17 năm dạy cho trẻ nghèo
Hơn 17 năm qua, cứ sập tối là lớp dạy học tình thương cho trẻ em nghèo tại khu dân cư Trường Phúc lại lên đèn. Đó là lớp học mà thầy giáo là thiếu tá biên phòng Nguyễn Văn Tưởng
Chúng tôi đến khu dân cư Trường Phúc (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) hỏi lớp học của thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (công tác tại Đồn Biên phòng Cầu Bóng, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) thì ai cũng thân thương gọi là “thầy Tưởng” và chỉ đường rất nhiệt tình.
Được đi học, vui quá
Lớp học là nhà văn hóa tổ 19 nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Ngồi chờ trước cửa lớp là bà Lê Thị Thúy An (38 tuổi) chở 2 đứa con từ phường Vĩnh Hòa cách đó 5 km đến để nhờ thầy Tưởng dạy chữ.
Kể về hoàn cảnh của mình, bà An cho biết quê An Giang, cha mẹ mất sớm nên bà như người vô gia cư, từ nhỏ không được học hành. Sau khi lấy chồng, có con thì theo chồng về Nha Trang mưu sinh. Hai đứa bé sinh ra không có giấy khai sinh. Bà An nhiều lần về quê xin địa phương chứng nhận nơi sinh để 2 con đi học nhưng giấy tờ không hợp lệ.
Một lớp học cho trẻ em nghèo mà thầy giáo là thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng
“Thấy 2 đứa con cứ xin đi học, lấy tấm bìa các-tông tập viết chữ thì thương con quá. Nghe có người nói về lớp học của thầy Tưởng, tôi mừng quá, đến xin cho 2 đứa đi học thì thầy Tưởng đồng ý ngay. Hai đứa được đi học nên vui quá trời. Về nhà đứa nào cũng ngoan, thích học bài lắm. Bây giờ nó hơn mẹ nó là biết đọc chữ rồi” – bà An nghẹn ngào.
Từ 18 giờ 30 phút, những đứa trẻ đã ngồi dọc con hẻm quanh lớp học để chờ vào lớp. Từ xa, thiếu tá Tưởng trong bộ quân phục xanh đi xe máy đến, lũ trẻ đứng cả dậy, bao quanh thầy. Lớp học chia thành 3 dãy. Bên trái là chương trình lớp 4-5, ở giữa là chương trình lớp 2-3, còn bên phải là của các em học sinh lớp 1. Thầy kiểm tra chữ viết, tập đọc cho các em lớp 1 rồi yêu cầu các em viết bài. Đến lượt lớp 2-3, thầy kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và ra bài tập cho khối lớp lớn. Sau đó thì cứ xoay vòng trở lại.
Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng cho biết: “Khi mới về đây nhận công tác, tôi chứng kiến nhiều em nhỏ từ 7-16 tuổi không biết đọc, biết viết, chơi bời lêu lổng. Qua tìm hiểu, cha mẹ các cháu không có nghề nghiệp ổn định, hoàn cảnh rất khó khăn.
Một số gia đình bố mẹ ly hôn, đi trại cải tạo hoặc mất sớm cho nên con cái ở với ông bà, số thì sinh con nhưng không có giấy giá thú, không đăng ký hộ khẩu… Hoàn cảnh khốn khó, thiếu các giấy tờ cần thiết để ra trường công học. Không những thế, các em phải sớm mưu sinh lo cho miếng ăn của gia đình bằng nghề thu gom chai, lọ, bán vé số, làm thuê… thậm chí là tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy”.
Những điều đó khiến thiếu tá Tưởng nhiều đêm trăn trở, thổn thức vì thương cho các cháu, các em nhỏ, không biết tương lai các em sẽ ra sao. Đầu năm 2004, thiếu tá Tưởng đề xuất mở lớp dạy chữ cho các em nhỏ do anh đứng lớp và được lãnh đạo Đồn Biên phòng Cầu Bóng và phường Vĩnh Phước ủng hộ nhiệt tình. Phường dành hẳn nhà văn hóa tổ 19, phường Vĩnh Phước để làm lớp học.
