1,5 tỷ đồng lát đá 55 mét lòng đường phố cổ Hà Nội
Lãnh đạo Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho hay, chi phí lát đá lòng đường đoạn phố Tạ Hiện là 1,5 tỷ đồng. Việc người dân đi qua bị ngã không phải do đá trơn trượt mà vì dầu mỡ các hàng ăn xả ra.
Chiều 17/8, ông Phạm Tuấn Long, Phó Ban quản lý phố cổ cho hay, 11 tuyến phố được đề xuất lát đá lòng đường có tổng chiều dài khoảng 2,2 km. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất và kinh phí lát phụ thuộc vào phương án thiết kế nên hiện chưa khái toán số tiền phải bỏ ra nếu thực hiện.
Theo Ban quản lý phố cổ, chi phí lát đá lòng đường, hàm ếch thoát nước cho 55 mét phố Tạ Hiện là 1,5 tỷ đồng (thời điểm năm 2010). Đá lát lòng đường Tạ Hiện là loại tự nhiên, kích thước 10×10x10 cm. Và việc chọn kích thước đá như trên để phù hợp với việc thoát nước cũng như sửa chữa nếu có hư hỏng xảy ra.
Lãnh đạo ban quản lý phố cổ Hà Nội cho rằng, việc người đi đường bị ngã khi trời mưa trên phố Tạ Hiện không do đá trơn trượt mà do dầu mỡ từ các hàng ăn. Ảnh: Giang Huy.
Trả lời câu hỏi việc người dân sống trên đoạn phố đã lát đá lòng đường phản ánh khi mưa thường xảy ra tai nạn có phải do đá khi ướt trơn trượt, ông Phạm Tuấn Long phủ nhận và lý giải: “Đá lát ở Tạ Hiện là đá nhám. Đặc điểm của tuyến phố này có tỷ lệ kinh doanh hàng ăn chiếm đa số nên dầu mỡ bám đá gây trơn trượt. Chúng tôi biết và đã kết hợp với chính quyền phường tuyên truyền nhắc nhở người dân”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Long, đơn vị đã đánh giá hoạt động giao thông tại 11 tuyến phố đề xuất lát đá lòng đường. Phố Tạ Hiện sau khi lát đá một đoạn đã cấm ô tô lưu thông, chỉ cho xe máy hoạt động và phần lớn thời gian chỉ có người đi bộ. Nếu các tuyến phố được đề xuất hoàn thành, phương án hạn chế phương tiện giao thông cũng có thể được tính đến.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của đề xuất. Nếu các Sở, ngành thành phố ủng hộ, thành phố thống nhất chủ trương, quận sẽ tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học và nhân dân trước khi thực hiện lát đá 11 tuyến phố cổ”, Phó ban quản lý phố cổ khẳng định.
Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cho rằng: “Thời điểm lát đá lòng đường hiện nay chưa đúng vì có nhiều ưu tiên phải làm trước”. Hiện trong khu vực phố cổ còn nhiều nội dung cần ưu tiên đầu tư, cải tạo như phố Mã Mây, hay quy hoạch xây dựng biển quảng cáo, mái che mái vẩy… và cũng cần cân nhắc lại kích thước đá lát như ở Tạ Hiện
“Bảo tồn phố cổ Hà Nội như chùa Một Cột hay Quốc Tử Giám là điều không tưởng. Phải nhìn thực tế, không huyễn hoặc viển vong. Hà Nội có nhiều chủ trương áp đặt từ trên trời rơi xuống”, kiến trúc sư nêu quan điểm.
Theo đề xuất của quận Hoàn Kiếm, những tuyến phố sẽ được lát đá mặt đường gồm: Tạ Hiện (đoạn còn lại từ ngã tư Hàng Bạc đến ngã tư Lương Ngọc Quyến và từ ngã ba ngõ Đào Duy Từ đến ngã ba Hàng Buồm); Hàng Đào; Hàng Ngang; Hàng Đường; Đồng Xuân; Hàng Giấy; Hàng Buồm; Mã Mây; Lương Ngọc Quyến; Hàng Giầy; Đào Duy Từ. Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách quận, thời gian từ 2015 đến 2016.
Võ Hải
Theo VNE
Vẫn nghiên cứu thực hiện lát đá phố cổ ở Hà Nội
Ông Tuấn Long, Trưởng ban Quản lý di tích phố cổ Hà Nội cho biết vẫn tiếp tục nghiên cứu thực hiện lát đá phố cổ.
Hiện chưa rõ kinh phí dành cho việc lát đá ở phố cổ bao nhiêu - Ảnh: Ngọc Thắng
Tại buổi thông tin về các dự án tại khu phố cổ Hà Nội, việc lát đá 11 tuyến phố trở thành vấn đề được các báo chất vấn nhiều nhất. Theo ông Tuấn Long, Trưởng ban Quản lý di tích phố cổ Hà Nội, thành phố vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện.
Ông Long cho biết, lát đá có mục đích thúc đẩy khai thác tối đa cảnh quan kiến trúc ở phố cổ Hà Nội. 11 tuyến phố này có thể được chia làm hai nhóm. Một, gồm 5 phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy sẽ trở thành tuyến phố thương mại. Nhóm còn lại Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Hàng Giầy, Đào Duy Từ sẽ là khu phố ẩm thực đi bộ.
Ông Long cho biết, chất liệu đá tự nhiên sẽ dùng lát phố cổ là do chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn. Trước đây, những đoạn đường này đều lát bằng các sản phẩm khoa học công nghệ.
Trước câu hỏi của phóng viên Thanh Niên Online, ông Long không đưa ra được con số cụ thể về kinh phí dự kiến cho đề án lát đá này. "Chúng tôi còn phải căn cứ vào thiết kế mới có thể tính toán ra tổng mức đầu tư", ông Long trả lời.
Dù chưa có con số tính toán cụ thể, nhưng trong đề nghị xin ý kiến về việc lát đá phố cổ trước đó, quận Hoàn Kiếm đã đề nghị nguồn tài chính lấy từ ngân sách quận.
Ông Long cũng cho biết, vào thời điểm 2011, đề án cải tạo lát đá phố Tạ Hiện với chiều dài 55 m tiêu tốn 1,5 tỉ đồng.
Giáo sư - kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cho rằng, phố cổ còn có nhiều việc phải làm hơn việc lát đá, chẳng hạn các dự án trùng tu để giải tỏa những "ổ người" trong các di tích. "Các dự án ở phố cổ phải bắt nguồn từ lợi ích của người dân mà đặt ra kế hoạch", ông Kính nói.
Trinh Nguyễn
Theo Thanhnien
"Đặc sản" vỉa hè phố cổ Dãy phố cổ cũ kĩ chật chội đã từ lâu không còn là nơi lí tưởng để sinh sống, nhưng lại là thiên đường cho các dịch vụ, hàng quán phục vụ nhu cầu ăn chơi ở Hà Nội. Vỉa hè được tận dụng hết công suất để bán hàng. Quán giải khát, hàng cơm, quán nhậu... ùa hết ra vỉa hè tận...