16 tuổi, nữ sinh trường chuyên Hà Nội là tác giả 3 cuốn sách tâm lý
Nữ sinh 16 tuổi Đào Thiên An (lớp 10 trường PTCS Chuyên Ngữ Hà Nội) gây ấn tượng với ‘gia tài’ là những cuốn sách viết riêng cho tuổi mới lớn.
Từ những trang nhật kí lên sách…
Bắt đầu viết từ hồi lớp 6, lúc đó viết với Thiên An chỉ là những dòng nhật ký, suy nghĩ của bản thân hàng ngày. Khi đặt bút viết, cô bạn chẳng bao giờ nghĩ một ngày nào đó mình sẽ xuất bản trang nhật ký ấy thành sách. Và đến một ngày, với động lực từ mẹ, cô nữ sinh mới thật sự tự tin theo đuổi con đường viết sách dành cho teen. Các đề tài lấy nội dung chính từ những câu chuyện trong cuộc sống để làm nút thoắt, gỡ rối tâm tư trong giai đoạn khủng hoảng.
‘Mẹ đã khơi mạch nguồn cảm hứng trong mình. Và khi hoàn thành kỳ thi chuyển cấp, mình đã bắt tay viết lại nhật ký thành sách. Mình mất khá nhiều thời gian để viết lại, vì khi viết nhật ký thì mình viết cho mình đọc, nhưng khi chuyển thành sách thì người đọc ở đây là độc giả’, Thiên An chia sẻ.
Khi được hỏi về ‘mối duyên’ kết nối Thiên Anh với viết lách, nữ sinh 16 tuổi kể: ‘Hồi nhỏ, mình thường được bà ngoại đọc truyện cho nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Mình vui và thấy lạ lắm! Mình đọc đi được lại cuốn truyện tranh ‘Ba chú lợn con’. Dù truyện đó đã được bà và bố đọc rất nhiều lần rồi nhưng khi tự đọc, mình cảm giác ‘ngấm’ vào sâu hơn’.
Nữ sinh bên cạnh mẹ
Người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho Thiên An là tác giả Nguyễn Nhật Ánh, những câu chuyện tuổi học trò trong trẻo trong các tác phẩm của nhà văn này đã tạo nên một Thiên An hiện tại. Cô nữ sinh không giấu giếm mà thừa nhận mình đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ ‘thần tượng’ Nguyễn Nhật Ánh.
‘Điều quan trọng nữa là bạn phải có đam mê, sự nghiêm túc, trách nhiệm với những gì mình đang làm, cố gắng’ – Thiên Anh chia sẻ thêm.
16 tuổi là tác giả 3 cuốn sách tâm lý
Video đang HOT
Mẹ của Thiên An, cô Tiếng Việt kể rằng, khi Thiên An trở thành cô gái tuổi teen, cô phải đối diện với vô vàn những vấn đề mà trước đây khi con còn bé, cô không thể hình dung được.
Nữ sinh cũng phải đối mặt với những cú sốc, biến chuyển tâm lý. Thời gian đầu, cô bạn cũng cảm thấy hồi hộp, lo lắng, bối rối vì không biết chia sẻ với ai. Có những hôm không muốn về nhà, nổi cáu với tất cả, thậm chí muốn tự cô độc gạt bỏ những lời góp ý, quan tâm từ gia đình, bạn bè.
16 tuổi, nữ sinh gây ấn tượng khi sở hữu 3 cuốn sách
‘Lúc đó mình nghĩ thật khó khăn để trò chuyện với mẹ và nói rằng con đang lớn, muốn tự làm mọi việc’, Thiên An nói.
Thiên An vượt qua thời kỳ khủng hoảng dậy thì ấy bằng cách mở lòng mình với người khác hoặc trên trang nhật ký. Cô bạn không ngần ngại viết ra những tiếng lòng chân thành. Thành công lớn nhất đến thời điểm hiện tại theo Thiên An là việc trở thành tác giả của 3 cuốn sách tâm lý dành cho teen. Có thể sẽ vẫn còn một chút lủng củng nhưng theo nữ sinh, điều hấp dẫn người đọc là khi họ biết ‘tác giả là một người như mình’.
