172 siêu thị tại Mỹ bắt đầu trang bị robot trợ giúp
Đó là trường hợp của robot có tên Marty dự kiến sẽ được trang bị cho chuỗi 172 siêu thị Giant Food Stores.
Nguyên mẫu robot Marty khá cao và có đôi mắt lớn dễ thương. Chúng sẽ lần lượt được “ tuyển dụng” vào các siêu thị Giant Food Stores với mục tiêu là làm việc 24/24 và “không hưởng lương”.
Robot Marty sẽ được “tuyển dụng” vào các siêu thị Giant Food Stores
Video đang HOT
Marty hỗ trợ khá nhiều cho khách hàng trong siêu thị, trong đó ưu tiên nhất là sự an toàn. Đây là một robot tự trị sử dụng công nghệ chụp ảnh để báo cáo về sự cố trên sàn, mảnh vỡ và các mối nguy tiềm ẩn khác để nhân viên nhanh chóng xử lý, đồng thời cũng đưa ra cảnh báo cho khách hàng lưu ý. Marty còn hỗ trợ quét các kệ hàng và báo cáo hết hàng,kiểm tra giá, tìm kiếm sự khác biệt giữa kệ và hệ thống quét của cửa hàng,…
Việc triển khai robot Marty là một phần trong kế hoạch của công ty mẹ của Giant, Akeep Delhaize USA, để triển khai khoảng 500 robot đến các cửa hàng như Giant, Martin’s và Stop & Shop.
Tự động hóa sẽ cho phép công nhân thực hiện các nhiệm vụ mới trong một số ngành như bán lẻ, nhưng điều đó sẽ không ngăn hàng triệu người cần tìm kiếm nghề nghiệp mới hoặc tự nâng cấp kỹ năng của họ trong những năm tới, vì những công việc đơn giản hiện nay đều do robot làm.
Báo cáo ước tính rằng có tới 800 triệu người có thể mất việc vào tay robot năm 2030. Trong đó các ngành như phục vụ thức ăn nhanh, lễ tân, thu thập và xử lý dữ liệu sẽ có thể bị thay thế hoàn toàn bởi robot.
Theo Washington Post
Robot chế tạo robot tại nhà máy trị giá 150 triệu USD ở Trung Quốc
Robot sẽ chế tạo robot tại một nhà máy mới ở Trung Quốc của tập đoàn kỹ thuật Thụy Sĩ ABB.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ABB).
ABB cho biết họ có kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo robot trị giá 150 triệu USD ở Thượng Hải trong một nỗ lực bảo vệ vị trí nhà sản xuất robot công nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc.
Nhà máy mới nằm gần trung tâm chế tạo robot ở Trung Quốc của ABB, sẽ hoạt động vào cuối năm 2020 và sản xuất robot cho thị trường Trung Quốc cũng như xuất khẩu sang các thị trường khác ở châu Á. Trung Quốc hiện là thị trường số 2 của ABB sau Mỹ.
Với việc mở rộng sản xuất này, ABB sẽ gia cố doanh số robot của hãng ở Trung Quốc bất chấp những lo ngại về căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ có thể gây khó khăn cho nguồn cung ứng linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô và các mặt hàng khác phục vụ yêu cầu tự động hóa sản xuất và robot.
Nhà máy mới rộng 0,7ha của ABB sẽ sử dụng phần mềm để cho phép mọi người và robot hoạt động an toàn ở gần nhau.
Trung Quốc đang mở rộng lực lượng lao động robot của mình, do tiền lương cho công nhân tăng lên và nước này tìm cách cạnh tranh với các nước có chi phí thấp hơn thông qua tự động hóa lớn hơn. Theo ABB, trong năm 2017, một trong ba robot được bán ra trên thế giới đến Trung Quốc, với số lượng gần 138.000 chiếc.
Theo Báo Mới
Trung Quốc có nhà kho robot 'khủng' cho ngày hội mua sắm Singles Day Một hãng logistics Trung Quốc có phần lớn sở hữu thuộc Alibaba vừa mở nhà kho với hơn 700 robot nhằm giải quyết nhu cầu mua sắm trong ngày lễ độc thân (Singles Day), ngày hội mua sắm lớn thường niên của Alibaba. Ảnh: Cainiao Công ty logistics này là Cainiao. Hôm nay 30.10, hãng công bố nhà kho tự động hóa để...