19/4, giao lưu trực tuyến về lựa chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế
Phối hợp với Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring Hà Nội, báo điện tử Dân trí tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “Tại sao lựa chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu” vào lúc 14 giờ ngày mai 19/4.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội, trong những năm qua, nhiều trường phổ thông tại Việt Nam, kể cả công lập và ngoài công lập, đã nỗ lực tìm hiểu nhiều phương pháp để triển khai giảng dạy các chương trình tiếng Anh tăng cường và một số môn quốc tế cho học sinh.
Nhưng, vấn đề khiến nhiều phụ huynh quan tâm là giữa hàng loạt trường và chương trình song ngữ, quốc tế hiện nay, lựa chọn nào là hợp lí và đảm bảo tương lai phát triển của học sinh? Thông tin trên báo đài về những trường và chương trình đào tạo song ngữ, quốc tế nhưng thực tế không được cả nước bạn lẫn Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận đã khiến các vị phụ huynh thêm lo âu và lúng túng khi muốn lựa chọn một ngôi trường tốt cho con em mình.
Từ thực tế trên, buổi giao lưu trực tuyến “Tại sao lựa chọn chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế được công nhận toàn cầu” trên báo điện tử Dân trí ngày mai 19/4 được tổ chức nhằm cung cấp thông tin, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc giúp các em học sinh và các bậc phụ huynh có những lựa chọn tốt nhất.
Tham gia buổi giao lưu trực tuyến có các khách mời:
PGS. TS Nguyễn Thị Tĩnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội (Nguyên phụ trách đào tạo dự án đào tạo giáo viên THCS – Bộ GD-ĐT)
Thạc sĩ Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Hội đồng Điều hành Hệ thống Trường – Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring
Ông David Robert Rik – Giám đốc Chương trình Quốc tế Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring
Video đang HOT
NGƯT Đặng Đình Đại – Phó Giám đốc Đào tạo Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring (nguyên hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội)
Thạc sĩ Kinh tế Ngô Quang Vịnh – chuyên gia kinh tế kiêm cố vấn cải cách Thể chế – Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, USAID/VNCI (nguyên Phó Trưởng khoa Tiếng Anh – Đại học Ngoại thương Hà Nội), phụ huynh trường Wellspring.
Xin cung cấp một số thông tin về đơn vị tham gia buổi tư vấn để độc giả có thể đặt câu hỏi trước buổi giao lưu.
Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp WellSpring (Wellspring International Bilingual Schools)
Wellspring là trường Song ngữ đầu tiên tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại được công nhận là trường chuẩn Cambridge (VN229) cho cả 3 cấp học, trực tiếp bởi Hội đồng Khảo thí Chương trình Phổ thông Quốc tế Đại học Cambridge – Cambridge International Examination (CIE), Anh quốc.
CIE là nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới các chương trình học và văn bằng quốc tế cho lứa tuổi 5-19. Các kì thi của CIE được diễn ra trên 127 quốc gia toàn cầu (có hơn 450.000 thí sinh đăng ký trong một năm). Bằng cấp các chương trình phổ thông của CIE được công nhận trên toàn cầu, trong đó hơn 400 trường ĐH hàng đầu như Cambridge, Oxforf, Havard, Yale, MIT… CIE thẩm định và giám sát khắt khe với những trường có mong muốn trở thành trường được công nhận là trường chuẩn Cambridge (A Cambridge International School). Thông tin chi tiết về CIE, xin tham khảo thêm tại www.cie.org
Là một trường chuẩn Cambridge, Wellspring cũng là một trong những ngôi trường phổ thông hiện đại, quy mô bậc nhất tại Việt Nam với tổng diện tích 8ha cho 3 cấp học, được đầu tư bài bản các hạng mục như thư viện, bể bơi trong nhà, sân bóng đá cỏ nhân tạo tiêu chuẩn FIFA, khu nội trú tiêu chuẩn trường học Anh quốc… Chương trình đào tạo của Wellspring là sự tích hợp khoa học của Chương trình Chuẩn Kiến thức và Kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Chương trình Quốc tế bổ trợ theo chuẩn Cambridge CIE, Chương trình Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo chuẩn Cambridge ESOL và các chương trình nhằm giúp học sinh Wellspring phát triển toàn diện như Kỹ năng sống, Thể thao – Nghệ thuật, các hoạt động ngoại khóa thú vị.
Wellspring cung cấp các chương trình đào tạo như sau: Tiểu học Song ngữ, THCS Song ngữ, THPT Song ngữ và THPT Quốc tế chuẩn Cambridge (IGCSE). Sau khi kết thúc THPT, học sinh Wellspring có rất nhiều lựa chọn cho bậc học tiếp theo: tiếp tục theo học Dự bị ĐH Quốc tế 1 năm ngay tại Wellspring, chuyển tiếp du học Đại học hoặc thi vào các trường Đại học trong nước và quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.
Học sinh Wellspring sẽ được tham gia các kì thi toàn cầu lấy bằng quốc tế ngay tại Wellspring, do chính Hội đồng khảo thí Chương trình Quốc tế Đại học Cambridge UK ủy quyền. Các chứng chỉ và bằng cấp của học sinh Wellspring được công nhận tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Điều này giúp học sinh Wellspring có sự lựa chọn đa dạng và linh hoạt tại tất cả các bậc học từ tiểu học đến Đại học.
Thông tin chi tiết về Wellspring có thể tham khảo tại www.wellspring.edu.vnhoặc gọi đến (04) 3766 3838.
