1.800 cán bộ, giáo viên Đồng Tháp tập huấn triển khai chương trình mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một trong những nội dung trọng tâm và được xem là nhiệm vụ cấp thiết của giáo dục Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
Ông Nguyễn Minh Tâm Phó Giám đốc Sở phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lớp 1, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Thông tư sô 32/2018/TT-BGDĐT ngay 26/12/2018 của Bô trương Bô GD&ĐT về ban hanh Chương trinh giao duc phô thông mơi, Sở GD&ĐT tổ chức Tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên toàn tỉnh.
Lớp tập huấn diễn ra trong hai ngày: 19 và 20/10/2019 tại hội trường Sở GD&ĐT với tổng số tham dự gồm hơn 1800 đại biểu là lãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên lớp 1 đang trực tiếp giảng dạy và những giáo viên dự kiến giảng dạy lớp 1 trong thời gian tới cùng nhiều giáo viên đang giảng dạy các khối lớp khác.
Được tổ chức với hai hình thức trực tiếp, trực tuyến trong cùng thời gian, lớp tập huấn trực tuyến được kết nối tới 12 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh Đồng Tháp.
Hội nghị tập huấn tập trung thực hiện nội dung: “Dạy học môn Tiếng Việt, Toán theo định hướng tiếp cận và phát triển năng lực và hoạt động trải nghiệm”. Thông qua sự chia sẻ, hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ Hoàng Mai Lê, Thạc sĩ Trần Ngọc Khánh và Tiến sĩ Xuân Thị Nguyệt Hà, lãnh đạo phòng giáo dục, lãnh đạo các nhà trường và thầy cô Đồng Tháp nâng cao được năng lực quản lý, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên thấu hiểu, tự tin và bổ sung được rất nhiều kỹ năng cần thiết, sáng tạo hơn trong quá trình dạy và học.
Toàn cảnh lớp tập huấn.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp chủ trì lớp tập huấn, chia sẻ trong phát biểu khai mạc: Tất cả các cán bộ quản lý, thầy cô cần tập trung trao đổi mạnh dạn, thẳng thắn, đầy trách nhiệm để hiểu rõ tường tận, thông suốt những vấn đề liên quan để chiếm lĩnh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ông yêu cầu lãnh đạo phòng GD&ĐT quan tâm nhiều hơn nữa và hãy xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kế hoạch của đơn vị; cần tăng cường công tác tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, phụ huynh và cả cộng đồng về việc triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018. Lãnh đạo các đơn vị cần tạo điều kiện tốt nhất để tất cả thầy cô được tham gia tập huấn, tham gia tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ việc tiếp cận, thực hiện chương trình một cách đầy đủ và đạt kết quả tốt nhất.
Việc rà soát, bố trí và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho lớp 1 được học 2 buổi/ngày là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng cần lập kế hoạch một cách cụ thể, để tranh thủ các nguồn lực tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường đáp ứng mục tiêu mà ngành đề ra trong thời gian tới. Việc tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên nắm bắt kịp thời, hiểu rõ nội dung chương trình GDPT là điều kiện tiên quyết để nhà trường đạt kết quả cao nhất mà Nghị quyết nhà trường đã đề ra. “Hãy dành tất cả tình cảm, sự may mắn tốt đẹp nhất cho các em học sinh lớp 1 năm học 2020 – 2021″ – ông Nguyễn Minh Tâm mong muốn.
Video đang HOT
Tô Ngọc Sơn
Theo giaoducthoidai
Giáo viên dạy lớp Một, nỗi vất vả khó nói thành lời
"Dành quá nhiều thời gian để dạy dỗ cũng chỉ với mỗi mong muốn duy nhất cuối năm em nào cũng biết đọc biết viết là quá vui mừng rồi".
Giáo viên tiểu học khá vất vả so với những bậc học khác nhưng giáo viên dạy lớp Một thì sự khó khăn, cực nhọc lại gấp đến chục lần.
Một tiết học ở lớp 1 tại thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận (Ảnh tác giả)
Các cô không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng mà liên tục phải dỗ dành, phải chăm chút cho các em từng miếng ăn, giấc ngủ (ở trường bán trú) chẳng khác gì sự chăm bẵm những đứa con thơ của các bà mẹ.
