16 kỹ năng giúp lính Mỹ thoát khỏi chiến tuyến kẻ thù
Các binh sĩ Mỹ được huấn luyện những kỹ năng sinh tồn cơ bản trong trường hợp rơi vào bên chiến tuyến của kẻ thù.
Bước đầu tiên đối với binh sĩ rơi vào sau chiến tuyến của kẻ thù là thoát ra khỏi hiện trường. Nếu họ rơi xuống nước, dù hay phương tiên khác có thể khiến họ bị chết đuối.
Sau khi thoát ra khỏi hiện trường, các binh sĩ phải tìm nơi ẩn nấp hay phá hủy thiết bị mà họ không thể mang theo.
Người sống sót cần tiếp tục di chuyển xa địa điểm kẻ thù có thể tìm thấy họ.
Trong khi di chuyển, các binh sĩ ngụy trang họ bằng bùn, cỏ và vật liệu khác để tránh bị kẻ thù phát hiện.
Nếu không thể dễ dàng di chuyển khỏi hiện trường, các binh sĩ phải tìm ra một tuyến đường tới nơi an toàn và tránh khu vực hoạt động của kẻ thù.
Video đang HOT
Những người bị cô lập sẽ sử dụng trang bị thiết bị liên lạc và phát tín hiệu nhờ trợ giúp. Họ cố gắng liên lạc với lực lượng đồng minh trong thời gian nhất định.
Sau khi cố gắng thiết lập liên lạc, các binh sĩ sẽ tiếp tục thay đổi địa điểm trú ẩn để giảm nguy cơ bị kẻ thù phát hiện.
Binh sĩ được huấn luyện vượt qua các vấn đề của thiết bị. Các lính dù Mỹ luyện lập sử dụng “cành cây và bóng” để xác định phương hướng.
Trong quá trình thoát khỏi lãnh địa của kẻ thù, người sống sót cần nước để duy trì sự sống. Họ phải xem xét nguồn nước cẩn thận và xử lý nước bằng thuốc chuyên dụng, bộ lọc hay phơi nắng trước khi uống.
Để giữ ấm hay nấu ăn, cách tốt nhất là đốt lửa. Trong khi một số loại cá và thực vật có thể ăn sống, lửa rất cần thiết để nấu chín phần lớn các loại thịt và côn trùng.
Khi đống lửa lớn có thể giúp giữ ấm và cung cấp ánh sáng, người sống sót cần phải cẩn thận vì đống lửa có thể giúp kẻ thù phát hiện ra họ.
Vì việc đi săn rất nguy hiểm nên binh sĩ được khuyên lựa chọn cỏ và côn trùng làm thức ăn. Bức ảnh này cho thấy một lính dù Mỹ đang luyện tập ăn châu chấu.
Binh sĩ được huấn luyện cách thoát thân ngay cả khi không có vũ khí khi rơi vào tay kẻ thù.
Khi phát hiện lực lượng cứu hộ trong khu vực, người sống sót báo hiệu cho họ. Pháo khói rất hiệu quả, nhưng các binh sĩ Mỹ thường dùng cây khô và cây bụi để báo hiệu.
Vào ban đêm, pháo sáng thường được binh sĩ sử dụng để báo hiệu cho lực lượng cứu hộ.
Tại địa điểm đón, đội cứu hộ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống. Họ có thể lặn dưới nước, nhảy dù xuống rừng hay chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ đồng đội bị thương.
Theo Danviet
MiG-31 đánh chặn thành công cuộc tấn công của kẻ thù
Những chiếc máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga đã đẩy lùi thành công một cuộc tấn công giả định của kẻ thù ở bán đảo Kamchatka Peninsula.
Ảnh minh họa
Phi đội chiến đấu cơ MiG-31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã nhận được báo động từ sân bay Yelizovo ở bán đảo Kamchatka và đã cất cánh đi đánh chặn một cuộc tấn công giả định của kẻ thù. Đây là một phần của một cuộc tập trận chiến thuật, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (23/6) cho biết.
"Những chiếc MiG-31 đã được điều động trong thời gian ngắn nhất đến khu vực được cho là bị máy bay của kẻ thù xâm phạm" và đã đánh chặn thành công cuộc tấn công của kẻ thù, phát ngôn viên Quân khu Phía Đông của Nga - ông Igor Maiborodov cho biết.
Mikoyan MiG-31 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển cho Không lực Nga. MiG-31 được mệnh danh là huyền thoại đánh chặn của Không lực Nga.
Đây là một mẫu máy bay đánh chặn cao cấp do Phòng thiết kế Mikoyan thiết kết và chế tạo. Nó được triển khai và phát huy hiệu quả mạnh mẽ trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã. Máy bay tiêm kích chiến lược MiG-31 là một hệ thống vũ khí đường không được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ và tấn công chiến lược thuộc lực lượng tiêm kích phòng không Liên Xô và Nga. Nó được thiết kế và triển khai nhằm đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược, và các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mỹ.
Loại tiêm kích này được trang bị nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử, dữ liệu kỹ thuật số, ra-đa đa năng với hệ thống kiểm soát vũ khí cực mạnh.
MiG-31 có thể tự tìm kiếm và hạ gục các mục tiêu trên không mà không cần đài chỉ huy từ mặt đất. Loại ra-đa mới cho phép nó có thể phát hiện mục tiêu máy bay chiến lược từ cách xa 500 km và 200 km đối với các máy bay tiêm kích, hay tên lửa có cánh, kể cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
MiG-31 được sản xuất từ năm 1979 đến 1992 với số lượng hơn 500 chiếc. Hiện nó vẫn là con át chủ bài của Không lực Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
.Theo_Xã hội thông tin
Huyền thoại đánh chặn của Nga khoe uy lực Những chiếc máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga đã đẩy lùi thành công một cuộc tấn công giả định của kẻ thù ở bán đảo Kamchatka Peninsula. Ảnh minh họa Phi đội chiến đấu cơ MiG-31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã nhận được báo động từ sân bay Yelizovo ở bán đảo Kamchatka và đã cất...