‘Mình nghĩ lứa tuổi ‘ ô mai’ giống như là ‘những cơn mưa bóng mây’ vậy, vừa thoáng mưa đã tạnh ngay. Vì vậy hãy cứ xem những ‘cơn mưa bóng mây’ đó là những kỷ niệm đẹp của tuổi teen. Các bạn không nên quá bận tâm và lo lắng. Những vấn đề đó đến rồi sẽ qua đi thật nhanh thôi. Chúng ta hãy đón nhận nó bằng một thái độ tích cực, tỉnh táo.
Bởi vì tuổi teen vốn là như thế, và những thay đổi, những vấn đề tâm sinh lý sẽ luôn diễn ra như thế, không thể khác được. Các bậc cha mẹ ơi, hãy biết làm bạn với con! Hãy biết đặt niềm tin vào con cái. Có như vậy mới hiểu con và hiểu được những thay đổi của con’, Thiên An gửi gắm.
Theo baodatviet
Giáo dục tuổi mới lớn: Phải có "chiêu" và đúng cách
Tình trạng bạo lực học đường trong thời gian qua không chỉ cảnh báo về cấp độ gia tăng mà còn về tính chất nguy hại.
GD nhân cách HS đòi hỏi có sự kết hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Ảnh: Thanh Long
Từ sự biến động không ngừng của môi trường học đường, của tâm sinh lý lứa tuổi teen buộc những người thầy, những người cha, người mẹ không thể thiếu quan tâm và cần có sự hiểu biết nhất định để tìm ra phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp.
Tuổi teen - Cha mẹ, thầy cô đã hiểu hết?
TS Nguyễn Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội chỉ ra: Đây là lứa tuổi phát triển nhanh về sinh lí, cơ thể, dậy thì sớm, tuổi trăng tròn, có sức hấp dẫn cao với bạn khác giới.
Đến lớp 8, 9 HS nữ đã không còn là trẻ con mà trở thành một cô gái. Và như vậy tất nhiên tâm lý cũng sẽ thay đổi theo.
Tuổi 13 các em đã bắt đầu để ý đến bạn khác giới, chơi với bạn khác giới không còn tự nhiên, hồn nhiên. Nhiều em đã để ý thích bạn trai hoặc bạn gái. Các em HS nữ để ý các "anh" lớp trên hoặc các "anh" lớn tuổi hơn.
Thực tế cũng cho thấy, tuổi teen mạnh dạn hơn, dám nói thẳng, làm sao nói vậy, nghĩ thế nào làm thế đó, không đắn đo cân nhắc, do dự như thế hệ trước.
Như vậy nên có nhiều điều tốt song dễ mắc sai lầm, dễ gây rắc rối, nguy hiểm. Tuổi teen thích thể hiện, nếu có cơ hội sẽ bộc lộ hết khả năng. Nếu được cổ vũ sẽ cố gắng hết sức mình.
Tuy nhiên do nặng về cảm tính nên dễ phí sức, dễ mất tập trung cho học tập hoặc cho những yêu cầu quan trọng hơn mà nhà trường, gia đình quy định cho họ.
Nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực học đường ở lứa tuổi teen phần lớn xuất phát và liên quan đến tình cảm "yêu đương". HS nữ và nam vì ghen tuông đã kéo bè phái đánh lại bạn được cho là "cướp" hoặc có ý đồ với bạn của mình. Cùng đó, bởi tính "anh hùng", "ngông nghênh" của một vài HS cậy mình có quan hệvới số thanh niên hư mà gây sự, bắt nạt bạn bè, bắt nạt HS lớp dưới.
Bạo lực học đường cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ mải làm ăn, thiếu quan tâm cụ thể và sâu sắc, thiếu chú ý đến quan hệ bạn bè con cái, không lắng nghe con nói và tâm sự, thổ lộ, băn khoăn.
Thậm chí, cũng có thể tại thầy cô giáo đôi khi đơn giản, chưa hiểu biết tâm lý trẻ, không có đường lối rõ ràng, lâu dài, giải quyết nửa vời. Kỷ luật của nhà trường chưa đủ nghiêm khắc để HS sợ nên nhờn và tái phạm...
Thậm chí, bạo lực học đường sẽ diễn ra chỉ bởi một cái nhìn đểu, sĩ diện, chửi nhau trên mạng, khích bác, kéo bè kéo cánh, bị bạn xấu khích bác, xúi bẩy, trả thù cho những lần va chạm trước...