Mỗi giờ ra chơi giáo viên lớp Một thường ngồi kèm cho học sinh yếu thế này (Ảnh tác giả)
Không có tình yêu thương thật sự sẽ chẳng bao giờ các cô có thể dạy được như thế.
Mọi việc đều đến tay cô
Giáo viên lớp Một thường phải đến trường trước nhiều đồng nghiệp từ 15-30 phút mỗi ngày để quét dọn vệ sinh lớp học chuẩn bị cho một buổi học mới.
Những ngày đầu năm học, các cô phải hướng dẫn học sinh từ cách đi vệ sinh, cách làm vệ sinh cá nhân sao đúng cách, sao cho sạch.
Cực nhất là chuyện học sinh đi tè thậm chí đại tiện ngay trong lớp học vẫn là chuyện thường với những đứa trẻ đầu cấp.
Những lúc như thế, cô vừa xắn áo dài vừa lau chùi người cho các em, quét dọn phòng học để lớp ổn định học tập.
Cô liên tục phải vừa dạy, vừa dỗ. Không ít em tới trường nhưng suốt buổi học chỉ khóc và đòi về.
Dỗ học sinh yên lặng để học nhưng vẫn phải đảm bảo việc dạy học cho cả lớp, cho chính những học sinh ấy.
Cô mệt cũng chẳng dám nổi cáu, vì chỉ cần cô lớn tiếng nạt nộ chúng càng khóc lớn hơn.
Ở trường bán trú, vào bữa ăn cô phải bón cho những em lười ăn, những em chưa biết cầm đũa muỗm do gia đình không tự để các con tự xúc ăn.
Cô Vân, một giáo viên dạy lớp 1 tại thị xã La Gi cho biết: "Khổ nhất là các bé ăn và đánh đổ cơm canh ra lớp.
Giáo viên phải lau dọn thật kỹ để chiều vào học lớp không có mùi.
"Ôm" trò suốt buổi học
Có những hôm cho trò ăn xong, lau dọn phòng học là đến ngay giờ dạy buổi chiều mà cô chưa được nghỉ ngơi tí nào".
Một lớp học ít nhất cũng có vài em học trước quên sau, vừa học xong lại xem như mới.
Những học sinh này, các cô luôn phải kèm tuyệt đối trong các giờ học, đặc biệt là giờ ra chơi.
Không khó khăn gì khi đi lượn một vòng quanh các lớp Một hình ảnh bắt gặp nhiều nhất là cô ngồi giữa đám học trò chậm tiến vây quanh.
Hết cho các em đánh vần lại cầm tay bày từng nét chữ. Ngày nào cũng thế, cô trò chẳng rời nhau.
Giáo viên chúng tôi cứ nói vui rằng "ôm" học sinh suốt ngày thế mà cũng chẳng tiến bộ là bao.
Nhưng nếu không dạy kiểu thế, những học sinh này chắc chắn chẳng bao giờ có thể đọc, viết được.
Niềm vui như vỡ òa sau bao ngày, một em học sinh cá biệt nào đó đã biết đọc, biết viết bình thường như bao bạn bè khác.
Phải nói rằng, không có tình yêu thương thật sự học sinh sẽ chẳng bao giờ có được sự lo lắng, chăm chút cho các em tận tình đến thế.
Tôi nhớ mãi câu nói của một đồng nghiệp: "Dành quá nhiều thời gian để dạy dỗ cũng chỉ với mỗi mong muốn duy nhất cuối năm em nào cũng biết đọc biết viết là quá vui mừng rồi".
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Không kiểm tra xếp loại tiết dạy của giáo viên Sở GD&ĐT Đồng Tháp hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các phòng GD&ĐT, trường THPT, cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX), trường nuôi dạy trẻ khuyết tật năm học 2019 - 2020. Ảnh minh họa/internet Trong đó lưu ý tổ chức các đoàn kiếm tra gọn nhẹ, có trọng tâm, không dàn trải. Không kiếm tra xếp loại tiết...