17 cán bộ ngân hàng bị cáo buộc tiếp tay ’siêu lừa’ 433 tỷ đồng
Nguyễn Thị Hà Thành từ năm 2016 đến 2018 câu kết với 17 người để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của ba ngân hàng và khách gửi tiền.
Đó là Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á ( VietABank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng VN ( PVcomBank).
Ngày 4/1, Thành, 37 tuổi, bị VKSND Hà Nội truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự, khung hình phạt 12-20 năm tù hoặc chung thân.
Theo cáo trạng, Thành quen Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Jeongho Lanmark và có quan hệ làm ăn. Từ năm 2016, hai người sử dụng Công ty Jeongho để lập khống các bộ hồ sơ năng lực, mua bán hàng hóa để thế chấp vay ngân hàng.
Tại ngân hàng VietABank, Thành thông qua Nguyễn Thị Thu Hương (trưởng bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp Phòng giao dịch Đông Đô – VietABank) để nói với Quản Trọng Đức (giám đốc chi nhánh Hà Nội, Trưởng phòng giao dịch Đông Đô) rằng Thành sẽ cùng đồng sở hữu gửi lượng tiền lớn vào ngân hàng và sau đó sẽ cầm cố chính sổ tiết kiệm đó để vay vốn.
Để “lách” quy định và thực hiện trót lọt, Hương báo cáo Đức sổ tiết kiệm đã bị thế chấp tại ngân hàng nên Thành cần có một loại giấy tờ để chứng minh tài chính khi đi “quan hệ xin dự án”. Hương đề xuất Đức ngoài việc phát hành một sổ tiết kiệm đồng sở hữu, ngân hàng sẽ phát hành thêm Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn và Giấy đề nghị phong toả . Hai văn bản này trái với quy định ngân hàng nên Hương không nhập vào hệ thống quản lý. “Đức do muốn có thành tích nên đồng ý cho Hương làm trái quy định”, cáo trạng nêu.
Người đồng sở hữu sổ tiết kiệm với Thành khi đến Phòng giao dịch Đông Đô sẽ được Hương tiếp đón, giúp làm hồ sơ. Sau khi hoàn tất các thủ tục, thay vì được cầm sổ tiết kiệm như quy định, họ chỉ được nhận Hợp đồng tiền gửi và Giấy đề nghị phong toả do Hương “vẽ” ra.
Để khách hàng tin tưởng, Hương giải thích khoản tiền gửi đã được phong toả nên nếu không có mặt cả hai người đồng sở hữu thì không thể rút tiền ra được. Khách hàng không được biết về việc VietABank đã phát hành sổ tiết kiệm cho khoản tiền gửi này mà chỉ được cầm bộ hồ sơ để làm tin.
Một điểm giao dịch ngân hàng VietABank. Ảnh: VietABank .
Ngoài ra để đối tác tin tưởng khi gửi tiền đồng sở hữu, Thành phải bỏ một phần tiền để cùng gửi tiết kiệm. Do không có tiền, Thành “vay nóng” của Đặng Thị Quỳnh Hương (trưởng phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Đông Đô – VietABank) với lãi suất cao.
Quỳnh Hương quản lý một số khách có nhiều tiền gửi tiết kiệm nên đã giới thiệu Thành với những người người này. Tuy không biết Thành là ai, người có sổ tiết kiệm trên thấy hứa hẹn được trả lãi suất cao, lại do Quỳnh Hương bảo lãnh nên tin tưởng, đồng ý cho vay.
Video đang HOT
Có trường hợp, Hương giúp Thành lập Hợp đồng tiền gửi bằng với số tiền hứa góp của Thành. Tuy nhiên ở sổ tiết kiệm (tiền gửi thực tế vào ngân hàng) chỉ có tiền của người đồng sở hữu với Thành.
Sau khi có sổ tiết kiệm đồng sở hữu, Thành nhờ Hương thế chấp để vay tiền của ngân hàng lên tới 95% giá trị của sổ. Hương chỉ đạo các giao dịch viên, thủ quỹ lập các chứng từ của bộ hồ sơ vay đưa cho Hương để chuyển lại cho Thành và người đồng sở hữu ký.