Gian nan gieo chữ
Thiếu tá Tưởng kể: “Ban đầu chỉ có 5, 6 học trò đến lớp. Việc vận động các cháu đi học hết sức gian nan, thậm chí bị các cháu phản ứng rất dữ dội, nói tục, chửi bậy. Tôi đến từng nhà để động viên bố mẹ; nhờ hàng xóm, đoàn thể khuyên bảo các em đến lớp. Ban đầu các em đến chỉ để chơi chung với các bạn, thích về thì về. Các cháu bỏ về nhưng thấy bạn học thì lại buồn. Rồi tò mò và cuối cùng nhận vở nhận sách đi học”.
Thấu hiểu được tâm tư và hoàn cảnh của các cháu nên thiếu tá Tưởng luôn động viên các em đi học. Nhiều khi các cháu không đến lớp, người cán bộ biên phòng này phải đến tận nhà để tìm hiểu, thông báo lại cho cha mẹ để kịp thời quan tâm. Trong các bài giảng, thiếu tá Tưởng luôn hướng các cháu tránh xa những tệ nạn xã hội, dạy dỗ kỹ năng sống, cách cư xử lễ phép với ông bà, cha mẹ.
“Hơn 17 năm dạy học, đến bây giờ có trường hợp tôi dạy lại con của học trò. Niềm vui lớn nhất của tôi không chỉ dạy chữ mà chính là dạy các em, các cháu trở thành người tốt. Giúp đỡ các em có kiến thức để tiếp tục học nghề sửa xe máy, may mặc…, kiếm được đồng tiền chính đáng, giúp đỡ gia đình” – thiếu tá Tưởng nói.
Hiện nay, mô hình dạy học của thiếu tá Tưởng được nhiều nơi phát huy, mở lớp học cho trẻ em nghèo. Tại đảo Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang), mới đây là mô hình dạy tiếng Anh của thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình (Đồn Biên phòng Bích Đầm). Đảo Bích Đầm cách đất liền hơn 10 hải lý, việc đi lại bằng thuyền rất khó khăn, nhất là gặp thời tiết xấu. Trẻ em nơi đây vẫn chưa được dạy học chương trình tiếng Anh tiểu học. Các em học hết lớp 5 vào đất liền học tiếp bậc THCS nên vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận môn tiếng Anh. Thậm chí nhiều em không theo kịp đã bỏ học.
Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình từng tham gia khóa học tiếng Anh – Mỹ nâng cao của khóa sĩ quan hàng hải quốc tế tại Mỹ và lớp bồi dưỡng tiếng Anh ở Úc, vì vậy vốn kiến thức tiếng Anh khá tốt. Đồn Biên phòng Bích Đầm đã tổ chức lớp học tiếng Anh 2 buổi/tuần từ 19 giờ đến 20 giờ 30 phút. Các cháu được rèn luyện đồng thời 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và đặc biệt chú trọng đến nghe nói, phát âm.
Đến nay, các cháu đã có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, được làm quen, khám phá, trải nghiệm và hình thành kỹ năng giao tiếp. Nhiều em bắt kịp ngay môn tiếng Anh khi vào đất liền học tập.
Nhân rộng mô hình
Đại tá Nhữ Mai Pháo, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, nhận xét việc duy trì lớp học hơn 17 năm cho thấy thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng là người nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và rất kiên nhẫn. Công việc thiện nguyện của “thầy Tưởng” góp phần lan tỏa sâu rộng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng, giúp các cháu, các em khi lớn khôn có nhận thức tốt hơn. Thiếu tá Tưởng là một tấm gương tiêu biểu của lực lượng Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, là một trong những gương mặt được góp mặt là đại biểu Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quốc.
Ngoài 2 đồn Cầu Bóng và Bích Đầm, hiện lực lượng Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đang nhân rộng mô hình vì trẻ em nghèo. Các đồn biên phòng, các phòng ban của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa mỗi năm đỡ đầu cho 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi em một phần học bổng 500.000 đồng/tháng từ lớp 1 đến lớp 12. Hiện nay, có 52 em được đỡ đầu như vậy.
Ông LƯU KIM HỒNG, Bí thư Chi bộ Công ty TNHH Nidec Việt Nam – Khu Công nghệ cao TP (TP Thủ Đức, TP HCM): Trang bị kiến thức căn cơ về chính trị
Để một chi bộ cơ sở (tế bào của Đảng) mạnh lên, tốt lên, hoạt động mạnh hơn, tôi nghĩ điều kiện cần và đủ là cấp ủy cơ sở cần được trang bị đủ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm để dẫn hướng, định hướng và tổ chức hoạt động cho chi bộ.
