15.000 công ty lữ hành Thái Lan nguy cơ sụp đổ nếu không được hỗ trợ
Chủ tịch Atta cho biết ít nhất 11 khu vực bị tác động vẫn không thể tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Du khách thăm quan bên ngoài Hoàng cung Thái Lan ở Bangkok ngày 8/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các công ty lữ hành Thái Lan đang hối thúc Chính phủ hỗ trợ để giúp 15.000 nhà điều hành du lịch có nguy cơ sụp đổ do dòng tiền mặt đổ vào ngành du lịch đình trệ.
Chủ tịch Hiệp hội các công ty lữ hành Thái Lan (Atta) Vichit Prakobgosol cho biết ít nhất 11 khu vực bị tác động vẫn không thể tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo ông Vichit, những người đó cũng cần hỗ trợ tài chính từ Quỹ bảo hiểm xã hội (SSF), trong khi các nhân viên khách sạn được tự động nhận bồi thường từ SSF khi các tỉnh ra lệnh tạm thời đóng cửa khách sạn để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Ước tính, 15.000 công ty lữ hành này có hơn 300.000 lao động. Ngoài ra, những khu vực khác cần được hỗ trợ là vận tải (đường bộ, đường biển và đường không), nhà hàng, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, giải trí, MICE (hội nghị, sáng tạo, hội thảo, triển lãm), cũng như quan hệ du lịch nội địa và quốc tế.
Truyền thông sở tại dẫn lời ông Vichit nói rằng SSF nên hỗ trợ những lao động trong ngành du lịch bằng cách trả lại cho họ 62% lương khi các công ty phải ngừng kinh doanh mà không có lệnh chính thức.
Video đang HOT
Hiện nay, các hướng dẫn viên du lịch đã nhận được hỗ trợ tài chính 5.000 baht (153 USD) mỗi tháng để giảm nhẹ sức ép tài chính. Bộ Du lịch và Thể thao đã đảm bảo với các nhân viên khách sạn rằng họ sẽ được áp dụng tương tự, thậm chí ngay cả khi các khách sạn tự đóng cửa. Theo ông Vichit, nhưng khu vực khác của ngành du lịch vẫn cần hỗ trợ tài chính để giúp họ tồn tại.
Khảo sát của Atta cho thấy các công ty lữ hành chỉ có đủ khả năng tồn tại trong vòng hai tháng và một số sẽ sụp đổ nếu họ phải chịu các chi phí lao động mà không có hỗ trợ từ các nguồn khác.
Du lịch là động lực tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này trong những năm gần đây. Năm 2019, Thái Lan đón gần 40 triệu lượt du khách nước ngoài, mức cao nhất từ trước tới nay. Trước khi bùng phát dịch COVID-19, Thái Lan hy vọng doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp ít nhất 20% GDP của nước này trong năm 2020.
Tuy nhiên, du lịch là ngành đầu tiên ở Thái Lan phải hứng chịu tác động của dịch COVID-19 ngay từ cuối tháng 1/2020. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vào tháng 3/2020 khi Chính phủ Thái Lan áp đặt các hạn chế về đi lại nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19.
Số liệu vừa được Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan công bố cho thấy doanh thu từ du lịch của nước này đã giảm gần 40% trong quý 1/2020 xuống còn 335 tỷ baht (hơn 10 tỷ USD), thấp hơn 222 tỷ baht so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê cho thấy lượng du khách nước ngoài tới Thái Lan trong quý 1/2020 là 6,7 triệu lượt, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm sâu về lượng du khách nước ngoài tới Thái Lan trong tháng 3/2020 cho thấy tình hình càng khó khăn trong quý 2/2020, khi nhiều hãng hàng không ngừng bay và các khách sạn đóng cửa.
Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Phiphat Ratchakitprakarn nhận định sự sụt giảm của ngành công nghiệp không khói vẫn chưa xuống đáy và lượng du khách và doanh thu sẽ ngày càng ít đi trong quý 2/2020 vì tất cả các hoạt động liên quan đến du lịch đã ngừng và sẽ không thể nối lại cho đến khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Ông Phiphat cho biết ông sẽ đề xuất Chính phủ Thái Lan sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội để hỗ trợ 62% tiền lương cho người lao động trong ngành du lịch khi doanh nghiệp của họ bị đóng cửa mà không có lệnh chính thức từ nhà nước.
Tính đến ngày 10/4, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 2.473 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 trên 68/76 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có 33 trường hợp tử vong. Thủ đô Bangkok là địa phương có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất Thái Lan, với 1.262 ca./.
Ngọc Quang
Vua Thái sa thải thêm loạt quan chức vì 'hành vi cực kỳ xấu xa', 'ngoại tình'
Hai thông báo phát đi từ cung điện hoàng gia Thái Lan cho biết Quốc vương nước này vừa sa thải thêm 4 quan chức.
Trong thông báo phát đi hôm 29/10, 2 quan chức hoàng cung, được xác định là cận vệ phòng ngủ bị sa thải vì "hành vi sai trái cực kỳ xấu xa" và "ngoại tình", vi phạm quy tắc ứng xử của cận thần.
Trong thông báo còn lại, 2 sỹ quan quân đội bị sa thải vì "lơ là" trong nhiệm vụ bảo vệ hoàng cung và "cư xử không đúng mực với cấp bậc, quân hàm của họ".
Cả 4 người đều bị tước bỏ mọi tước vị.
Quốc vương Maha Vajiralongkorn vừa sa thải thêm một loạt quan chứci. (Ảnh: Reuters)
Động thái này diễn ra chưa đầy một tuần sau đợt sa thải 6 quan chức hoàng cung với cáo buộc có hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, làm tổn hại cho hoàng gia nên bị sa thải và tước bỏ mọi danh hiệu, cấp bậc hoàng gia.
Trong số này có 1 phụ nữ, 1 quan chức cảnh sát cấp cao, 2 vệ sĩ hoàng gia.
Tuần trước, Quốc vương Maha Vajiralongkorn tước mọi tước hiệu, quân hàm, huân chương của Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi vì bất trung với Nhà vua và có hành động chống lại việc sắc phong Hoàng hậu vì tham vọng của chính mình.
Vài ngày sau đó, Hoàng cung Thái Lan thông báo sa thải một cận vệ hoàng gia cấp cao nhưng không nêu rõ lý do.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Giới siêu giàu hứng "búa rìu" sau khi phơi bày cảnh cách li trên du thuyền xa hoa Tỷ phú David Geffen đã hứng chịu nhiều chỉ trích sau khi đăng tải những bức ảnh trên Instagram về không gian cách li trên du thuyền sang trọng Những bức ảnh về nơi tự cách li xa xỉ của David Geffen cho thấy một sự tách biệt với nhiều nơi còn lại của thế giới. Trong bài đăng trên Instagram, tỷ phú...