17 điều luật lập dị, khó hiểu trên thế giới
Trên thế giới, đó đây có những giới hạn luật pháp nghiêm khắc đến khôi hài và trong những thời điểm khác nhau, người ta đều muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống.
Ảnh minh họa.
1. Quy định kỳ quặc ở Canada
Theo đó, luật Canada quy định, tất cả các đài phát thanh đều phải dành ít nhất 35% thời lượng chương trình để phát nhạc của các… nghệ sĩ Canada.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian 6 giờ sáng đến 18 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần. Điều đó nghĩa là trong 60 phút phát thanh bạn sẽ “được” nghe hơn 20 phút tác phẩm của các nghệ sĩ gốc Canada như Nickelback, Alanis Morissette, Celine Dion, Michael Bublé và Justin Bieber.
2. Gần hết xăng mà chạy xe trên cao tốc sẽ bị phạt nặng
Nước Đức nổi tiếng với các quy định linh hoạt trong giới hạn tốc độ ô tô. Điều đó cho phép lái xe có cơ hội chạy trên 160 km/h, đặc biệt với những người yêu thích tốc độ cao trên các làn đường dành riêng cho ô tô. Nhưng nếu bạn chạy xe tốc độ cao trong tình trạng bình xăng sắp cạn kiệt có thể sẽ bị phạt nặng. Và nếu đi bộ đến một trạm xăng thì bạn còn bị phạt thêm một lỗi nữa.
Vì sao vậy? Người Đức cho rằng bạn hoàn toàn đủ năng lực để đổ xăng cho xe của mình. Nếu xe của bạn hết xăng thì đó là lỗi của bạn. Đi bộ trên cao tốc là một hành động nguy hiểm. Vậy nên, hãy cẩn thận kiểm tra bình xăng và đổ thêm khi nó đã vơi trước khi lái xe vào cao tốc.
3. Đi bộ thiếu vải là phạm pháp
Có một thời gian rất dài, nhiều du khách Thụy Sĩ và Đức đã đi bộ trong trang phục “Adam và Eva”. Tuy nhiên, mới đây các nhà chức trách nước này thống nhất đưa ra quy định về luật ăn mặc chỉnh tề nơi công cộng.
Chính quyền địa phương cho biết, cư dân đã tỏ thái độ phản đối gay gắt trước các du khách không mặc gì trừ vớ và giày đi bộ. Vậy nên, bạn có thể bị phạt, thậm chí bị bắt ở trong rừng mà không mặc quần áo. Năm 2011 một người đàn ông Thụy Sĩ bị phạt 100 đô la vì để mông trần đi bộ.
4. Cấm cho chim bồ câu ăn ở Venice
Có hàng nghìn chú chim câu đậu ở Quảng trường Thánh Mark và Venice (Italia). Các du khách đến đây sẵn sàng cho chim câu ăn để chụp và khoe ảnh trên Instagram.
Gần đây các nhà làm luật Venice chính thức ra thông báo rằng, nếu ai tự ý cho chim câu ăn ở đây là vi phạm pháp luật. Họ quy định mức phạt là 275 euro, nhưng hiện nay đã thay đổi. Nếu bạn bị bắt khi đang cho chim bồ câu ăn sẽ chịu án phạt lên tới 700 euro.
5. Không được đi giày cao gót vào thành Acropolis
Khi chuẩn bị đồ đến Hy Lạp du lịch, bạn nhớ hãy mang theo đôi giày đế bằng nhé. Từ năm 2009 quốc gia này cấm đi giày, guốc nhọn gót vào thành Acropolis, đồng thời giày gót nhọn cũng bị cấm tại Đền thờ Parthenon, là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên.
Người Hy Lạp sợ những đôi giày gót nhọn và sắc sẽ làm hỏng các công trình văn hóa của họ. Vì vậy hãy thể hiện sự tôn trọng và đi những đôi giày đế mềm khi bạn đến đó thăm quan.
6. Đàn ông phải mặc đồ bơi Speedos
Video đang HOT
Bạn có nghĩ là người Pháp vốn dĩ ưa thích các bộ đồ bơi Speedos không? Rõ ràng là luật nước Pháp quy định đàn ông không được mặc quần đùi bơi ống rộng trên bãi biển, ở bể bơi và những chỗ công cộng bắt buộc phải mặc đồ bơi.
Các nhà làm luật cho rằng, nếu người ta mặc Speedo trong nước thì chắc chắn sẽ sạch sẽ hơn mặc một trang phục khác mà anh ta đã vận nó ít nhất cả ngày trời. Điều luật ra đời để tránh những quần áo bạn đã mặc cả ngày như áo phông, cũng như quần soóc chẳng hạn.
