19 cuốn sách Barack Obama khuyên đọc
Ngày 28/12, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chia sẻ 19 cuốn sách yêu thích của ông trong năm 2019 và khuyên mọi người nên tìm đọc.
Cựu Tổng thống Mỹ viết: “Cuộc sống hiện đại có nhiều thứ khiến chúng ta bận rộn như gia đình, công việc, các hoạt động xã hội… Những cuốn sách và các tác phẩm nghệ thuật có thể giúp chúng ta sống chậm lại, có thêm trải nghiệm trong cuộc sống”.
Ông khẳng định, những cuốn sách này giúp cuộc sống của ông trong năm 2019 “tươi sáng hơn” và hy vọng mọi người tìm đọc, yêu thích chúng.
Cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: Shutterstock
1. “The Age of Surveillance Capitalism: The Fight for a Human Future at the New Frontier of Power” của Shoshana Zuboff.
2. “The Anarchy: The Relentless Rise of the East India Company” của William Dalrymple.
3. “Furious Hours: Murder, Fraud, and the Last Trial of Harper Lee” của Casey Cep.
4. “Girl, Woman, Other” của Bernardine Evaristo.
5. “The Heartbeat of Wounded Knee: Native America from 1890 to the Present” của David Treuer.
6. “How to Do Nothing: Resisting the Attention Economy” của Jenny Odell.
7. “ Lost Children Archive” của Valeria Luiselli.
Video đang HOT
8. “Lot: Stories” của Bryan Washington.
9. “Normal People” của Sally Rooney.
10. “The Orphan Master’s Son” của Adam Johnson.
11. “The Yellow House” của Sarah M. Broom.
12. “Say Nothing: A True Story of Murder and Memory in Northern Ireland” của Patrick Radden Keefe.
13. “Solitary” của Albert Woodfox.
14. “The Topeka School” của Ben Lerner.
15. “Trick Mirror: Reflections on Self-Delusion” của Jia Tolentino.
16. “Trust Exercise” của Susan Choi.
17. “We Live in Water: Stories” của Jess Walter.
18. “A Different Way to Win: Dan Rooney’s Story from the Super Bowl to the Rooney Rule” của Jim Rooney.
19. “The Sixth Man” của Andre Iguodala.
19 quyển sách thuộc nhiều thể loại gồm hư cấu, viễn tưởng, lịch sử, thể thao và một số tiểu thuyết văn học. Việc chia sẻ những cuốn sách hay vào dịp cuối năm đã trở thành hoạt động thường niên của cựu Tổng thống Obama. Ngoài sách, ông cũng chia sẻ những bộ phim và bài hát hay trong năm 2019.
Bài viết của cựu Tổng thống trên mạng xã hội Twitter nhận được hơn 10.000 lượt bình luận và 44.000 lượt chia sẻ.
Thanh Hằng
Theo CNN/VNE
Học sinh 17 tuổi được 25 đại học danh tiếng ở Mỹ mời học
RuQuan Brown - đội trưởng tuyển bóng bầu dục ở một trường trung học, nhà vận động chống bạo lực súng đạn ở Washington D.C - được 25 trường đại học danh tiếng ở Mỹ mời vào học.
Brown là đội trưởng đội tuyển bóng bầu dục Trường trung học Theodore Roosevelt - Ảnh: CNN
Cậu học trò 17 tuổi này nhận được cả đề nghị cấp học bổng toàn phần từ nhiều trường thuộc nhóm Ivy như Harvard, Yale, Princeton.
CNN mô tả Brown là một học sinh đa tài với thành tích học tập, tài năng chơi bóng cùng nhiệt huyết theo đuổi những hoạt động xã hội ý nghĩa.
Nhiều trường đại học rất muốn có Brown trong đội bóng của mình. Vốn đam mê bóng bầu dục từ nhỏ, nhưng do Trường trung học Benjamin Banneker đang theo học chưa có đội, Brown phải "lặn lội" sang chơi ở Trường trung học Theodore Roosevelt (Los Angeles, California).
Với tài năng và tố chất thủ lĩnh, Brown nhanh chóng trở thành người không thể thiếu của đội bóng và được tin tưởng giao tấm băng đội trưởng.
Năm 2017, Brown dẫn dắt đội giành chức vô địch trong giải đấu giữa các trường trung học thuộc thành phố Los Angeles, gây chú ý cho nhiều trường đại học.
Theo hiệu trưởng Trường trung học Benjamin Banneker, Brown là học sinh toàn diện - Ảnh: CNN
Về thành tích học tập, điểm trung bình của Brown đạt 3.9/4.0, đứng đầu Trường trung học Benjamin Banneker - một trong những trường hàng đầu tại Washington D.C.
Brown cũng được bầu làm chủ tịch hội học sinh trường. Bà Anita Berger - hiệu trưởng Trường Benjamin Banneker - cho biết Brown là học sinh toàn vẹn cả trong và ngoài lớp học với một khao khát mãnh liệt đóng góp cho cộng đồng.
Trước đây, Brown từng bị ám ảnh khi cha dượng và một người bạn thân trong đội bóng bầu dục liên tiếp mất đi vì bạo lực súng đạn.
"Cha dượng đã dạy tôi chơi bóng, dạy tôi những bài học trong cuộc sống như lòng tự trọng, trách nhiệm với gia đình và tập thể. Ông thật sự là hình mẫu lý tưởng, là người hùng trong tôi nên khi ông mất, tôi có phần suy sụp" - Brown nói.
Vượt lên nỗi đau, đầu năm 2019, Brown thành lập công ty Love1 với mục tiêu nâng cao nhận thức nhằm chấm dứt nạn bạo lực súng đạn. Số "1" trong tên công ty Brown dành tri ân cho số áo của người bạn thân đã khuất.
Một sản phẩm của dự án nghệ thuật One Gun Gone - Ảnh: CARONLINE PATRICKIS
Ra đời vào đúng ngày mất của cha dượng, Love1 kinh doanh quần áo bảo vệ súng đạn. Ngoài những dự án riêng, Love1 dành 20% doanh thu quyên góp cho One Gun Gone - một dự án chống bạo lực súng đạn ở Rhode Island (Mỹ).
One Gun Gone chuyên mua lại các loại súng và biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật thay vì vũ khí. Scott Lapham - giám đốc dự án - nhận xét, Brown đã biến đau thương thành những hoạt động tích cực cho xã hội.
Chia sẻ về tương lai, Brown cho biết dù lựa chọn theo học trường đại học nào đi nữa, mình vẫn giữ giấc mơ tiếp tục chống lại bạo lực súng đạn.
"Dù cho có loại được bao nhiêu súng đạn đi nữa, chúng ta vẫn có nguy cơ thiệt mạng vì bạo lực - Brown nói - Con người giết nhau không phải vì súng đạn tồn tại, mà là do họ đang thiếu tình yêu thương trong tim mình, trong gia đình và xã hội".
Theo tuoitre
Lâm Đồng tuyên dương nhiều học sinh xuất sắc và nhà giáo trẻ tiêu biểu Lễ tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các thầy cô giáo trẻ cùng các em học sinh tiếp tục học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội. Nhân kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10), sáng 12/10, tại thành phố Đà Lạt, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ tuyên...