Việc trang bị cho cấp ủy cơ sở các nội dung nói trên có thể thông qua nhiều nguồn, như các buổi tập huấn kỹ năng công tác Đảng, kỹ năng vận động quần chúng, các buổi học tập nghị quyết… Nhưng tôi tâm đắc nhất là việc đào tạo một cách căn cơ, bài bản cho cấp ủy (ít nhất là bí thư, phó bí thư chi bộ) về lý luận chính trị. Có cơ sở lý luận vững chắc, được học bài bản, họ mới nâng cao chất lượng chi bộ được. Việc học không thể làm một cách cứng nhắc như lâu nay là phải đi học tập trung ở các lớp trung cấp chính trị nữa, vì đó là điều bất khả thi đối với các chi Đảng bộ doanh nghiệp có vốn FDI. Việc học nên cơ cấu lại thành các học phần và các bí thư, phó bí thư sẽ đi học hoặc học online từng học phần trong một thời gian dài hơn. Cần sắp xếp thứ tự ưu tiên của môn học để họ có thể học và áp dụng từng phần vào thực tế chi bộ họ, không dàn trải đều các môn.
Vấn đề tiếp theo là học phí các lớp này. Tôi là một bí thư chi bộ doanh nghiệp FDI, có khao khát học lớp trung cấp này và học ngoài giờ làm việc. Nhưng học phí hơn 10 triệu đồng/lớp thực sự là một trở ngại lớn làm tôi chùn bước. Tôi chỉ muốn học để trang bị kiến thức, trang bị cơ sở lý luận chính trị nhằm làm tốt hơn công tác Đảng tại đơn vị mình, tại sao phải đóng số tiền khá lớn như thế?
So với bí thư, phó bí thư cơ quan nhà nước được cơ quan đóng tiền cho học, đi học trong thời gian làm việc thì chúng tôi thiệt thòi: Mất thời gian học ngoài giờ làm việc, tự trang trải chi phí học… Điều này làm chúng tôi nản vì bị phân biệt đối xử, dẫn đến việc triệt tiêu ý chí phấn đấu cải thiện chất lượng đảng viên chi bộ FDI.
Mong các cấp của Đảng ghi nhận ý kiến này và nghiên cứu cải thiện vì mục đích chung là nâng chất, nâng tầm cán bộ, nâng cao chất lượng chi bộ, chất lượng đảng viên, qua đó giúp Đảng mạnh hơn, phát triển hơn ở các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Hồng Đào ghi
Lớp học đặc biệt của những trẻ em nghèo ở Sài Gòn
Suôt 7 năm nay bà Trần Thị Thanh Thủy (65 tuôi) tập hợp nhưng đưa trẻ ngheo, bât hanh đê dạy cho chúng cái chữ, cho chúng bữa ăn no.
Học sư phạm thực hành năm 1973, nhưng chỉ mới học được một năm thì tai nạn ập đến bât ngơ khiến viêc đi lai kho khăn, ba đanh gac lai chuyên hoc. Một thời gian sau, bà lập gia đình và ở nhà buôn bán kiếm sống. Đến khi các con bà đã trưởng thành, bà chuyển nhà về Quận 2 rôi bén duyên với công tác khu phố suốt mười mấy năm qua.
Ơ Binh Trưng Đông khi nhăc đên cô Thuy ngươi ta không chi biêt đên "bêp ăn nghia tinh" đa co ca chuc năm nay ma con yêu mên lơp hoc cua cô, môt lơp hoc đươc vun đăp tư chinh thu nhâp it oi cua viêc ban cơm hôp. Ơ đo cac em nho se đươc day điêu hay le phai, con cha me cac em se đươc giup đơ tim kiêm viêc lam.
Ba Thuy cho biêt xưa nay bà Thủy chỉ quanh quẩn việc nhà, ít tiếp xúc bên ngoài. Nhưng tư khi làm cán bộ khu phố, bà bắt đầu tìm hiểu cuộc sống của bà con xung quanh.
"Ba ngoai" cua cac tre em ngheo
Qua tìm hiểu, bà thây trong khu phố mình đang sống rât phưc tap, dân nhâp cư thi nhiêu. Co qua nhiều đứa trẻ không biết mặt chữ dù đã quá tuổi đi học. Những đứa trẻ này đa phần là con của các gia đình nhập cư nghèo, không có giấy tờ, không có việc làm ổn định. Nhiều đứa trẻ bữa đói bữa no, thậm chí có đứa sống nhờ vào số trái cây người ta cúng ở môt nghĩa trang gân đo.
