18 tuổi đã có thể bị đột quỵ, khó phục hồi vì đến viện muộn do coi thường dấu hiệu này
Đột quỵ – bệnh lý vừa khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời không phải chỉ là mối đe dọa với những người lớn tuổi.
Số liệu thống kê gần đây cho thấy nguy cơ đột quỵ ở người trẻ đang tăng mạnh, trong khi chúng ta thường rất chủ quan về vấn đề sức khỏe và có một niềm tin hoang đường rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi.
Nam thanh niên bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội
Mới đây, thông tin nam thanh niên 28 tuổi ở Quảng Ninh bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội đã khiến nhiều người trẻ không khỏi bất ngờ, lo lắng. Bệnh lý mà chúng a “tưởng rằng” chỉ xảy ra ở người lớn tuổi đang ngày một cho thấy rõ sự nguy hiểm, mối đe dọa đối với cả những đối tượng “sức dài vai rộng” như thanh niên.
Trường hợp của ca bệnh nêu trên, các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết đơn vị này đã tiếp nhận nam bệnh nhân 28 tuổi được chuyển đến từ cơ sở y tế tuyến dưới.
Trước đó, sau khi đi làm về, bệnh nhân cảm thấy hơi đau đầu, vào giường nằm nghỉ. Cơn đau đầu ngày càng tăng, anh thiếp đi. Sau 2 giờ, mẹ bệnh nhân vào giường đánh thức con trai dậy nhưng không thấy phản xạ. Gia đình vội đưa con đi cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến (Giám đốc Trung tâm đột quỵ) chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ, hình ảnh chụp MRI phát hiện vỡ dị dạng mạch máu não. Nếu để lâu, bệnh nhân có nguy cơ phù não, tăng áp lực của sọ, dẫn tới hôn mê, tử vong. Bệnh nhân sau đó đã được các bác sĩ nút khối dị dạng mạch thành công, qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
Nam thanh niên 28 tuổi bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội. Ảnh: Vietnamnet
Trước đó cũng đã có không ít trường hợp người trẻ suýt mất mạng vì đột quỵ được cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên vẫn có nhiều bạn trẻ chưa hiểu đúng, hiểu rõ và coi thường những nguy cơ này. Mới chỉ cách đây ít ngày, một nữ giáo viên 34 tuổi đã tử vong do đột quỵ sau khi đột ngột bị chóng mặt, khó nói, tê bì nửa người. Mặc dù đã được người nhà nhanh chóng phát hiện tình trạng bệnh, đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh, sau đó chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai nhưng nữ giáo viên đã không qua khỏi.
Đáng nói khi đây chỉ là 2 trong số rất nhiều những trường hợp người trẻ đã phải đối diện với mối nguy hại từ căn bệnh đột quỵ. Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50. Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Những dấu hiệu nhỏ nhưng không thể xem thường
Chia sẻ với báo chí, PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chỉ sau 20 ngày đi vào hoạt động, đơn vị này đã tiếp nhận 750 ca bệnh đột quỵ. Trong số đó, 60 người có độ tuổi 18 – 44, chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Điều đáng tiếc cho những ca đột quỵ ở người trẻ là đến viện muộn. Kết quả, họ mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại những hệ lụy đáng tiếc.
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý. Các yếu tố không thể thay đổi ví dụ như về tuổi tác, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
Các yếu tố bệnh lý chẳng hạn nếu bạn có tiền sử bị đột quỵ thì sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, việc ngày càng nhiều người trẻ có lối sống thiếu lành mạnh, ít vận động (dẫn đến béo phì, tiểu đường), uống rượu, hút thuốc lá… tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đây là căn bệnh không chừa một ai vậy nên thay vì chủ quan, chúng ta hãy chủ động tìm hiểu và nâng cao kiến thức để nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ. Khi đột ngột thấy nói khó, lệch miệng, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn…, cần lập tức phải gọi cấp cứu đưa người bệnh đến các trung tâm y tế gần nhất có thể can thiệp điều trị đột quỵ não cấp tính để được điều trị kịp thời.
Người đàn ông 28 tuổi đột quỵ sau cơn đau đầu
Nam bệnh nhân cảm thấy đau đầu, vào giường nằm nghỉ, sau đó không có phản xạ khi người thân gọi dậy.
Các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết đơn vị này đã tiếp nhận nam bệnh nhân 28 tuổi bị đột quỵ chuyển đến từ cơ sở y tế tuyến dưới.
Trước đó, sau khi đi làm về, bệnh nhân cảm thấy hơi đau đầu, vào giường nằm nghỉ. Cơn đau đầu ngày càng tăng, anh thiếp đi. Sau 2 giờ, mẹ bệnh nhân vào giường đánh thức con trai dậy nhưng không thấy phản xạ. Gia đình vội đưa con đi cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ, hình ảnh chụp MRI phát hiện vỡ dị dạng mạch máu não. Ê-kíp bác sĩ nhận định tình trạng nguy cấp, nếu để lâu, bệnh nhân có nguy cơ phù não, tăng áp lực của sọ, dẫn tới hôn mê, tử vong.
Điều dưỡng của bệnh viện thăm khám cho nam thanh niên bị đột quỵ. Ảnh: BVCC.
Chàng trai này đã được các bác sĩ nút khối dị dạng mạch thành công, hiện qua cơn nguy kịch.
Theo bác sĩ Tuyến, nhiều nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi. Trong đó, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chảy máu não. Vỡ dị dạng mạch rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, có thể gây đột tử trước khi được đưa đến cơ sở y tế.
Dị dạng mạch máu não có thể bẩm sinh hoặc trải qua nhiều năm dị dạng mới hình thành. Hiện nay, chúng ta có 2 phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não.
Khi chảy máu não do vỡ dị dạng mạch, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức, chỉ sau vài giây. Dấu hiệu thường gặp là đột ngột đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, có thể rối loạn ý thức, tê, liệt nửa người tùy theo mức độ và vị trí chảy máu não. Tình trạng nặng, bệnh nhân có thể đột tử do phản xạ ngừng tim ngừng thở.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm. Trong đó, số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Theo bác sĩ Cường, những nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ tuổi bị đột quỵ não bao gồm bệnh lý dị dạng mạch máu não, hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, béo phì, lười vận động, đái tháo đường, tăng huyết áp, uống rượu bia,...
Từ các nguyên nhân trên, đột quỵ ở người trẻ có thể được đẩy lùi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh như tích cực thể dục thể thao, hạn chế dùng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thuốc lá, bia rượu... Đó là những điều mà thanh thiếu niên Việt Nam có thể dễ dàng thực hiện để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Trưởng bộ môn Thần kinh, ĐH Y Dược TP.HCM - BS Lê Văn Tuấn "mổ xẻ" bệnh đột quỵ của nghệ sĩ Chí Tài Bác sĩ Lê Văn Tuấn - Trưởng bộ môn Thần kinh, ĐH Y Dược TP.HCM, Phó trưởng khoa Nội - Thần kinh (BV Chợ Rẫy) "mổ xẻ" bệnh đột quỵ của nghệ sĩ Chí Tài, từ đó rút ra bài học chắc chắn bạn nên biết. Hình chụp nghệ sĩ Chí Tài trong video tập luyện ở cầu thang bộ (Nguồn: FBNV) Đột...