166 học sinh tranh tài tại sân chơi Olympic Robot tải hàng
Sáng 30/3, Sở GD&ĐT TPHCM phối hợp với Eli Education tổ chức cuộc thi Olympic Robot bảng A – Robot tải hàng với sự tham gia của 166 học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố.
Các bạn học sinh tham gia cuộc thi tại nhà thi đấu trường THPT Nguyễn Tất Thành, Q.6, TP.HCM.
Cuộc thi nhằm giúp học sinh tiếp cận với giáo dục STEM bằng việc lập trình và lắp ráp robot đáp ứng với yêu cầu các trò chơi do Ban tổ chức đưa ra.
Sân chơi robot giúp thay đổi cách dạy, cách học trong nhà trường làm cho học sinh khi học các bộ môn khoa học tự nhiên có sự gắn kết giữa môn này và môn kia, vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn, trong lĩnh vực tự động hóa.
Các thí sinh điều khiển robot di chuyển theo đường line.
Với phần thi robot tải hàng, học sinh sẽ phải thiết kế một robot với khả năng gắp thùng tam giác và thùng vuông đặt sẵn trên cây cầu. Thùng tam giác và thùng vuông sau khi gắp sẽ phải được đưa vào đúng vị trí định sẵn trên sân đấu. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, robot phải dừng ở vạch line và bắt đầu di chuyển theo đường line này.
Trong quá trình di chuyển, robot phải dùng cần gạt để làm đổ những cột trụ bên cạnh để được tính điểm. Mỗi lượt thi có 2 đội thi, đội nào có điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng.
Em Hứa Gia Linh, học sinh lớp 10 trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM) chia sẻ, em tiếp xúc với lập trình từ đầu năm học lớp 10 với ngôn ngữ C . Với khả năng lập trình trên bo mạch Arduino, Linh có thể điều khiển những chiếc đèn led nhấp nháy theo sở thích của mình. Đó chính là điều cuốn hút Linh bén duyên với bộ môn lập trình và tự thiết kế cho mình những con bobot với nhiều cử động đa dạng.
Video đang HOT
“Điều thú vị ở lập trình đó là mình có thể đưa suy nghĩ của mình vào trong một bài tập cụ thể. Nó khác xa so với giải một bài toán với nhiều cách khác nhau. Lập trình giúp em làm chủ kiến thức theo cách của mình và tạo ra một sản phẩm cụ thể mà mình thích”, Linh nói.
Tham gia cuộc thi, Linh chia sẻ là đã có thời gian chuẩn bị gần 2 tháng cùng với một bạn nam cùng trường. Linh chịu trách nhiệm phần lập trình và người bạn cùng nhóm phụ trách thiết kế phần cứng robot.
“Đây là cuộc thi đầu tiên của em nhưng em đặt mục tiêu cụ thể là phải giành được huy chương. Dù có đạt được hay không nhưng việc đặt ra những mục tiêu cụ thể như vậy sẽ giúp mình có động lực để đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn, có trách nhiệm hơn với sản phẩm robot đó”, Linh nói.
Sau hơn 4 giờ thi đấu, giải Nhất cuộc thi thuộc về nhóm Nguyễn Đặng Đăng Khoa và Phạm Đăng Khoa (THCS Lê Thành Công, huyện Nhà Bè); Giải Nhì thuộc về nhóm Phạm Huỳnh Quý An và Lê Minh Đức (THPT Nguyễn Hữu Cầu, Q.12); Giải Ba thuộc về nhóm Cao Phi và Ngô Đức Nhật Tâm (THCS Nguyễn Chí Thanh, Q.12).
Tiến Vượng
Theo giaoducthoidai
Khi nữ sinh giúp đỡ nam sinh làm... lập trình
Giúp đỡ nam sinh kiểm tra code, phụ trách luôn phần lập trình giúp robot hoạt động... là những gì mà các bạn nữ sinh làm được tại cuộc thi Olympic Robot dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn TPHCM.
Những tưởng niềm đam mê lập trình chủ yếu dành cho những bạn nam, nhưng tại cuộc thi Olympic Robot do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phối hợp cùng Eli Education tổ chức ngày 30/3 tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6), có hơn 20 bạn nữ sinh trên tổng số 164 thí sinh tham gia sân chơi này.