Tư đo cô Thuy đa nghi đên viêc đem cac em vê tâp trung môt nơi đê day dô cac em nên ngươi. Lơp hoc đươc đăt tại trụ sở ban điều hành khu phố 5, phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM. Bà lo ăn, mặc, học hành cho những trẻ em nghèo ở lớp học tình thương nay.
Khi trơi băt đâu sâm tôi cung la luc nhưng đưa tre i ơi goi nhau đên lơp hoc cua "ngoai Thuy". Cư thê đêu đăn lớp hoc sáng đèn ba buổi tối trong tuân.
Ban đầu, nhiều em đến lớp không hăn vì ham học mà là vì đươc ăn. Tới học thì được "ngoại Thủy" cung cac cô nấu hủ tiếu, mì, nui cho ăn. Từ chỗ chi co vai em, tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình đến xin cho con học chỗ bà Thủy. Đến nay lớp học đã lên đến gần 40 em với đủ mọi lứa tuổi.
Cac em nho đươc ngoai chi day điêu hay le phai
Lơp hoc co đu moi lưa tuôi, em lơn nhât co khi 16, 17 tuôi nhưng vưa mơi biêt chư, đưa nho nhât mơi vưa lên 5 tuôi, co khi la ca 4 anh em ruôt cung hoc chung môt lơp. Môi em nho đêu co môt hoan canh eo le nhưng đêu co môt điêm chung la đêu đươc yêu thương như ngươi thân trong gia đinh.
Đươc day chư, day tưng lơi ăn tiêng noi nhưng không đưa tre nao goi la cô giao Thuy, bơi vơi cac em 2 chư "ngoai Thuy" đây thân thương mơi đu đê bay to tinh cam cua minh.
Lớp học thiếu đủ thứ; bà phải đi xin tập vở, quần áo cho các em, bà bỏ tiền túi ra mua đồ nấu ăn cho các em để các em được no bụng, sau đó mới dạy các em con chữ và những điều hay lẽ phải.
Do lớp học đông nên bà chia tụi nhỏ thành từng nhóm để dễ kèm, em nào chưa biết đọc biết viết vào một nhóm, các em đã đi học ở trường vào một nhóm.
Suốt 7 năm qua, hàng trăm em từ chỗ không biết gì đã biết đọc, biết viết. Với những trường hợp có thể làm được giấy tờ hợp lệ, bà Thủy lại chạy đôn chạy đáo hỗ trợ các em, bà xin học bổng cho các em vào học trong trường, em nào nhà xa không thể đến lớp, bà xin cho xe đạp để các em không bỏ học buổi nào.
Đai diên Tâp đoan Tân Hiêp Phat trao mon qua cho cô Thuy
Không chi lo cho cac em, bà Thuy còn giúp lo sinh kế của cha me mây đưa nho. Những câu lạc bộ giúp việc nhà, nhóm phụ nữ học nghề thắt nơ, làm bánh... ra đời. Người nghèo cần phương tiện làm ăn, bà bỏ tiền túi cho hoặc kết nối các nhà hảo tâm
Chi băng tinh thương rât la lơn ba Thuy mơi chăm lo đươc hêt cho cac em nho. Câu chuyện đẹp về tình người ở lớp học tình thương xóm nghèo vẫn đang được viết tiếp từng ngày.
Câu chuyên cua "ngoai Thuy" tiêp tuc đươc lan toa trong chương trinh Nôi tron yêu thương trên VTV1 trong thang 2/2021. Đông hanh cung chương trinh, ba Trân Uyên Phương, đai diên Tâp đoan Tân Hiêp Phat đa co môt mon qua gưi đên ba Thuy, cung như cac em trong lơp hoc đê tiêp thêm sưc manh, nghi lưc viêt tiêp câu chuyện đẹp về tình thương.
New Zealand: Nữ kỹ sư dạy miễn phí cho trẻ em nghèo Halaevalu Tu'ipulotu Halanukonuka, 32 tuổi, học ngành Kỹ thuật tại Trường Đại học Auckland, dạy miễn phí môn Toán cho trẻ em nghèo từ lớp 1 - 11 tại Trung tâm Cộng đồng Panmure. Halaevalu giảng bài cho nam sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ý tưởng dạy học miễn phí xuất hiện vào năm 2019, khi Halaevalu trình bày báo cáo "Phương...