hưởng và thưởng thức những gì bạn đang học có thể hơi khó nắm bắt, nhất là khi bạn đang bắt đầu tiếp xúc với một lính vực mới khó nhằn. Vậy thì hãy bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao tôi học cái này?” vào bất cứ lúc nào cảm thấy khó khăn.
Nếu bạn phải học như một yêu cầu bắt buộc để thăng tiến trong sự nghiệp, hãy học cách làm cho quá trình đó trở nên thú vị. Ví dụ như bạn học cách coding, hãy sử dụng quy trình và bài học để viết về một thứ gì đó khiến bạn quan tâm.
Bạn cũng có thể kết nối hành động của mình với tiến trình – theo dõi và định hình nó. Tiến trình tự nó là bổ ích. Bạn cũng có thể tạo một môi trường mà ở đó bạn thực hiện công việc một cách hoàn toàn chìm đắm, tập trung năng lượng cũng như sự thích thú.
Trong dòng chảy của sự tập trung đó, bạn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn những gì mình học được, đồng thời tận hưởng và làm chủ nó nhanh hơn. Einstein có thể đã thay đổi nhận thức của chúng ta về vũ trụ nhưng hãy nhớ rằng ông đã làm điều đó bằng cách tận hưởng công việc của mình và tìm kiếm dòng chảy trong quá trình này. Vì vậy, lần tới khi bạn chọn học bất cứ điều gì, hãy tìm một cách thú vị để học nó.
Richard Feynman: Truyền kiến thức cho người khác
Video đang HOT
Nhà vật lý lý thuyết Richard Feynman.
Được biết đến với cái tên Người giải thích vĩ đại, Richard Feynman được tôn sùng vì khả năng giải thích các chủ đề phức tạp và dày đặc như vật lý lượng tử cho hầu như bất kỳ ai theo những cách đơn giản và trực quan. Ông đã giành giải thưởng Nobel cho công trình của mình trong cơ học lượng tử.
Richard Feynman luôn muốn biết nhiều hơn, học nhiều hơn. Ông từng nói, “Tôi sinh ra chẳng biết gì và có quá ít thời gian để có thể thay đổi đây một chút, kia một chút”.
Cách tiếp cận của ông để tăng tốc học tập (Kỹ thuật Feynman) là giải thích hoặc dạy những gì bạn học cho người khác để có thể giúp bạn học kỹ hơn và không luôn lưu trữ những điều đó. “Ông không thích kỹ năng nào hơn cái nào, từ việc tự học cách chơi trống, massage, kể chuyện, tán tỉnh trong quán bar… ông coi tất cả những việc này là thủ công và có thể học tập được”.
Theo Feynman, dấu ấn thực sự của thiên tài là khả năng giải thích mọi thứ một cách đơn giản – thậm chí thực tế và đơn giản đến mức một đứa trẻ 8 tuổi cũng có thể hiểu được. Điều này cũng từng được Einstein đồng ý, “nếu bạn không thể giải thích một điều đơn giản thì tức là bạn chưa hiểu rõ về nó”.
Theo nghiên cứu, chúng ta sẽ giữ lại được nhiều kiến thức hơn khi giải thích hay giảng giải lại cho những người khác về những gì ta học được. Khi bạn chia sẻ, bạn nhớ tốt hơn. Nó thách thức sự hiểu biết của bạn và buộc bạn phải suy nghĩ tốt hơn.
Vì vậy, nếu không có gì khác, hãy dạy người khác vì lợi ích của riêng bạn. Dù bạn chọn học gì, bạn có thể dạy người khác bằng cách bắt đầu một blog, một podcast hoặc một kênh video. Bạn sẽ gặt hái những lợi ích trong tiến trình học tập của riêng bạn.
Bạn có thể không phải là nhà khoa học nhưng cách tiếp cận học tập của Feynman vô cùng hữu ích và có thể áp dụng trong bất cứ điều gì chúng ta muốn học. Dạy người khác những gì bạn học là một trong những cách nhanh nhất để tiếp thu và lưu giữ kiến thức. Bài kiểm tra cuối cùng về kiến thức của bạn là khả năng chuyển đổi nó sang cho người khác tiếp nhận.
Tổng kết lại, nếu bạn muốn thành thạo ngay cả những kỹ năng, ý tưởng và chủ đề đơn giản nhất, hãy học cách tận hưởng quá trình học tập và trong khi bạn vui vẻ, hãy dành thời gian để dạy cho người khác những gì bạn biết.
Hoàng Lan
Thử thách IQ với 5 câu đố khó nhằn
Những câu đố IQ gia tăng mức độ khó, thách đố trí thông minh, khả năng tính toán của bạn. Hãy tham gia trả lời câu hỏi, và kiểm tra xem mình có thể trả lời được bao nhiêu câu.
Ảnh: All-free-download
Câu đố IQ số 1. Trong chuỗi những số sau, một số còn thiếu, bạn hãy tìm quy luật và số phù hợp với các số còn lại.
A. 90
B. 56
C. 34
D. 104
Câu đố IQ số 2. Suy luận để tìm ra con số còn thiếu dưới đây.
A. 5
B. 3
C. 7
D. 9
Câu đố IQ số 3. Tìm mối liên hệ giữa các số dưới đây, và tìm số điền vào dấu hỏi chấm.
A. 3
B. 5
C. 1
D. 7
Câu đố IQ số 4. Câu đố thách thức khả năng suy luận của bạn, bạn có tìm được con số còn thiếu?
A. 12
B. 19
C. 21
D. 23
Câu đố IQ số 5. Trong thời gian nhanh nhất, hãy tìm được con số còn thiếu phù hợp với quy luật của các số còn lại.
A. 22
B. 26
C. 32
D. 36
Đáp án câu đố IQ
Đáp án câu đố 1. Trả lời: 90. Khi bạn di chuyển xuống, các số là bội số của 12, trừ 1, cho bước đầu tiên, trừ thêm 2 cho lần thứ hai, trừ 3 cho lần thứ ba, thêm 4 cho lần tiếp theo, v.v.
Đáp án câu đố 2. Trả lời: 9. Đọc từng hàng ngang dưới dạng một số có 4 chữ số, cộng hai hàng trên cùng lại để đưa ra kết quả ở hàng thứ ba và trừ số hàng đầu tiên từ hàng thứ hai để đưa ra kết quả ở hàng thứ tư.
Đáp án câu đố 3. Trả lời: 3. Trong mỗi hàng, tổng các chữ số là 10.
Đáp án câu đố 4. Trả lời: 21. Mỗi số đại diện cho giá trị số thứ tự của các nguyên âm trong bảng chữ cái.
Đáp án câu đố 5. Trả lời: 26. Di chuyển theo chiều kim đồng hồ quanh chuỗi, giá trị tăng 4, 3, 2, sau đó lặp lại quy luật này.
KIỀU LINH (T.H)
Phân biệt trẻ hướng nội và trẻ nhút nhát Trẻ nhút nhát sợ phải trò chuyện, lo lắng bị đánh giá, còn trẻ hướng nội thích ở một mình để khám phá thế giới và không sợ trò chuyện với mọi người. Trẻ hướng nội khác với trẻ nhút nhát, dù nhìn bề ngoài có thể cư xử giống nhau. Để phân biệt, phụ huynh nên dựa vào thái độ của các...