Mắt nhìn chăm chú vào màn hình, Phạm Nguyễn Anh Tài, học sinh lớp 8, Trường THCS Phú Mỹ (Q. Bình Thạnh, TPHCM) loay hoay với phần lập trình của mình để chuẩn bị cho phần tranh tài trên mô hình thực tế. Tài dò lại từng đoạn code vì sợ mình làm sai. Thấy được khó khăn của bạn mình, cô bạn Lê Thanh Trà My, ở gần đó nên chạy sang giúp đỡ.
Trà My (bên trái) cùng đồng đội của mình trong phần thi thực hành rô-bốt
Trà My nhìn vào màn hình và dò lại toàn bộ giúp Tài. Hỏi ra mới biết, Tài và My học chung Trường THCS Phú Mỹ và là đại diện cho 2 nhóm học sinh của trường tham gia sân chơi cấp thành phố.
"Trà My tiếp xúc với lập trình rất sớm, còn em thì mới học mới đây thôi nên còn khá non tay. Bản thân em đây là lần đầu tiên tham gia một cuộc thi nên còn lúng túng", Anh Tài chia sẻ.
Chia sẻ trong buổi thi tài robot, Trà My cho biết kể đã "bén duyên" với ngôn ngữ lập trình E - robot Coding từ hơn 1 năm trước. Ngoài thời gian học, My được sự giúp đỡ từ thầy giáo dạy tin tại trường. Chính những kiến thức được truyền dạy và quá trình nỗ lực tự học đã giúp cô bạn tích lũy được chút ít kinh nghiệm và khá tự tin khi tham gia cuộc thi này.
"Lập trình đem lại cho em sự hứng thú và em có thể làm việc quên ăn quên ngủ với nó. Em biết không có nhiều bạn nữ làm lập trình viên, tuy nhiên trên thế giới cũng có rất nhiều bạn nữ nổi tiếng và thành công trong công trong lĩnh vực này. Em sẽ nỗ lực để sau này có thể trở thành một lập trình viên", Trà My tự tin.
Còn với Hứa Gia Linh, học sinh lớp 10 Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM) mơ ước sau này sẽ sáng tạo ra những sản phẩm kính thực tế ảo. Theo Gia Linh, những kiến thức lập trình sẽ được cô sử dụng để tạo ra môi trường thực tế ảo, giúp con người trải nghiệm được những cảnh vật, hiện tượng thiên nhiên mà họ chưa bao giờ được thấy, trải nghiệm nó.
Linh chia sẻ, cô chỉ mới tiếp xúc với lập trình từ đầu năm học lớp 10, thông qua ngôn ngữ C . Với khả năng lập trình trên bo mạch Arduino, Linh có thể điều khiển những chiếc đèn Led nhấp nháy theo sở thích của mình. Đó chính là điều cuốn hút Linh bén duyên với bộ môn lập trình.
"Điều thú vị ở lập trình đó là mình có thể đưa suy nghĩ của mình vào trong một bài tập cụ thể. Nó khác xa so với giải một bài toán với nhiều cách khác nhau. Lập trình giúp em làm chủ kiến thức theo cách của mình và tạo ra một sản phẩm cụ thể mà mình thích", Linh nói.
Tham gia cuộc thi, Linh cho biết mình đã có thời gian chuẩn bị gần 2 tháng cùng với một bạn nam cùng trường. Trong đó, Linh chịu trách nhiệm phần lập trình và người bạn cùng nhóm phụ trách thiết kế phần cứng robot.
Gia Linh tại hội thi
"Đây là cuộc thi đầu tiên của em nhưng em đặt mục tiêu cụ thể là phải giành được huy chương. Dù có đạt được hay không nhưng việc đặt ra những mục tiêu cụ thể như vậy sẽ giúp mình có động lực để đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn, có trách nhiệm hơn với sản phẩm robot đó", Linh chia sẻ.
Các nữ sinh cũng hào hứng, năng nổ thi tài điều khiển rô-bốt không kém cạnh các bạn nam đồng trang lứa
Học sinh các trường trên địa bàn TPHCM thi tài lập trình, trình diễn rô-bốt
NGÔ TÙNG - THẾ AN
Theo Tiền phong
Hơn 100 học sinh khu vực phía Nam tranh tài Giờ lập trình 2018 Tại TP.HCM, Microsoft Vietnam, Quỹ Dariu vừa tổ chức lễ tổng kết Giờ lập trình 2018 và chung kết cuộc thi Hackathon dành cho học sinh THCS các tỉnh, thành phía Nam. Các học sinh tranh tài trong vòng chung kết Giờ lập trình 2018. Giờ lập trình (Hour of Code) do Minecraft và Microsoft hợp tác với tổ chức phi chính phủ...