7. Scotland cấm bạn say rưụ cưỡi bò
Nếu đã uống nhiều rưụ và ở Scotland thì bạn cần biết rằng mình không nên mạo hiểm với những ý tưởng điên rồ nào, như cưỡi bò chẳng hạn. Từ năm 1872, luật pháp
Scotland quy định công dân không được đảm nhận các việc liên quan đến bò, ngựa, xe ngựa hay máy hơi nước khi đang say rưụ. Nếu bạn còn băn khoăn, luật này cũng quy định khi say bạn không được nạp đạn vào súng ngắn.
8. Không selfie cùng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Khi bạn selfie cùng với tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là lúc bạn quay lưng lại Ông. Tại Sri Lanka thì đó là hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng và sẽ bị phạt tù. Đồng thời khi đến đây bạn cũng không được chỉ trỏ vào tượng Phật mặc dù chỉ ở một số nơi người ta treo biển cấm chụp ảnh.
Ngoài ra, xăm trổ hình Đức Phật không phải là bất hợp pháp, nhưng vào năm 2014 một phụ nữ người Anh đã phải ngồi tù 3 ngày vì xăm hình Bà La Môn, được cho là không phù hợp. Vậy nên, hãy lịch sự và che các hình xăm đi, cùng nhau tôn trọng tấm biển “không chụp ảnh” và đừng bao giờ quay lưng lại tượng Phật Thích Ca.
9. Cấm che mặt ở nơi công cộng
Chính phủ Đan Mạch muốn chấm dứt việc công dân của họ đeo mặt nạ ở nơi công cộng dưới bất kỳ hình thức nào. Năm 2018, Đan Mạch thông qua “Luật cấm Burqa” – cấm việc sử dụng các loại khăn trùm đầu, mạng che mặt trong đó có khăn choàng Hồi giáo, còn gọi là Niqab hay Burqa.
Luật này không nhằm vào bất kỳ tôn giáo nào cũng như không cấm việc sử dụng khăn trùm đầu, khăn xếp hay mũ truyền thống của người Do Thái. Đan Mạch là quốc gia châu Âu mới nhất áp dụng biện pháp cấm sử dụng trang phục che mặt ở nơi công cộng sau Áo, Pháp, Hà Lan và Bỉ.
10. Đăng ký kết hôn ở khách sạn Bắc Carolina có “1-0-2″
Nếu một đôi nam nữ đặt chung một phòng ở khách sạn bất kỳ tại Bắc Carolina (Mỹ) và nói rằng họ là một cặp vợ chồng, theo luật hôn nhân của bang này thì ngay lập tức cặp đôi trên được công nhận là vợ chồng.
Vì vậy ở đây nếu như bạn và một phụ nữ khác cần thuê một phòng khách sạn qua đêm, trong khi chưa phải là vợ chồng nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm về hành động đó.
11. Không được thả diều ở bang Victoria
Sẽ là phạm pháp nếu bạn thả diều ở nơi công cộng mà làm phiền người khác. Điều này được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1966 của Australia. Nhưng nếu bạn là khách du lịch bang này mà thả diều thì sẽ không bị phạt.
12. Cấm dùng súng đồ chơi phun nước
Lễ đón năm mới ở Campuchia ngày càng trở nên khó kiểm soát đến mức tại thành phố Siem Riep người ta cấm bán súng phun nước trước và trong thời gian nghỉ năm mới.
Lệnh cấm được kỳ vọng “giảm tai nạn giao thông” và “mất trật tự nơi công cộng”. Do vậy, nếu bạn tới đó vào dịp năm mới thì các cửa hàng đều không bán súng phun nước cho bạn.
13. Barcelona cấm cởi trần đi đường
Trong nỗ lực nhằm làm cho các khu phố Barcelona không có phụ nữ mặc bikini và đàn ông cởi trần, các nhà làm luật Tây Ban Nha đưa ra quy định cấm để ngực trần hoặc mặc đồ bơi đi đến nơi công cộng. Điều luật này được thông qua năm 2011. Mức phạt cho phụ nữ đi bộ để ngực trần có thể lên tới 260 euro.
14. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất cấm… thề
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất là quốc gia theo đạo Hồi. Theo Điều 373 của nước này có nội dung: “Lời thề là sự bôi nhọ danh dự hay sự khiếm nhã của con người”. Nếu bạn thề có thể sẽ bị phạt, ngồi tù hoặc bị trục xuất.
Cần giải thích thêm rằng “thề” ở đây không chỉ là nói to và dùng những ngôn từ không phù hợp, nó bao gồm cả các cử chỉ bất lịch sự và việc sử dụng từ ngữ quá giới hạn bình thường của bạn trên mạng xã hội nữa.
Thậm chí, bạn bày tỏ các biểu tượng cảm xúc thiếu nhã nhặn ở mạng xã hội cũng không được phép. Nếu ai quen kiểu ăn nói “bừa bãi” thì đến quốc gia này hãy cố gắng giữ lời nhé.