Lứa tuổi teen có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Ảnh minh họa
Đổi mới nhận thức và phương pháp giáo dục
Giáo dục HS nói chung, đặc biệt HS ở lứa tuổi teen là cả một nghệ thuật đòi hỏi các thầy cô giáo, cha mẹ dành thời gian nghiên cứu, hiểu biết tìm ra phương pháp phù hợp. Mặt khác, để giáo dục hiệu quả đòi hỏi có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu chỉ riêng thầy cô, nhà trường hay gia đình thì giáo dục không thể toàn diện.
Nhận thức đúng đắn về tuổi teen trong thực tế của xã hội để từ đó đổi mới phương pháp giáo dục... đó là đòi hỏi bắt buộc đối với các nhà trường, thầy cô giáo. Cần thay đổi cách nhìn nhận mục tiêu giáo dục, cách thể hiện của HS, để hiểu và không "bức xúc" một cách không cần thiết, để bình tĩnh tìm ra cách giáo dục HS, để đánh giá HS một cách công bằng hơn, thông minh hơn và đặc biệt để ngăn chặn tốt hơn những vụ bạo lực học đường ngày một diễn biến phức tạp.
TS Nguyễn Văn Hòa chia sẻ kinh nghiệm: Có trường hợp trẻ thuộc diện bất trị, cô giáo đừng nên nguyên tắc, cứng nhắc với trò. Cô phải có bài khác, bài lờ, bài tránh như không biết, biết mà không xử lí. Có HS lớp 8 chửi cô giáo trên điện thoại bằng tin nhắn. Cô bức xúc và tiến hành xử lý kiểu: Mời cha mẹ, bắt làm bản kiểm điểm, bắt nhận lỗi. Như vậy HS có thể nhận lỗi trước mặt cô. Nhưng sau lưng chúng có thể thù cô giáo hơn. Để xử lý vấn đề trọn vẹn, GV cần tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp thay vì xử lý theo hướng truyền thống, và không đạt hiệu quả.
Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh - Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) cũng khẳng định, nếu thầy cô, cha mẹ thiếu hiểu biết về quá trình phát triển của lứa tuổi teen sẽ vô cùng khó khăn để tiếp xúc và tìm hiểu. Người lớn có thể truyền đạt thông tin đến con với danh nghĩa là thầy cô, cha mẹ nên thường có sự áp đặt, chỉ đạo. Điều đó tác động tới tâm lý và có thể khiến trẻ không nghe lời, lầm lỳ, bỏ đi không nói chuyện, chống đối lại bố mẹ, chiến tranh lạnh, làm điều ngược lại...
Với giáo dục tuổi teen, thầy cô, cha mẹ cần điều chỉnh hai điều. Trước hết về ngôn ngữ cần tập trung vào điều mình mong muốn và sử dụng những ngôn ngữ tích cực. Tiếp đó nên thay đổi về hành vi. Đối với lứa tuổi teen, khi chỉ dạy nên dùng từ hình ảnh hơn lý thuyết. Trẻ không thích nghe nhiều, cần chọn lọc ngôn từ mang đậm tính hình ảnh và ngắn gọn. Mong muốn điều gì ở trẻ thì nói thẳng vào vấn đề đó. Trẻ sẽ hiểu ra thông điệp từ những ngôn từ trực tiếp.
Tuy nhiên, TS Vũ Việt Anh cho rằng : Nếu "ngọt" mà chưa đạt hiệu quả thì cần kết hợp thêm biện pháp "rắn" hơn. Thế nhưng không phải là dùng bạo lực mà là vấn đề đặt ra những nguyên tắc, quy định. Không có kỷ luật cũng khiến trẻ tự do bừa bãi. Đặc biệt, trong giáo dục trẻ tuổi teen không hẳn lúc nào cũng áp dụng lời nói động viên khuyến khích mà cần có những quy định.
Đức Hạnh
Theo GDTĐ
Nam sinh Mỹ dành dụm tiền hai năm mua xe lăn tặng bạn Tanner chăm chỉ làm thêm và âm thầm tiết kiệm vì không muốn bạn phải vất vả dùng xe lăn đẩy bằng tay như trước. Hai nam sinh trường trung học Caddo Hills High School ở Norman, bang Arkansas, Mỹ đang trở thành nguồn cảm hứng cho cả thế giới về sức mạnh của tình bạn, theo CNN. Hành động ấm áp và...