Theo dân trí
Giáo viên còn thiếu kỹ năng sống
Việc lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học là cần thiết nhưng nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục e ngại sẽ khó đạt hiệu quả khi mà chính giáo viên - những người sẽ dạy kĩ năng sống cho học sinh - cũng thiếu kỹ năng sống.
Sáng 30/3, UBND và Phòng GD-ĐT Q. Phú Nhuận (TPHCM) tổ chức Hội thảo khoa học "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Thực trạng và giải pháp" với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học ở TPHCM .
Học chữ "át" học... làm người
Ông Trịnh Xuân Thiều, Phó Bí thư thường trực quận ủy Q. Phú Nhuận cho hay trước tình trạng trẻ không kính già, trò không kính thầy, nạn bạo lực học đường gia tăng... thì việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống (KNS) vào các môn học, ngoài lý thuyết cần cho HS những trải nghiệm thực tế. Vì KNS chỉ hình thành khi các em được làm chứ không phải được nghe nói.
HS Trường THPT Hùng Vương (TPHCM) trong buổi tư vấn về sức khỏe giới tính.
Ông Thiều nêu cản trở: "Chương trình học hiện nay quá nặng. Muốn thực hiện được điều này cần giảm tải chương trình, giảm những bài học không cần thiết để GV và HS có thời gian dành cho việc học, rèn luyện KNS".
Đồng tình với ý kiến này, GS. TS Thái Duy Tuyên, cho hay việc đưa GD KNS là việc cần phải làm ngay. Nhưng do chương trình học đã rất nặng nề, không thể đưa KNS như một môn học mới nên cần lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác. Theo ông, đây là vấn đề khó, đòi hỏi sự gia công của các chuyên gia có trình độ và cụ thể đòi hỏi người thầy giáo phải giỏi.
Muốn con tốt, trò tốt thì phụ huynh, GV phải tốt. Người lớn phải có KNS thì mới hình thành được KNS ở trẻ. Để GDKNS cho HS, trước hết thầy cô phải mẫu mực, nghiêm túc, có những cách ứng xử phù hợp. - Ông Trịnh Xuân Thiều, Phó Bí thư thường trực quận ủy Q. Phú Nhuận, TPHCM
Trong khi đó, ThS Phan Tấn Chí, Phó Trưởng khoa Quản lý, trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM thẳng thắn cho rằng, phần lớn GV không mặn mà khi lồng ghép thêm nội dung giáo dục trong khi lượng kiến thức yêu cầu họ truyền thụ không thay đổi. Nhiều người chỉ thực hiện lồng ghép GD KNS mang tính đối phó khi thao giảng học có dự giờ."Chương trình học hiện nay đã giảm tải nhưng vẫn nặng nề về chữ nghĩa, thi cử. Thế nên dù biết tầm quan trọng và sự cần thiết của GD KNS nhưng tiên hàng đầu của các trường vẫn là học văn hóa, là kết quả thi cuối cấp chứ chưa phải là HS được trang bị nhiều KNS hay không. Lẽ ra học gì thi nấy thì lâu nay cũng ta vẫn thi gì thì dạy nấy", ThS Phan Tấn Chí bày tỏ.
GV cũng thiếu KNS
Với chủ trương lồng ghép GD KNS vào từng môn học thì GV chính là những người trực tiếp truyền đạt KNS cho HS. Điều này làm không ít người băn khoăn khi cho rằng chính GV cũng đang thiếu KNS thì lấy đâu cơ sở để giáo dục HS hình thành được các kĩ năng trong cuộc sống.
ThS Phan Tấn Chí phân tích, GV muốn dạy và rèn luyện cho HS kĩ năng thì họ phải là người rất thuần thục các kĩ năng mà họ sẽ dạy nhưng chính bản thân họ cũng thiếu hụt các kĩ năng này thì việc giảng dạy cho HS là điều không thể. Chương trình đào tạo GV nặng về khoa học cơ bản hơn là khoa học sư phạm. Kĩ năng sinh viên được rèn luyện chủ yếu là ki năng học tập, còn KNS không được rèn đủ để có thể truyền đạt lại cho người khác.
Ông Chí đưa ra ví dụ, trong chương trình giáo dục đổi mới có nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, phản biện... nhưng rào cản là chính GV không thành thạo các kĩ năng đó nên không thể truyền đạt lại cho HS. Còn chương trình bồi dưỡng lại quá sơ sài, không hiệu quả khi mà bản thân GV cũng chưa chắc đã muốn làm vì công việc của họ đã "ngập đầu".
"Nhiều nơi dạy KNS mà chẳng khác nào bài học đạo đức. Người không biết mà dạy KNS còn nguy hiểm hơn là không dạy", ông này nhấn mạnh.
Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, GĐ Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM bày tỏ thực tế hiện nay chính GV cũng thiếu kỹ năng sư phạm. Đâu đó vẫn có những GV dùng những lời lẽ mạt sát làm ảnh hưởng đến tâm lý HS. Một trong những áp lực đó chính là do đời sống GV quá khó khăn, trong khi trường học phải "gánh" rất nhiều việc như tệ tạn ma túy, an toàn giao thông...
Hoài Nam
Theo dân trí
HS thừa nhận: "Học nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu" Trong buổi đối thoại với lãnh đạo sở GD-ĐT TPHCM vào ngày 28/3, phần lớn trong số 60 ý kiến của học sinh đều trăn trở đến chương trình học. Thậm chí các bạn cho rằng chương trình nặng, học nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu. Hơn 150 học sinh (HS) đến từ các trường THPT trên toàn thành phố đã có dịp...