15. Singapore cấm kẹo cao su
Sau khi Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) và Cục Nhà ở và Phát triển Singapore phải chi hàng trăm nghìn đô la Mỹ để dọn bã kẹo cao su, hậu quả của những hành động thiếu ý thức, từ năm 1992 Quốc đảo Sư tử đã cấm tất cả các chất liên quan đến kẹo cao su.
Bất cứ ai nhập khẩu, bán hay làm kẹo cao su tại Singapore đều có thể bị phạt hoặc ngồi tù, ngoại trừ chất nicotine và kẹo cao su chuyên dùng để chữa bệnh trong nha khoa. Thế nên, đừng để bị bắt vì thổi kẹo cao su trên đường phố bạn nhé!
16. Nước Nga cấm mặc quần lót có ren
Xin lỗi các quý cô, quý bà (cả quý ông), ở Nga người ta không muốn bạn mặc quần lót có ren. Theo điều luật đề ra năm 2014 của 3 quốc gia gồm: Nga, Belarus và Kazakhstan thì quần lót cần phải sử dụng ít nhất 6% cotton. Vì sao vậy? Họ cho rằng nó sẽ có lợi cho sức khỏe và an toàn.
Phụ nữ ở các quốc gia này đều phản đối, luật này vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, làm thế nào mà người ta có thể biết bạn mặc quần lót loại gì thì đây lại là vấn đề khác.
17. Nhật Bản cấm khiêu vũ sau nửa đêm trong bóng tối
Nhật Bản trong quá khứ có phần giống như phiên bản của bộ phim hài, nhạc kịch “Footloose” của Mỹ. Việc khiêu vũ sau nửa đêm bị cấm từ lâu vì người ta coi đó là một tội lỗi. Vâng, có gì đó rất Mỹ. Luật này được ban hành vào năm 1948, khi đó quân đội Mỹ đang chiếm đóng Nhật Bản. Luật trên giúp ngăn người Mỹ vốn sống tự do không thể làm hỏng những công dân tốt của Nhật Bản.
Đến năm 2015 luật này đã được bãi bỏ. Bạn có thể khiêu vũ thoải mái sau nửa đêm nhưng không được tắt điện. Dân chơi bị mất đi thói quen của họ là ngay sau khi đồng hồ điểm 24 giờ đêm họ lao vào khiêu vũ tại các hộp đêm đầy sắc màu ánh sáng.
Thư Vũ
Theo giaoducthoidai.vn
Nguyên nhân sốc khiến vó ngựa Mông Cổ thất bại ở châu Âu
Không chỉ chinh phạt châu Á, đế chế Mông Cổ mở chiến dịch chinh phục châu Âu nhằm bành trướng lãnh thổ. Thế nhưng, vó ngựa Mông Cổ buộc phải rút quân sau khi giành được một số thắng lợi ở châu Âu. Nguyên do của thất bại này là gì?
Dưới thời Thành Cát Tư Hãn và những nhà lãnh đạo tiếp theo, đế chế Mông Cổ mở rộng các cuộc chinh phạt từ châu Á sang khu vực châu Âu.
Trong số những cuộc chinh phạt lãnh thổ châu Âu, vó ngựa Mông Cổ tấn công Áo, Ba Lan và Hungary trong khoảng thời gian từ năm 1223 - 1242.
Trong khoảng thời gian ấy, một số nước châu Âu lo sợ sẽ bị Mông Cổ chiếm đóng.
Trong khoảng thời gian ấy, một số nước châu Âu lo sợ sẽ bị Mông Cổ chiếm đóng.
Lý do khiến đội quân Mông Cổ bỏ dở cuộc chinh phạt châu Âu trở thành một bí ẩn lớn.
Vì vậy, các chuyên gia, nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này.
Một nghiên cứu chỉ ra lý do quân đội Mông Cổ từ bỏ tham vọng chinh phục châu Âu là vì không thích nghi được với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nguồn thức ăn cho đàn ngựa chiến không dồi dào và muỗi nhiều.
Đặc biệt, muỗi nhiều gây ra bệnh sốt rét. Căn bệnh này khiến nhiều binh sĩ Mông Cổ nhiễm bệnh và làm giảm khả năng chiến đấu.
Chính vì vậy, quân đội Mông Cổ cuối cùng quyết định rút quân về nước, tránh để sau này gặp thất bại cay đắng.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Anicnet Origins
Elsa dịu dàng thuần khiết trong sắc trời thu Elsa là nhân vật chính của bộ phim điện ảnh nhạc kịch Nữ hoàng băng gia vơi một khả năng kỳ diệu là có thể tạo ra và điều khiển băng giá. Cô vô tình khiến vương quốc Arendelle chìm trong mùa đông vĩnh cửu vào đêm đăng quang trở thành nữ hoàng của mình. Trong suốt bộ phim, Elsa phải đấu tranh...