Tuy nhiên trên thực tế, Thành không cho người đồng sở hữu biết việc thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền ngân hàng. Thành và Nguyễn Thanh Tùng tự giả chữ ký của người đồng sở hữu sau đó đưa lại bộ hồ sơ có chữ ký giả này cho Hương để hoàn tất thủ tục giải ngân.
Tháng 3/2018, phát hiện Thành giả chữ ký của những người đồng sở hữu để làm hồ sơ vay tiền tại VietABank, Hương không báo cáo cấp có thẩm quyền. Nữ trưởng phòng lại yêu cầu Thành viết một bản cam kết với nội dung thừa nhận đã giả mạo chữ ký và mọi việc không liên quan đến Hương.
Ngân hàng PVCombank hội sở. Ảnh: PVCombank.
Ngoài cách lừa trên, Thành còn bị cáo buộc dùng nhiều thủ đoạn để vay tiền của ông Đặng Nghĩa Toàn. Thành đề nghị ông Toàn gửi tiền vào ngân hàng NCB hoặc PVcomBank rồi đưa sổ tiết kiệm cho chị ta quản lý. Thành sẽ trả ngay cho vợ chồng ông Toàn khoản lãi ngoài là 4,2% một tháng (cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng).
Thành sau đó dùng các sổ tiết kiệm làm tài sản đảm bảo, giả chữ ký, lăn tay của ông Toàn để vay vốn các ngân hàng. Cáo trạng xác định bằng thủ đoạn trên Thành đã chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) 47,5 tỷ đồng, của ngân hàng PVcomBank 49,4 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, ngân hàng tố giác ông Toàn biết rõ Thành dùng sổ tiết kiệm của mình để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tuy nhiên tài liệu điều tra xác định, Thành và Tùng đã giấu kín việc giả mạo chữ ký của ông Toàn. Hiện, ông Toàn đề nghị các ngân hàng NCB, PvcomBank và VietABank phải trả cho lại cho ông 122 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, Thành khai đã trả cho ông Toàn 35 tỷ tiền gốc nên hiện chỉ còn 87 tỷ đồng. Tài liệu điều tra cũng xác định không có đủ căn cứ chứng minh ông Toàn đồng phạm với Thành về việc chiếm đoạt tiền như tố giác của ngân hàng.
Theo cáo trạng, bị can Nguyễn Thị Hà Thành và Nguyễn Thanh Tùng , Nguyễn Thị Thu Hương và Đặng Thị Quỳnh Hương , Trịnh Trung Kiên (Giám đốc công ty xây dựng), Nguyễn Thanh Bình (kế toán công ty xây dựng) bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174.
Bị can Nguyễn Mai Phương (Kiểm soát viên VietABank) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 4 điều 174 và khoản 3 điều 360.
Nguyễn Hồng Trung (nhân viên NCB) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Cho vay lãi nặng theo điều 360 và 201.
Đỗ Minh Đức (Kiểm soát viên VietABank), Bùi Văn Tuấn (cán bộ PVcombank) về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng theo khoản 4 điều 206.
Quản Trọng Đức (Giám đốc chi nhánh VietABank), Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trịnh Phương Ngân, Phạm Thu Hiền, Lê Thị Hiên (đều là giao dịch viên VietABank), Đỗ Thị Liên và Bùi Thị Na (đều là thủ quỹ VietABank), Trần Thị Hoa (Giám đốc chi nhánh Hà Nội), Đặng Thị Thu Hoà và Phạm Thị Ngọc Lan (đều là nhân viên NCB) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 360.
Triệu Đình Hoan (Chủ tịch HĐQT Công ty Hải Linh), Nguyễn Thị Là và Triệu Thị Hạnh (đều là nhân viên công ty Hải Linh), Phạm Thế Tuấn (giao dịch viên NCB), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (lao động tự do) về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, theo điều 201.
Ông Trần Phương Bình xin lỗi cấp dưới
Cựu Tổng giám đốc DAB xin lỗi cấp dưới - nhưng ngươi đa làm theo chỉ đạo mà vướng lao lý trong đai an gây thiệt hại hơn 8.827 tỷ đông của nhà băng.
Ngày 6/7, phiên xử ông Trần Phương Bình (nguyên Chủ tịch HĐTD, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á - DongABank) và các đồng phạm về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng kết thúc phần tranh luận.
Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, ông Bình nhận trách nhiệm về những sai phạm đã gây ra trong thời gian điều hành DAB. "Tôi xin lỗi các bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên DongABank, vì tin tưởng và làm theo chỉ đạo của tôi, mà vướng vào lao lý", ông Bình nói và xin HĐXX xem xét khoan hồng cho mình cũng như đồng phạm.
Tương tự, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP M&C Phùng Ngọc Khánh cũng mong các cán bộ ngân hàng (liên quan trong việc phê duyệt các khoản vay trái phép cho Công ty M&C) tha thứ cho mình.
Bị cáo Khánh đề nghị tòa xem xét, ghi nhận sự cố gắng của mình trong việc khắc phục hậu quả từ các khoản vay của công ty này tại Ngân hàng Đông Á và xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông.
Những bị cáo là cựu cán bộ DAB cho rằng mình chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên không tư lợi cá nhân... xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Chiều 10/7, HĐXX tuyên án.
Ông Trần Phương Bình tại tòa. Ảnh: Quỳnh Trần.
Trước đó, trong phần đối đáp, đại diện VKS đánh giá hành vi, hậu quả mà các bị cáo gây ra là đặc biệt lớn. Tội danh và hình phạt VKS đề nghị là có căn cứ, đã xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ... nên đề nghị tòa bác quan điểm của các luật sư và bị cáo cho rằng mức án nặng.
Theo VKS, từ 2007 đến 2013, ông Bình với vai trò là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐTD DongABank đã chỉ đạo các thuộc cấp và nhiều người liên quan giải ngân trái pháp luật cho 4 nhóm khách hàng: Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng vay hàng chục nghìn tỷ đồng để che giấu tình trạng nợ xấu dẫn đến thiệt hại hơn 8.827 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Bình còn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng sử dụng mục đích cá nhân.
Hành vi của ông Bình và các đồng phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank bị lỗ lũy kế hơn 31.000 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu bị âm 25.000 tỷ đồng và tổng tài sản thực của ngân hàng chỉ còn 47.000 tỷ đồng.
VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Bình mức án tù chung thân là tương xứng với tính chất mức độ và vai trò trong vụ án. Các bị cáo còn lại là đồng phạm giúp sức cho ông Bình, bị đề nghị từ 2 đến 20 năm tù.
VKS cũng giữ nguyên quan điểm về việc giải quyết trách nhiệm dân sự trong vụ án như trước đó. Tức là, giao các bất động sản (mà những nhóm khách hàng thế chấp để vay tiền) cho DAB quản lý, sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Buộc Trần Phương Bình bồi thường 75,6 tỷ đồng chiếm đoạt của DAB và 3.139 tỷ đồng trong việc cho nhóm Hiệp Phú Gia và TTC vay; giành quyền khởi kiện cho bị cáo đối với các khách hàng đã vay tiền.
Bị cáo Phùng Ngọc Khách bị đề nghị bồi thường hơn 3.949 tỷ đồng vay của DAB.
Đối với các khoản vay của nhóm khách hàng Đồng Tiến, Tân Vạn Hưng, VKS đề nghị HĐXX buộc những người liên quan phải hoàn trả 1.790 tỷ đồng cho DAB.
HĐXX tiếp tục tạm giữ 250 tỷ đồng Công ty Ba Son đã nộp lại, để đảm bảo việc thi hành án của ông Bình. Các tài sản được các nhóm khách hàng thế chấp vay tiền tại DAB tiếp tục giao cho ngân hàng quản lý để xử lý nợ.
Trong giai đoạn một của vụ án, ông Bình cùng Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") và 24 đồng phạm chiếm đoạt, gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng. Cuối năm 2018, ông Bình bị TAND TP HCM tuyên án chung thân về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bản án này được TAND Tối cao giữ nguyên sau phiên phúc thẩm.
Vụ mất trộm 450 triệu trong khuôn viên ngân hàng: Xác định 4 nghi phạm Có ít nhất 4 nghi phạm thực hiện hành vi cạy cốp xe, lấy trộm 450 triệu đồng của người phụ nữ đi rút tiền ngân hàng ở Quảng Trị. Trao đổi với VietNamNet sáng nay (9/8), một lãnh đạo Công an thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) cho biết, sau 3 ngày điều tra, các đơn vị nghiệp vụ đã xác...